Phân loại khái quát phép so sánh trong danh ngôn Việt Nam

Một phần của tài liệu Phép so sánh trong danh ngôn việt nam (Trang 43 - 53)

Cần phải nói ngay rằng, có nhiều tiêu chí để phân loại phép so sánh nhưng ở mục này chúng tôi chỉ phân loại khái quát phép so sánh theo hai

nhóm:

- Thứ hai: So sánh đồng nhất và so sánh dị biệt.

Các kiểu so sánh được phân loại theo tiêu chí khác sẽ được trình bày kĩ hơn ở những mục tiếp theo của đề cương này.

2.1.2.1. So sánh luận lí và so sánh tu từ

a) So sánh luận lí

Trong số 403 lượt sử dụng phép so sánh nói ở trên, số lượng các lời danh ngôn sử dụng phép so sánh luận lí rất ít. Mới chỉ thấy có 3/403 trường hợp, chiếm tỉ lệ xấp xỉ 0,7 %. Xin dẫn hai trong số ba trường hợp về kiểu so sánh này:

Ví dụ (1):

Lời nói nhỏ quan trọng hơn lời nói lớn. Việc quan trọng người ta thường nói nhỏ.

Ví dụ (2):

[32,330]

Chi tiêu nhiều dễ hơn chi tiêu ít.

[43,15]

Trong các ví dụ dẫn trên, đối tượng ở cả hai vế so sánh và được so sánh là đối tượng cùng loại (ở đây là lời nói, chi tiêu). Bằng việc đối chiếu hai đối tượng cùng loại này, so sánh luận lí xác lập sự tương đương giữa cái so sánh và cái được so sánh nhằm đem lại nhận thức cho người đọc, người nghe, giúp họ hiểu rõ nét, sâu sắc một phương diện nào đó của sự vật, từ đó rút ra bài học, kinh nghiệm cho bản thân.

b) So sánh tu từ

Kết quả khảo sát của chúng tôi cho thấy, so sánh tu từ được sử dụng trong các lời danh ngôn Việt Nam có số lượng khá cao: 400/403 trường hợp, chiếm xấp xỉ 99,3%. Như vậy, có thể nói hầu hết phép so sánh được sử dụng trong các câu danh ngôn đều là phép so sánh tu từ. Dưới đây là một số ví dụ tiêu biểu:

Ví dụ (3):

Một năm khởi đầu từ mùa xuân, một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội.

Ví dụ (4):

[36,17]

Dẫu có bạc vàng trăm vạn lạng cũng chẳng bằng kinh sử một vài pho.

[26,51] Ví dụ (5):

Buôn tàu bán bè chẳng bằng ăn dè hà tiện.

[43,13]

Trong các ví dụ nêu trên, yếu tố được so sánh và yếu tố so sánh là hai đối tượng hoàn toàn khác loại: tuổi trẻ - mùa xuân , bạc vàng (trăm vạn lạng) - kinh sử (một vài pho), buôn tàu bán bè - ăn dè hà tiện. Bằng việc đối chiếu hai sự vật khác loại dựa trên một nét tương đồng nào đó (tuổi trẻ - mùa xuân: đều nói về sự khởi đầu ; bạc vàng (trăm vạn lạng) – kinh sử ( một vài pho) đều quý giá ; buôn tàu bán bè – ăn dè hà tiện đều đề cập đến công cuộc mưu sinh, kiếm tiền), phép so sánh tu từ trong các lời danh ngôn Việt Nam đã gợi ra những cảm xúc thẩm mĩ, những liên tưởng thú vị trong nhận thức của người đọc, người nghe.

Số liệu về so sánh luận lí và so sánh tu từ trong tư liệu điều tra của chúng tôi có thể hình dung bằng bảng tổng kết 2.1 dưới đây:

Bảng 2.1: Bảng tổng kết so sánh luận lí và so sánh tu từ trong danh ngôn Việt Nam

Số lượng, tỉ lệ% Các tiểu loại so sánh Số lượng Tỉ lệ % So sánh luận lí 3 0,7 So sánh tu từ 400 99,2 Tổng số 403 99,9

2.1.2.2. So sánh đồng nhất và so sánh dị biệt trong danh ngôn Việt Nam

Mục đích quan trọng của so sánh là phát hiện được ra sự đồng nhất hay khác biệt về các thuộc tính giữa hai sự vật đem ra so sánh. Với 403 lượt so sánh được thống kê, tư liệu điều tra của chúng tôi cho thấy có thể chia chúng thành hai kiểu, đó là: so sánh đồng nhất so sánh dị biệt.

a) So sánh đồng nhất

So sánh đồng nhất kiểu so sánh giữa những sự vật, hiện tượng có

các đặc điểm, thuộc tính giống nhau” [30,89].

Trong các ngữ liệu được chọn làm nguồn thống kê, theo kết quả điều tra của chúng tôi, so sánh đồng nhất có 307 trường hợp, chiếm xấp xỉ 76,12% (307/403 lượt dùng).

Kiểu so sánh này bao gồm hai loại nhỏ, đó là so sánh tương tự so sánh ngang bằng.

- So sánh tương tự:

So sánh tương tự “là kiểu so sánh thường có những từ so sánh như, như là, như thể, tỉ như, giống như, tựa như, tựa, kém gì, hơn gì, khác gì... mang

tính giả định” [30,90].

Trong số 307 trường hợp so sánh đồng nhất, kiểu so sánh tương tự chiếm tỉ lệ xấp xỉ 83,7% (257/307).

Có thể chia kiểu so sánh tương tự thành các loại, dựa vào từ ngữ so sánh, chẳng hạn: so sánh tương tự có chứa từ như ; so sánh tương tự có chứa từ

giống ; so sánh tương tự có chứa từ như thể...

Dưới đây là một ví dụ về loại so sánh tương tự: Ví dụ (6):

Người không có thực tài mà học thói ngang tàng thì cũng như con ngựa không chạy giỏi mà lại bất kham.

Ở đây, vế so sánh và vế được so sánh là hai đối tượng khác nhau, cụ thể đó là người ngựa. Hai đối tượng này có điểm tương đồng: con người

không có tài giống như con ngựa không chạy giỏi ; người ngang tàng giống

như ngựa bất kham. Một con người đã không có tài mà còn ngang tàng thì chẳng khác gì con ngựa đã chạy kém, chạy không giỏi ” nhưng lại bất kham,

khó bảo.

- So sánh ngang bằng

So sánh ngang bằng “là loại so sánh thường có những từ so sánh bằng,

là... mang tính khẳng định cao” [30,90].

Kiểu so sánh ngang bằng trong tư liệu khảo sát của chúng tôi chỉ có 50 trường hợp, chiếm xấp xỉ 16,28% (50/307).

Cũng tùy thuộc vào từ so sánh chuyên dụng trong cấu trúc so sánh, loại so sánh ngang bằng lại có thể chia thành các loại nhỏ hơn, ví dụ: so sánh ngang bằng có chứa từ bằng, so sánh ngang bằng có chứa từ là,...

Có thể hình dung phép so sánh ngang bằng qua ví dụ (7) dưới đây: Ví dụ (7):

Một câu nói ngay bằng làm chay cả tháng.

[8,959]

Ở ví dụ trên, vế được so sánh và vế so sánh là hai đối tượng khác loại:

(Một) câu nói ngay làm chay (cả tháng). Nói ngay tức là nói thật, nói

thẳng, không dối trá, quanh co. Làm chay cả tháng là làm đàn chay lâu cả một tháng trời. Theo đạo Phật, đạo Lão, khi trong nhà có người chết, người ta thường sắm sửa đồ lễ, bày đặt bàn trắng, thỉnh các sư đến cúng lễ, cầu trời Phật xá tội cho, để linh hồn người chết khỏi bị sa vào ngục và người sống trong nhà được khoẻ mạnh sống lâu. Người ta tin rằng càng làm chay lâu, càng nhiều phúc. Lời danh ngôn có ý nghĩa: một lời nói ngay thẳng, thật thà có khi tạo nên phúc quả, tức kết quả tốt bằng làm đàn chay cả tháng. Một lời

nói dối trá, có thể gây nên tội lỗi rất to, cả tháng làm chay cũng không gỡ được. Với việc sử dụng so sánh ngang bằng có từ so sánh bằng, lời danh ngôn vừa dẫn muốn khuyên con người ăn nói nên thật thà, ngay thẳng.

Về hai tiểu loại thuộc kiểu so sánh đồng nhất được sử dụng trong danh ngôn Việt Nam với những số liệu cụ thể, xin xem bảng tổng kết 2.2 dưới đây:

Bảng 2.2: Bảng tổng kết các tiểu loại so sánh đồng nhất trong danh ngôn Việt Nam

Số lượng và tỉ lệ% Các tiểu loại so sánh đồng nhất Từ ngữ so sánh Số lượng Tỉ lệ % So sánh tương tự như 231 75,2 cũng như 12 3,9 khác nào 3 0,9 giống như 3 0,9 ví như 2 0,6 như thể 2 0,6 ví bằng 2 0,6 tựa như 1 0,3 giống 1 0,3 So sánh ngang bằng bằng 33 10,7 là 16 5,2 cũng bằng 1 0,52 Tổng số 307 99,7 b) So sánh dị biệt

So sánh dị biệt là kiểu so sánh giữa các sự vật hiện tượng mang những

So với kiểu so sánh đồng nhất, kiểu so sánh dị biệt được sử dụng ít hơn. Theo thống kê bước đầu, tần số xuất hiện của kiểu so sánh này là 96/403 lượt, chiếm tỉ lệ xấp xỉ 23,9 %.

So sánh dị biệt có thể chia thành hai tiểu loại là so sánh dị biệt hơn

so sánh dị biệt kém.

- So sánh dị biệt hơn

So sánh dị biệt hơn “là kiểu so sánh giữa các sự vật hiện tượng mang

những đặc điểm, tính chất khác nhau, được biểu hiện bằng các từ ngữ so sánh

như nhất, nhị, hơn, còn hơn” [30,90].

Trong tư liệu khảo sát của chúng tôi có 63 trường hợp phép so sánh

thuộc loại so sánh dị biệt hơn, chiếm xấp xỉ 0,15% lượt dùng phép so sánh nói chung (63/403) và chiếm xấp xỉ 65% lượt dùng phép so sánh dị biệt (63/96).

So sánh dị biệt hơn lại bao gồm hai kiểu loại nhỏ, đó là so sánh dị biệt

hơn tuyệt đối so sánh dị biệt hơn tương đối.

+ So sánh hơn tuyệt đối “là kiểu so sánh thường được biểu hiện bằng những từ so sánh, như: nhất (A), nhì (B), tam, tứ..., thứ nhất (A,) thứ nhì

(B)...” [30,90].

Thông thường, trong dạng kết cấu này, A và B được xếp theo thứ tự phân hạng đánh giá.

Dưới đây là một ví dụ cụ thể về kiểu so sánh hơn tuyệt đối dùng trong danh ngôn Việt Nam mà chúng tôi đã khảo sát được:

Ví dụ (8):

Nhất cận thị, nhị cận giang.

[8, 966]

Trong ví dụ trên, các từ so sánh là nhất, nhị. Với lối so sánh hơn tuyệt đối này, các câu danh ngôn Việt Nam phần nào đã phản ánh quan niệm, văn hóa dân gian về vai trò, tầm quan trọng của các đối tượng được nói đến bằng cách sắp xếp chúng theo thứ tự: nhất, nhị ...

+ So sánh hơn tương đối “là kiểu so sánh thường được biểu hiện bằng từ chuyên dụng, như: hơn, còn hơn và các phương tiện ngôn ngữ lâm thời

khác ” [30, 91].

Ví dụ (9) dưới đây thuộc kiểu so sánh này: Ví dụ (9):

Ta thà làm quỷ không đầu nước Nam, còn hơn làm tước vương đất Bắc. Ta đã bị bắt thì chỉ có một chết mà thôi, can chi phải hỏi lôi thôi.

[21, 263]

Ở ví dụ (9), so sánh hơn tương đối được biểu hiện qua từ chuyên dụng

còn hơn nằm giữa hai vế làm quỷ không đầu nước Nam làm tước vương

đất Bắc. Phép so sánh này cho chúng ta thấy ý chí sắt đá và tinh thần yêu tổ

quốc lớn lao của Trần Bình Trọng

- So sánh dị biệt kém

So sánh dị biệt kém “là kiểu so sánh thường dùng những từ chuyên

dụng: thua, kém, không bằng, sao bằng, chẳng bằng, không tày” [30, 92].

Ví dụ (10) dưới đây là một minh chứng về kiểu so sánh dị biệt kém: Ví dụ (10):

Bom đạn của địch không nguy hiểm bằng đạn bọc đườngvì nó làm

hại mình mà không trông thấy.

[36,43]

Ở ví dụ này, đối tượng được so sánh là bom đạn của địch, đối tượng so sánh là đạn bọc đường. Từ ngữ thể hiện so sánh dị biệt kém là không bằng. Như vậy, với việc sử dụng phép so sánh tu từ thuộc loại so sánh dị biệt kém, Hồ Chí Minh đã đưa ra một lời khuyên đầy hình ảnh về sự nguy hiểm của đạn

bọc đường , các chiến sĩ và toàn dân tộc phải nâng cao cảnh giác, đề phòng.

Về kết quả phân loại kiểu so sánh dị biệt, xin xem bảng tổng kết 2.3 dưới đây:

Bảng 2.3: Bảng tổng kết các tiểu loại so sánh dị biệt trong danh ngôn Việt Nam

Số lượng, tỉ lệ % Các tiểu loại so sánh Từ ngữ so sánh Số lượng Tỉ lệ % So sánh dị biệt hơn SS dị biệt hơn tuyệt đối nhất, nhị, tam 10 10,4 nhất 2 2,0 SS dị biệt hơn tương đối Hơn 35 36,4 còn hơn 14 14,5 Khác 2 2,0 So sánh dị biệt kém Không bằng 27 28,1 Chẳng bằng 5 5,2 Không tày 1 1,0 Tổng cộng 96 99,6

Tóm lại, trong các lời danh ngôn của người Việt sử dụng phép so sánh được thống kê, như đã nói, phép so sánh luận lí xuất hiện với tần số thấp, chỉ chiếm xấp xỉ 0,7 %. Còn phép so sánh tu từ được sử dụng chủ yếu, chiếm xấp xỉ 99,3 %.

Phép so sánh nói chung được dùng trong các lời danh ngôn có thể chia thành hai kiểu nhỏ, thường được dùng, đó là: so sánh đồng nhất so sánh dị biệt. So sánh đồng nhất lại bao gồm so sánh tương tự và so sánh ngang bằng, so sánh dị biệt bao gồm so sánh dị biệt hơn và so sánh dị biệt kém. Với nhiều tiểu loại so sánh như vậy, cũng có nghĩa là trong danh ngôn Việt Nam có nhiều dạng cấu trúc so sánh khác nhau. Về kết quả khảo sát các dạng cấu trúc so sánh trong danh ngôn Việt Nam, chúng tôi xin được trình bày ở mục 2.2 (Các kiểu so sánh trong danh ngôn Việt Nam được phân loại theo cấu trúc).

2.2. Các kiểu so sánh trong danh ngôn Việt Nam đƣợc phân loại theo cấu trúc

Một phần của tài liệu Phép so sánh trong danh ngôn việt nam (Trang 43 - 53)