Cấu trúc so sánh

Một phần của tài liệu Phép so sánh trong danh ngôn việt nam (Trang 26 - 132)

1.2.3.1. Quan điểm của các nhà nghiên cứu về cấu trúc so sánh

Có nhiều quan điểm khác nhau về cấu trúc so sánh. Dưới đây là một vài quan điểm tiêu biểu:

a. Quan điểm của tác giả Đinh Trọng Lạc và tác giả Nguyễn Thái Hòa:

Theo hai tác giả này, cấu trúc so sánh có thể ở dạng đầy đủ và ở dạng không đầy đủ.

- Cấu trúc so sánh ở dạng đầy đủ:

Trong cuốn Phong cách học tiếng Việt, tác giả Đinh Trọng Lạc và tác giả Nguyễn Thái Hòa cho rằng, hình thức đầy đủ nhất của phép so sánh tu từ gồm bốn yếu tố, đó là: cái được so sánh, cơ sở so sánh, từ so sánh cái so sánh. Có thể hình dung bốn yếu tố này qua ví dụ (4) dưới đây:

Ví dụ (4): Gái có chồng như gông đeo cổ. (Tục ngữ)

1. Cái được so sánh 2. Cơ sở so sánh 3. Từ so sánh 4. Cái so sánh

Gái có chồng như gông đeo cổ

Như vậy, cấu trúc so sánh đầy đủ nhất sẽ là: A + t + tss + B Dạng thức đầy đủ nhất này gồm 4 yếu tố:

1. A: cái được so sánh 2. t: cơ sở so sánh

3. tss: từ so sánh (từ dùng để biểu thị quan hệ so sánh (như, là, bằng, hơn, khác nào, thua, kém...)).

4. B: cái so sánh Tương tự:

Ví dụ (5): D a / t r ắ n g / n h ư / t u y ết .

A t tss B

Trong ví dụ này, cấu trúc so sánh cũng đầy đủ 4 yếu tố: cái được so

sánh (A), cơ sở so sánh (t), từ so sánh (tss) và cái so sánh (B).

- Cấu trúc so sánh ở dạng không đầy đủ:

Theo hai tác giả này, tùy từng trường hợp có thể đảo trật tự so sánh, hoặc bớt một số yếu tố trong mô hình trên. Ví dụ:

+ A + tss + B (vắng yếu tố 2)

Ví dụ (6): M â y /th u a / n ước t ó c / t u y ế t / nh ường / mà u d a

A tss B A tss B

(Nguyễn Du, Truyện Kiều) + Nhƣ B Ví dụ (7): N h ư m èo t h ấ y m ỡ tss B + A + t + B Ví dụ (8): - G á i / t h ư ơ n g c h ồn g / đ ươ n g đ ô n g b u ổ i c hợ A t B - T ra i / t h ương v ợ / n ắ n g q u á i ch i ều h ô m A t B

+ A bao nhiêu B bấy nhiêu:

Ví dụ (9): Nguồn bao nhiêu n ước / n g hĩ a tình bấy nhiêu

A B

(Việt Bắc, Tố Hữu)

+ A là B: Từ có giá trị như từ như nhưng có sắc thái khác. Như

mang sắc thái giả định, còn mang sắc thái khẳng định. Ví dụ (10): Tu ổ i t r ẻ / l à / m ù a x u â n c ủ a h ộ i . A là B

b) Quan điểm của tác giả Hữu Đạt:

(Hồ Chí Minh)

Trong cuốn Phong cách học tiếng Việt hiện đại, tác giả Hữu Đạt đã đưa ra mô hình khái quát của phép so sánh là: A - X – B.

Trong cấu trúc này, A là đối tượng được so sánh ; X là từ so sánh ; B là đối tượng so sánh. Nhìn vào mô hình trên, so với quan điểm của tác giả Đinh Trọng Lạc và tác giả Nguyễn Thái Hòa, có thể nhận thấy sự thiếu vắng của yếu tố chỉ phương diện so sánh. Điều này đã khiến cho cấu trúc so sánh mà tác giả đưa ra chỉ có 3 yếu tố. Và biến thể của cấu trúc này chỉ có 2 loại là:

- So sánh không có từ so sánh, với mô hình cấu trúc là: A – B Biến thể: A – B1, B2... ; A1, A2... – B ; A1, A2 – B1, B2 Ví dụ (11): Bác ngồi đó lớn mênh mông

Trời cao biển rộng, ruộng đồng nước non

(Tố Hữu)

Trong ví dụ trên, theo quan điểm của tác giả thì A (đối tượng được so sánh): Bác ngồi đó lớn mênh mông ; B1(đối tượng so sánh 1: Trời cao biển rộng) ; B2(đối tượng so sánh 2): ruộng đồng nước non.

Biến thể: A – X – B1, B2 ; A1, B1 – X – B ; A1, B1 – X – B1, B2. Dưới đây là ví dụ về kiểu so sánh có cấu trúc này:

Ví dụ (12): Lũ đế quốc như bầy quỷ đói Nướng người ăn, nhảy nhót, reo cười

Trong đó: A: Lũ đế quốc ; X: như ;

B: bầy quỷ đói.

c) Quan điểm của tác giả Nguyễn Thế Lịch

(Tố Hữu)

Trong bài viết Cấu trúc so sánh trong tiếng Việt (Tạp chí ngôn ngữ số 7, năm 2001), tác giả Nguyễn Thế Lịch cũng đưa ra một cấu trúc so sánh hoàn chỉnh gồm 4 yếu tố giống như quan điểm của tác giả Đinh Trọng Lạc đã nói ở trên, cụ thể 4 yếu tố là:

- Yếu tố cần đưa ra so sánh, có thể là được hay bị xét về tương quan với chuẩn (YTĐ/BSS): (A)

- Yếu tố nêu rõ so sánh về phương diện nào (YTPD): (t) - Yếu tố thể hiện mối quan hệ trong so sánh (YTQH): (tss) - Yếu tố được dùng làm chuẩn để so sánh (YTSS): (B)

Dưới đây là một ví dụ minh họa cho kiểu cấu trúc mà tác giả Nguyễn Thế Lịch đã đưa ra:

1. YTĐ/BSS 2.YTPD 3.YTQH 4. YTSS

Mặt tươi như hoa

Đặc điểm của từng yếu tố trong mô hình trên được tác giả Nguyễn Thế Lịch trình bày cụ thể như sau:

+ Đối với yếu tố được/bị so sánh, về nguyên tắc bất luận là sự vật, hiện tượng gì cũng có thể đem ra so sánh. Chẳng hạn:

- So sánh người, sự vật: Ví dụ (13): Em nhưcây quế gia rng Thơ m tho ai biế t, ngát lng ai hay. (Ca dao) - So sánh hành động: Ví dụ (14): Thy anh nhưthy mt tri Chói chang khó ngó, trao li khó trao.

(Ca dao) - So sánh thuộc tính: Ví dụ (15): Trong nhưtiế ng hc bay qua Đc như tiế ng sui mi sa na vi.

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

+ Về yếu tố phương diện, Nguyễn Thế Lịch cho rằng: trong cấu trúc so sánh nó có vai trò xác định ý nghĩa của so sánh, thể hiện thuộc tính của sự vật mà yếu tố được so sánh biểu thị, thuộc tính này là thuộc tính tiêu biểu của sự vật mà yếu tố so sánh biểu thị. Đối với cấu trúc so sánh vắng YTPD phải dựa vào liên tưởng để tìm ra nét tương đồng giữa YTĐSS và YTSS, từ đó mới có thể xác định được là đã so sánh về phương diện nào.

+ Yếu tố quan hệ được xem như là đơn giản nhất trong cấu trúc so sánh. Nó bao gồm các từ so sánh, từ “” và cặp từ hô ứng “bao nhiêu…bấy nhiêu”. Các từ so sánh được dùng phổ biến nhất là: như , ta, như là, như

th, chng như , ta như , h như

Ví dụ (16):

Con mt em liế c như là dao cau.

(Ca dao)

Chú ý rằng: từ trong cấu trúc so sánh có giá trị tương đương từ như , nhưng đem đến cho cấu trúc này sắc thái khẳng định, khác với như mang sắc thái giả định. So sánh ví dụ (16) và ví dụ (17) dưới đây để thấy được sự khác biệt này:

Ví dụ (17):

Tâm hn tôi là mt bui trư a hè

To nng xung lòng sông lp loáng.

(Tế Hanh, Nhớ con sông quê hương) Về cấu trúc so sánh có các cặp từ chỉ quan hệ hô ứng bao

nhiêu…by nhiêu, tác giả cũng đã đưa ra ví dụ minh họa. Xin xem ví dụ (18):

Ví dụ (18)

Ai ơ i đng b rung hoang

Bao nhiêu tc đt, tc vàng by nhiêu.

(Ca dao)

+ Yếu tố cuối cùng của cấu trúc so sánh là YTSS. Đây được xem là yếu tố quan trọng nhất của cấu trúc so sánh vì nó là chuẩn của so sánh (mà không có chuẩn thì không thành so sánh). Chính vì thế nó là yếu tố không thể thiếu trong cấu trúc so sánh. Sự xuất hiện của yếu tố này là kết quả của quá trình quan sát, liên tưởng, lựa chọn và thông qua quá trình đó nó mang trong mình sắc thái tâm lí, tư duy, văn hóa của dân tộc. YTSS quyết định mọi giá trị của so sánh. Không hiểu YTSS thì không hiểu ý nghĩa của so sánh.

Tuy nhiên, trên thực tế không phải lúc nào một cấu trúc so sánh cũng hội tụ đủ cả 4 thành phần trên. Theo tác giả Nguyễn Thế Lịch, có 4 trường hợp cấu trúc so sánh không hoàn chỉnh. Cụ thể là:

+ Vắng yếu tố phương diện: Ví dụ (19):

M già như chui ba hư ơ ng

Như xôi nế p mt, như đư ờ ng mía lau.

(Ca dao)

Ở ví dụ (19), cấu trúc so sánh chỉ gồm ba yếu tố: A: Mẹ già; tss: như;

B: chuối ba hương, xôi nếp một, đường mía lau. Như vậy, cấu trúc so sánh ở

ví dụ (19) vắng mặt yếu tố phương diện so sánh (t). + Vắng yếu tố phương diện và yếu tố quan hệ: Ví dụ (20):

Ngư ờ i giai nhân: bế n đi dư ớ i cây già

Tình du khách: thuyn qua không buc cht.

(Xuân Diệu, Lời kĩ nữ) Trong ví dụ trên, A: Người giai nhân, Tình du khách; B: bến đợi dưới

cây già, thuyền qua không buộc lại. Có thể thấy, cấu trúc so sánh của ví dụ

(20) vắng mặt yếu tố phương diện (t) và yếu tố quan hệ (tss). + Vắng yếu tố bị/được so sánh:

Ví dụ (21):

Có phi duyên nhau thì thm li

Đng xanh như lá, bc như vôi.

(Hồ Xuân Hương, Mời trầu)

Theo tác giả, thuộc vào kiểu cấu trúc này có vô vàn các thành ngữ so sánh như: Cao như núi, mm như bún, dai như đ a, ngt như mía lùi, đnhư son… Kiểu cấu trúc so sánh này giúp cho việc tiếp nhận trở nên dễ dàng vì phương diện so sánh được nói ra thành lời hiển ngôn. Nói chung, những so sánh loại này rất chân phương.

+ Vắng yếu tố bị/được so sánh và yếu tố phương diện: Ví dụ (22):

Như diu gp gió Như nư ớ c v b.

(Thành ngữ)

Với kiểu cấu trúc so sánh này, gánh nặng ngữ nghĩa dồn cả vào yếu tố đem ra làm chuẩn để so sánh. Vì thế, yếu tố này thường là phải do một ngữ (chứ không phải một từ) thể hiện.

d) Quan điểm của tác giả Cù Đình Tú:

Trong cuốn Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, tác giả Cù Đình Tú cho rằng cấu tạo của so sánh tu từ bao giờ nó cũng phô bày hai vế: vế so sánh và vế được so sánh. Mỗi vế này có thể gồm một hoặc nhiều đối tượng và gắn với nhau, tạo thành những kiểu hình thức so sánh sau:

+ A như (ta như , như là…) B Ví dụ (23):

Đôi ta làm bn thong dong

Như đôi đũa ngc nm trong mâm vàng.

(Ca dao)

+ A bao nhiêu B by nhiêu

Ví dụ (24):

Đình bao nhiêu ngói thư ơ ng mình by nhiêu.

(Ca dao) + A B

Ví dụ (25):

Em là con gái Bắc Giang (khẳng định)

Trong kiểu cấu trúc này, từ có ý nghĩa và giá trị tương tự từ như, nhưng ý nghĩa sắc thái của hai từ này khác nhau. Từ như có sắc thái giả định, còn từ có sắc thái khẳng định. Trong ví dụ trên, nếu ta thay từ bằng từ

như thì nội dung cơ bản của mệnh đề bị thay đổi.

1.2.3.2. Quan điểm của luận văn về cấu trúc so sánh

Tiếp thu những quan điểm của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ đã trình bày ở trên, quan niệm của luận văn về cấu trúc so sánh như sau:

Một cấu trúc so sánh hoàn chỉnh bao gồm 4 yếu tố theo mô hình:

A + t + tss + B

Trong đó: - A: Yếu tố được so sánh

- t: Yếu tố phương diện so sánh - tss: Yếu tố biểu thị quan hệ so sánh - B: Yếu tố so sánh

Tùy theo mục đích và cách sử dụng từ ngữ mà mô hình cấu trúc hoàn chỉnh kể trên có thể tạo ra biến thể bằng cách bớt hoặc đảo trật tự các yếu tố trong cấu trúc.

1.3. Khái quát về văn hóa, sơ lƣợc về văn hóa Việt Nam thể hiện trong danh ngôn Việt Nam.

1.3.1. Khái quát về văn hoá

1.3.1.1. Định nghĩa văn hoá:

a) Định nghĩa của một số nhà nghiên cứu văn hóa

Đã có hàng trăm bài viết, công trình nghiên cứu luận bàn về khái niệm hay định nghĩa về văn hoá, nhưng cho đến nay, giới nghiên cứu khoa học, giảng dạy về văn hoá trong nước cũng như trên thế giới vẫn chưa thống nhất được một khái niệm chung nhất. Mỗi thể chế chính trị, mỗi quốc gia, mỗi ngành khoa học xã hội nhân văn cũng có một khái niệm về văn hoá riêng biệt.

Nhiều nhà khoa học đi thống kê các khái niệm văn hoá để rồi đi đến kết luận rằng khái niệm về văn hoá được dùng rất tuỳ tiện.

Vào năm 1952, hai nhà nhân học người Mỹ là A. L. Kreber và K.Klaxon đã thu thập được 164 cách định nghĩa khác nhau về thuật ngữ văn hoá . Trong cuốn Triết học văn hoá M.S.Kagan thu thập được hơn 70 cách định nghĩa khác nhau. Tại Hội nghị về văn hoá UNESCO tại Mêhicô năm 1982, người ta cũng đã đưa ra 200 định nghĩa về văn hoá. Hiện nay, số lượng khái niệm về văn hoá ngày càng tăng thêm rất nhiều, khó mà thống kê hết được. Tại sao vậy? Phải chăng văn hoá là một cái gì đó quá phức tạp mà loài người (chủ thể của văn hoá) không thể tìm ra được một khái niệm chung nhất? Có lẽ vì văn hoá là một hiện tượng trừu tượng, là cả một khối gồm rất nhiều khái niệm, hầu như không thể bản thể hoá chúng được. Do tính phức tạp như vậy, chúng ta có thể coi văn hoá là một hệ thống những khái niệm văn hoá, hoặc những thành tố của văn hoá được tách riêng và hệ thống hoá.

Nhà nhân học xã hội người Anh Edward Tylor là một trong những người đầu tiên đưa ra định nghĩa tương đối chuẩn mực về văn hóa. Theo ông,

văn hóa hay văn minh, hiểu theo nghĩa rộng trong dân tộc học, là một tổng

thể phức hợp bao gồm kiến thức, đức tin, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục và bất cứ khả năng và tập quán nào mà con người nhận được với

tư cách một thành viên xã hội” [9,13].

Ở Việt Nam, văn hóa cũng được định nghĩa rất khác nhau. Hồ Chí Minh cho rằng: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặt ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh

đó tức là văn hóa” [28,431]. Với cách hiểu này, văn hóa sẽ bao gồm toàn bộ

của Tylor, văn hóa theo cách nói của Hồ Chí Minh sẽ là một “bách khoa toàn thư” về những lĩnh vực liên quan đến đời sống con người.

Phạm Văn Đồng cho rằng: “Nói tới văn hóa là nói tới một lĩnh vực vô cùng phong phú và rộng lớn, bao gồm tất cả những gì không phải là thiên nhiên mà có liên quan đến con người trong suốt quá trình tồn tại, phát triển, quá trình con người làm nên lịch sử… văn hóa bao gồm cả hệ thống giá trị: tư tưởng và tình cảm, đạo đức với phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sự nhạy cảm và sự tiếp thu cái mới từ bên ngoài, ý thức bảo vệ tài sản và bản lĩnh của cộng đồng dân tộc, sức đề kháng và sức chiến đấu bảo vệ mình và không

ngừng lớn mạnh” [46,22]. Theo định nghĩa này thì văn hóa là những cái gì đối

lập với thiên nhiên và do con người sáng tạo nên từ tư tưởng tình cảm đến ý thức tình cảm và sức đề kháng của mỗi người, mỗi dân tộc.

Theo tác giả Trần Ngọc Thêm, “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự

nhiên và xã hội” [38,10].

Nhìn chung, các định nghĩa đều thống nhất cho văn hoá có những đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, văn hoá là sáng tạo của con người, thuộc về con người,

những gì không do con người làm nên không thuộc về khái niệm văn hoá. Từ đó, văn hoá là đặc trưng căn bản phân biệt con người với động vật, đồng thời cũng là tiêu chí căn bản phân biệt sản phẩm nhân tạo với sản phẩm tự nhiên. Văn hoá xuất hiện do sự thích nghi một cách chủ động và có ý thức của con người với tự nhiên, nên văn hoá cũng là kết quả của sự thích nghi ấy.

Thứ hai, sự thích nghi này là sự thích nghi có ý thức và chủ động nên

Một phần của tài liệu Phép so sánh trong danh ngôn việt nam (Trang 26 - 132)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w