Nam với việc lƣu giữ tri thức văn hóa dân tộc
3.1.1. Tri thức văn hóa (tạm gọi tắt là văn hóa) thể hiện qua nhiều cách
thức, nhiều phương tiện, trong số đó, ngôn ngữ là phương tiện quan trọng nhất thể hiện tri thức văn hóa. Giữa ngôn ngữ và văn hóa có mối liên hệ chặt chẽ, không thể tách rời. Chính trong ngôn ngữ, đặc điểm của nền văn hóa dân tộc được lưu giữ lại rõ ràng nhất. Vì lẽ đó, ngôn ngữ không chỉ là hiện thân của văn hóa, một thành tố của văn hóa, mà còn là phương tiện truyền đạt văn hóa. Điều đó có nghĩa mọi nghiên cứu về văn hóa không thể không nghiên cứu về ngôn ngữ.
3.1.2. Việc tìm hiểu danh ngôn để góp phần làm rõ những đặc trưng văn
hóa dân tộc là có cơ sở khoa học, và nó cũng rất cần thiết về mặt lý luận và thực tiễn. Đó là một kho tàng văn hóa Việt ẩn trong các câu danh ngôn cần được khám phá.
So sánh là một hiện tượng phổ quát trong nhận thức cũng như trong ngôn ngữ. Nó được bộc lộ ở phương tiện ngôn ngữ đặc thù được dùng để biểu thị quan hệ so sánh trong tiếng Việt là các từ như, khác gì, là, hơn, kém… Qua phép so sánh trong danh ngôn người Việt, ta thấy đối tượng được so sánh, đối tượng dùng để so sánh phản ánh rõ nét đặc trưng văn hoá của dân tộc Việt. Cả hai yếu tố trên đều là những bộ phận có vai trò quan trọng trong việc thể hiện bản sắc văn hoá - dân tộc ở các câu danh ngôn. Có thể nói, đối tượng được so sánh và đối tượng so sánh là nơi hội tụ những đặc trưng văn hoá về địa lý, lịch sử, khí hậu, văn minh,… của từng dân tộc. Thông thường, khi lựa chọn cái để làm đối tượng được so sánh cùng với đối tượng so sánh, người nói đều chọn những sự vật, hiện tượng rất quen thuộc trong đời sống hàng ngày của
mình. Và qua hai yếu tố này, chúng ta có thể thấy được bóng dáng của cách nhìn, cách nghĩ, thấy được một phần cái dấu ấn của cảnh sắc thiên nhiên, đời sống văn hóa, vật chất tinh thần của dân tộc được phản ánh trong ngôn ngữ.
3.1.3. Kết quả tìm hiểu phép so sánh trong các câu danh ngôn Việt Nam
cho thấy một bức tranh toàn cảnh những tri thức về văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần được biểu hiện rất sống động. Đó là một thế giới hình ảnh phong phú về động vật, thực vật, cảnh vật, đồ vật, con người… gần gũi với đời sống. Đó là một thế giới tinh thần với những cảm quan về tâm linh, về tôn giáo, về tình làng nghĩa xóm của dân tộc Việt.
3.2. Một số tri thức văn hóa dân tộc đƣợc lƣu giữ qua phép so sánh trong danh ngôn việt nam