Đối với ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay tại VPBank chi nhánh Sài Gòn (Trang 71 - 74)

• Tăng cường cơng tác thanh tra, kiểm tra các ngân hàng thương mại, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những sai phạm khơng để sự việc xảy ra rồi mới tiến hành thanh tra xử lý. Khi phát hiện ngân hàng thương

mại vi phạm phải cĩ biện pháp mạnh để xử lý thì mới mong các ngân hàng làm theo đúng quy định. Các hình thức xử phạt hiện tại vẫn chưa đủ mạnh để các ngân hàng phải sợ.

• Đào tạo cán bộ thanh tra chuyên nghiệp, cập nhật thơng tin thường xuyên cho cán bộ thanh tra để dễ dàng tiếp cận cơng nghệ mới. Trình độ cơng nghệ của các ngân hàng ngày càng hiện đại và tinh vi hơn khơng thể dùng các biện pháp thủ cơng đơn giản mà cĩ thể phát hiện những vi phạm được.

• Cần xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng thống nhất cho các ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế. Mỗi ngân hàng đều tự xây dựng cho mình một hệ thống xếp hạng tín dụng riêng cho mình, cĩ nhiều ngân hàng nên sẽ cĩ sự khác nhau về mơ hình xếp loại, cĩ thể khách hàng này được ngân hàng A đánh giá là cĩ rủi ro nhưng ngân hàng B lại đánh giá khơng cĩ rủi ro như vậy ngân hàng nào đánh giá đúng. Nếu đánh giá sai chẳng những sẽ rủi ro cho ngân hàng mà cịn ảnh hưởng đến cả hệ thống. Do đĩ cần thiết phải cĩ một hệ thống xếp hạn tín dụng thống nhất cho tất cả các các ngân hàng.

KẾT LUẬN

Cho vay là một trong những hoạt động chủ yếu của các ngân hàng thương mại, tuy nhiên hoạt động cho vay tiềm ẩn khá nhiều rủi ro. Một thực tế là lợi nhuận và rủi ro luơn tồn tại song song với nhau lợi nhuận cao thì rủi ro sẽ cao nếu ngân hàng chấp nhận rủi ro thì sẽ cĩ lợi nhuận vấn đề là ngân hàng cĩ thể chấp nhận rủi ro đến mức nào và giới hạn đĩ cịn tùy vào chính sách của mổi ngân hàng. Do đĩ việc tìm ra những giải pháp để hạn chế rủi ro là hết sức cần thiết nĩ giúp ngân hàng kiểm sốt được rủi ro từ đĩ tăng cao lợi nhuận.

Sự thành cơng của việc tổ chức quản lý rủi ro hồn tồn phụ thuộc vào nhận thức và kiến thức về rủi ro ở cấp cao nhất của cơ cấu tổ chức. Chỉ khi nào Ban điều hành và những người quản lý cao cấp thực sự tham gia vào quá trình quản lý rủi ro, nhận thức được từng giai đoạn của quá trình quản lý rủi ro đánh giá, đo lường, theo dõi... thì mơ hình tổ chức quản lý rủi ro của ngân hàng đĩ mới cĩ thể đối mặt thành cơng với các thách thức của thị trường tài chính ngân hàng.

TAØI LIỆU THAM KHẢO

• Báo cáo thường niên 2007, 2008, 2009.

• Tài liệu: Quản Trị Ngân Hàng Thương Mại (TS. Lê Thẩm Dương).

• Ta#i liệu: Thẩm Định Tín Dụng (Nguyễn Quốc Anh).

• Quản Trị Trị Chính (TS. Nguyễn Văn Thuận).

• Quyết định 493 của Ngân hàng Nhà nước.

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay tại VPBank chi nhánh Sài Gòn (Trang 71 - 74)