2.2.2.1. Miêu tả cấu trúc khái quát
Như đã nói ở trên, theo số liệu điều tra của chúng tôi, có 9 kiểu cấu trúc so sánh được dùng trong danh ngôn Việt Nam trong những ngữ liệu chọn làm đối tượng khảo sát. Dưới đây là từng kiểu cấu trúc so sánh với các ví dụ minh họa:
(1) Cấu trúc so sánh A + tss + B
Đây là kiểu cấu trúc so sánh gồm ba yếu tố: 1) A là đối tượng được so sánh ; 2) tss là từ so sánh và 3) B là đối tượng so sánh.
Xin dẫn một số ví dụ về kiểu cấu trúc so sánh này: Ví dụ (11):
Phú quý lòng hơn phú quý danh.
[26,71] Trong ví dụ vừa dẫn, ba yếu tố làm nên cấu trúc so sánh là: - A: đối tượng được so sánh (cái được so sánh): Phú quý lòng
- B: đối tượng so sánh (cái so sánh): phú quý danh
Tương tự, ví dụ (12):
Người không học như ngọc không mài
[8, 964]
Trong ví dụ (12), yếu tố đầu của cấu trúc so sánh - A, đối tượng được so sánh (cái được so sánh) là Người không học ; yếu tố thứ hai - tss (từ so sánh): như và yếu tố thứ ba - B, đối tượng so sánh (cái so sánh) là ngọc không mài.
Một ví dụ khác: Ví dụ (13):
Ăn cơm không rau như nhà giàu chết không kèn trống.
[8, 879]
Tương tự như ví dụ (12), trong ví dụ (13) có các yếu tố tạo nên cấu trúc theo thứ tự: A- đối tượng được đem ra so sánh (cái được so sánh) là ăn cơm
không rau; tss- từ so sánh là như và B, đối tượng so sánh (cái so sánh) là nhà
giàu chết không kèn trống.
Ví dụ (14) dưới đây cũng có cấu trúc như các ví dụ vừa phân tích: Ví dụ (14):
Một miếng khi đói bằng một gói khi no.
[8,960] Trong ví dụ này, các thành tố cấu tạo nên phép so sánh là:
- A, đối tượng được so sánh (cái được so sánh): Một miếng khi đói
- tss, từ so sánh: bằng
- B, đối tượng so sánh (cái so sánh): một gói khi no
Như đã nói ở trên, trong tư liệu điều tra của chúng tôi, cấu trúc A + tss + B được sử dụng tới 239 lượt, chiếm tỉ lệ xấp xỉ 59,4 %.
Cũng như các kiểu cấu trúc so sánh khác, kiểu cấu trúc so sánh này được xây dựng căn cứ vào nét giống nhau giữa hai đối tượng ở hai vế trong
cấu trúc, từ đó giúp người đọc nhận ra đặc điểm của đối tượng được miêu tả. Cách so sánh mở nói trên buộc người nghe, người đọc phải suy ngẫm và liên tưởng để chọn ra đặc tính nào là căn bản và được xem là cái tồn tại ở hai sự vật hiện tượng khác loại này. Đó cũng chính là cái mà tác giả đã lấy làm căn cứ so sánh.
(2) Cấu trúc so sánh t + tss + B
Đây là kiểu cấu trúc so sánh có cấu tạo ba yếu tố: 1) t là từ chỉ phương diện so sánh, 2) tss là từ so sánh và 3) B là đối tượng so sánh. So sánh với cấu trúc đầy đủ, kiểu so sánh này đã khuyết yếu tố A. Giống với kiểu cấu trúc so sánh thứ nhất, kiểu so sánh này cũng gồm ba yếu tố, nhưng khác ở chỗ kiểu cấu trúc so sánh này có yếu tố t ( phương diện so sánh) mà vắng yếu tố A (đối tượng được so sánh). Xin xem mô hình cấu trúc qua ví dụ (15) dưới đây:
Ví dụ (15):
Thẳng như ruột ngựa.
[8,870]
Trong ví dụ vừa dẫn, t- từ chỉ phương diện so sánh là Thẳng ; tss- từ so sánh là như và B- đối tượng so sánh là ruột ngựa. Yếu tố A đã bị khuyết. Một số ví dụ khác:
Ví dụ (16):
Phúc bằng cái đình.
[8,868]
Ở ví dụ trên, cấu trúc so sánh với các yếu tố có thể được phân tích như sau:
- t, từ chỉ phương diện so sánh: Phúc
- tss, từ so sánh: bằng
- B, đối tượng so sánh: cái đình
Ví dụ (17):
Bạc như vôi.
Trong đó: - t, từ chỉ phương diện so sánh: Bạc
- tss, từ so sánh: như
- B, đối tượng so sánh: vôi
Ví dụ (18):
Đắng như bồ hòn.
[8,932] Trong đó: - t, từ chỉ phương diện so sánh: Đắng
- tss, từ so sánh: như
- B, đối tượng so sánh: bồ hòn
Cấu trúc t + tss + B được sử dụng 98/403 lượt, chiếm tỉ lệ xấp xỉ 24,3% . Như đã nói ở trên, khác với kiểu so sánh (1), ở kiểu so sánh này, A- sự vật hiện tượng là đối tượng được so sánh bị giấu đi, thay vào đó là người nói / viết chỉ nêu lên một đặc tính (chẳng hạn là thẳng, bạc, đắng...) của đối tượng được so sánh (thuộc tính t). A là một sự vật, hiện tượng phiếm định, được ngầm hiểu có thể là lời nói, tính cách, hành động, con người... mà ta chỉ có thể xác định được chúng trong những hoàn cảnh cụ thể.
(3) Cấu trúc so sánh A + t + tss + B
Đây là kiểu cấu trúc so sánh gồm bốn yếu tố: 1) A là đối tượng được so
sánh ; 2) t là phương diện so sánh ; 3) tss là từ so sánh và 4) B là đối tượng
so sánh.
Dưới đây là một số ví dụ về kiểu cấu trúc so sánh vừa nói: Ví dụ (19):
Lời nói đúng lúc đắt hơn tiền bạc.
[8,925] Trong ví dụ này có 4 yếu tố cấu thành cấu trúc so sánh, là:
- A, đối tượng được so sánh: Lời nói đúng lúc
- tss, từ so sánh: hơn
- B, đối tượng so sánh: tiền bạc.
Tương tự, ví dụ (20):
Óc những người tuổi trẻ trong sạch như một tấm lụa trắng. Nhuộm xanh thì nó sẽ xanh. Nhuộm đỏ thì nó sẽ đỏ. Vì vậy sự học tập ở trường có ảnh hưởng rất lớn cho tương lai của thanh niên.
[36,107]
Trong ví dụ vừa dẫn, bốn yếu tố của cấu trúc so sánh có thể diễn giải như sau:
- A, đối tượng được so sánh: Óc những người tuổi trẻ
- t, phương diện so sánh: trong sạch
- tss, từ so sánh: như
- B, đối tượng so sánh: tấm lụa trắng
Một ví dụ khác, ví dụ (21):
Còn cha gót đỏ như son
Đến khi cha mất, gót mẹ gót con đen sì.
[32,106]
Trong đó, A - đối tượng được so sánh là gót ; t - phương diện so sánh là đỏ, tss - từ so sánh là như và B - đối tượng so sánh là son.
Ví dụ (22):
Dạ sâu hơn bể, bụng kín hơn buồng.
[8,925] Trong ví dụ (22), các yếu tố tạo nên cấu trúc so sánh là:
- A, đối tượng được so sánh: Dạ, bụng
- t, phương diện so sánh: sâu, kín
- tss, từ so sánh: hơn
Khác với những ví dụ trên, ở ví dụ (22) vừa dẫn có hai cấu trúc so sánh được thể hiện dưới dạng câu ghép đẳng lập, mỗi vế của câu ghép là một cấu trúc so sánh gồm 4 yếu tố.
Qua phân tích ở trên có thể thấy, ở ví dụ (20), óc những người tuổi trẻ
là cái được so sánh (A), trong sạch là cơ sở so sánh (hay phương diện so sánh) (t), từ ngữ so sánh là như (tss), (một) tấm lụa trắng là cái so sánh (B).
Óc những người tuổi trẻ là một hình ảnh trừu tượng được so sánh với
tấm lụa trắng là một sự vật cụ thể. Hai hình ảnh này trên thực tế không có
mối liên hệ sâu xa nào nhưng đã được tác giả kéo lại gần nhau bằng biện pháp so sánh, để người đọc có thể nhận thức rõ vai trò quan trọng của việc giáo dục đối với thanh niên. Ba câu sau trong lời danh ngôn: Nhuộm xanh thì nó sẽ xanh. Nhuộm đỏ thì nó sẽ đỏ. Vì vậy sự học tập ở trường có ảnh hưởng rất
lớn cho tương lai của thanh niên là các câu giải thích, giúp ta liên tưởng tới
sự tương đồng giữa hai đối tượng được nói đến trong cấu trúc so sánh: Óc và
tấm lụa.
Tương tự, ở ví dụ (21) và (22), các yếu tố tạo nên cấu trúc so sánh là:
gót (A), đỏ (t), như (tss), son (B) ; dạ / bể (A), sâu / kín (t), hơn (tss), bể /
người (B)...
Như đã nói, cấu trúc so sánh A + t + tss + B được sử dụng không nhiều. Trong ngữ liệu điều tra của chúng tôi mới chỉ thấy có 40/403 trường hợp, chiếm tỉ lệ xấp xỉ 9,9 % . Bằng kiểu so sánh này, tác giả đã nêu ra một sự vật cùng với một tính chất nhất định của nó để so sánh với một sự vật hiện tượng khác loại nhưng cũng có những nét tương đồng. Cách so sánh với cấu trúc đầy đủ này có tác dụng gợi dẫn người nghe, người đọc dễ dàng nhận ra những đặc tính nhất định của đối tượng, thường là tồn tại hiển nhiên ở sự vật hiện tượng được làm đối tượng so sánh hay đối tượng được so sánh.
(4) Cấu trúc so sánh Không gì / không đâu + t + tss + B
Đây là kiểu cấu trúc so sánh cũng được làm thành từ 4 yếu tố: 1) Không gì / không đâu ( gồm từ phủ định “không” kèm từ phiếm chỉ “gì”, “đâu”; 2) từ chỉ thuộc tính đem ra so sánh (t); 3) từ so sánh (tss) ; và 4) đối tượng so sánh (B).
Cấu trúc so sánh Không gì / không đâu + t + tss + B được sử dụng trong danh ngôn Việt Nam theo tư liệu điều tra của chúng tôi có 12/403 lượt, chiếm tỉ lệ xấp xỉ 3% .
Dưới đây là một vài ví dụ tiêu biểu về kiểu cấu trúc so sánh này: Ví dụ (23):
Không có gì quý hơn độc lập tự do.
[36,145] Trong ví dụ vừa dẫn, 4 yếu tố làm nên cấu trúc so sánh là:
- Không có gì - t: qúy - tss: hơn - B: độc lập tự do Một số ví dụ khác: Ví dụ (24):
Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân.
[36,134]
Tương tự như ở ví dụ (23), 4 yếu tố làm nên cấu trúc so sánh ở ví dụ (24) dẫn trên là:
- Không gì - t: qúy, mạnh
- tss: bằng
Phép so sánh trong ví dụ (25) dưới đây cũng có cấu trúc như hai ví dụ vừa dẫn.
Ví dụ (25):
Gia đình không có gì quý hơn con. Loài người không có gì quý bằng Tổ quốc.
[36,142]
Dễ dàng nhận thấy 4 yếu tố tạo nên cấu trúc so sánh trong ví dụ (25) là: - Không có gì
- t: qúy
- tss: hơn, bằng
- B: con, Tổ quốc
Như vậy, trong các ví dụ trên (ví dụ 23, 24, 25), không gì / không đâu
kết hợp với các cơ sở so sánh (t), từ ngữ so sánh (tss) và cái so sánh để biểu đạt mức độ so sánh tuyệt đối.
(5) Cấu trúc so sánh tss1 + A1, tss2 + A2, tss3 + A3
Cấu trúc so sánh nói trên có ba vế đẳng lập, mỗi vế được tạo bởi 2 thành tố. Nói cách khác, nếu xét về phương diện cấu tạo ngữ pháp, cấu trúc trên được hiển thị bằng một câu ghép đẳng lập gồm ba vế, mỗi vế là một cấu trúc so sánh nhỏ do hai yếu tố tạo thành. Xin dẫn ra một vài ví dụ về kiểu cấu trúc này:
Ví dụ (26):
Thứ nhất vợ dại trong nhà, thứ nhì trâu chậm, thứ ba rựa cùn.
[32,129]
Ở ví dụ (26), các yếu tố trong mỗi cấu trúc so sánh của mỗi vế là: tss1:
Thứ nhất ; A1: vợ dại ; tss2: thứ nhì ; A2: trâu chậm ; tss3: thứ ba ; A3: rựa
cùn. Người xưa thường lấy phép so sánh theo thứ tự nhất, nhị, ba để thể hiện
dại được đem ra so sánh với trâu chậm, rựa cùn, người nói nhằm khẳng định một quan điểm đánh giá. Đó cũng chính là lời "cảm thán", là nỗi niềm tâm sự của những ông chồng khi không may lấy phải vợ chậm chạp, khờ khạo.
Cấu trúc tss1 + A1, tss2 + A2, tss3 + A3 cũng được thể hiện rõ qua ví dụ (27).
Ví dụ (27):
Nhất gái hơn hai, nhì trai hơn một.
[14,34]
Các yếu tố làm nên cấu trúc so sánh ở ví dụ (27) có thể phân tích như sau: Vế thứ nhất gồm các yếu tố: 1) tss1: Nhất ; 2) A: gái hơn hai ; vế thứ hai gồm các yếu tố: 1) tss2: nhì ; 2) A2: trai hơn một.
Trong ví dụ này, cấu trúc so sánh chỉ gồm hai vế được đặt theo thứ tự so sánh nhất, nhì: Nhất gái hơn hai và nhì trai hơn một. Theo quan niệm của một số người, trong hôn nhân dựng vợ gả chồng, thì vợ hơn chồng hai tuổi là tốt nhất; kế đó là chồng hơn vợ một tuổi thì xếp thứ hai. Bởi theo cách nhìn của dân gian từ thực tế chung, con gái thường sớm khôn lớn hơn, biết lo toan hơn con trai, cho nên lấy vợ hơn tuổi sẽ mang đến nhiều điều tốt lành sung sướng. Đặc biệt là với cuộc sống ở nông thôn, cưới vợ đồng nghĩa với việc thêm người lao động , thêm nhân lực cho nên cần lấy vợ là người biết làm, biết gánh vác công việc gia đình. Đó là cách hiểu và mong muốn của nhiều người dựa trên tập tục xã hội.
Cấu trúc tss1 + A1, tss2 + A2, tss3 + A3 được sử dụng có 10/403 lượt, chiếm tỉ lệ xấp xỉ 2,5 % . Thông thường, trong cấu trúc này A1, A2, A3 được xếp theo thứ tự phân hạng đánh giá. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp thứ tự này chỉ mang tính ước lệ, nghĩa là người sáng tác chỉ quan tâm đến vần vè, hoặc thậm chí có khi còn tùy thuộc vào quan niệm dân gian.
(6) Cấu trúc so sánh tss + B + A
Cấu trúc so sánh này bao gồm 3 yếu tố, trong đó tss ( từ ngữ so sánh) được đảo lên đứng đầu, tiếp theo là B ( đối tượng so sánh) và sau cùng mới đến A (đối tượng được so sánh).
Dưới đây là ví dụ về kiểu cấu trúc so sánh này: Ví dụ (28):
Trong đó:
Khác nào quạ mượn lông công Ngoại hình xinh đẹp trong lòng xấu xa.
[43,58]
tss: Khác nào
B: quạ mượn lông công
A: Ngoại hình xinh đẹp trong lòng xấu xa
Cấu trúc so sánh tss + B + A được sử dụng chỉ có 1/403 lượt, chiếm tỉ lệ 0,2 %. Nhìn vào mô hình khái quát, có thể thấy ngay kiểu cấu trúc này có 3 yếu tố, là: 1) Từ ngữ so sánh (tss): Khác nào, 2) Đối tượng được so sánh ( A):
Ngoại hình xinh đẹp trong lòng xấu xa, và 3) Đối tượng so sánh (B): quạ
mượn lông công.
Vị trí của các yếu tố trong cấu trúc so sánh đã được thay đổi. Từ so sánh thay vào vị trí của yếu tố được so sánh, yếu tố so sánh (B) được đẩy lên đứng liền sau từ so sánh và đứng trước yếu tố được so sánh (A). Với việc đảo trật tự các yếu tố tạo nên cấu trúc so sánh như vậy, người nói muốn nhấn mạnh thái độ mỉa mai, khinh thị đối với những kẻ bề ngoài bóng bẩy mà lòng dạ bên trong thâm hiểm, xấu xa của một vài hạng người trong xã hội.
(7) Cấu trúc so sánh (A + tss1 + B + t1)+ (tss2 +B +t2)
Đây là kiểu cấu trúc so sánh bao gồm hai vế so sánh. Trong đó, vế thứ nhất có đầy đủ 4 yếu tố là A, t1, tss1, B. Song, cũng như ở kiểu cấu trúc thứ 6,
trật tự thông thường của các yếu tố tạo nên cấu trúc so sánh (A + t + tss+ B) cũng đã được thay đổi, cụ thể: Yếu tố t1 ( phương diện so sánh) thường đứng trước từ so sánh (tss1) và đối tượng so sánh (B) thì lại được chuyển xuống cuối cấu trúc. Ở vế thứ hai, đối tượng bị so sánh (A) vắng mặt, ba yếu tố còn lại là tss2, B, t2 cũng có trật tự tương tự như vế thứ nhất.
Dưới đây là ví dụ về kiểu cấu trúc này: Ví dụ (29):
Thánh nhân giống như người thường là có huyết khí, nhưng khác người thường là có chí khí.
[8,557]
Trong ví dụ (29), các yếu tố trong cấu trúc so sánh theo thứ tự là: 1)
A1: Thánh nhân , 2) tss1, tss2: giống như, khác , 3) B: người thường , 4) t1,
t2: huyết khí, chí khí. Ở lời danh ngôn này, vị trí của các yếu tố so sánh đã
được thay đổi. Trong đó phương diện so sánh t: huyết khí, chí khí được đặt ở vị trí cuối cùng nhằm nhấn mạnh đặc điểm khác biệt giữa hai đối tượng được so sánh và đối tượng so sánh ( thánh nhân và người thường ).
Cấu trúc (A + tss1 + B + t1)+ (tss2 +B +t2) được sử dụng cũng chỉ có 1/403 lượt, chiếm tỉ lệ xấp xỉ 0,2 %.