8. Cấu trúc luận văn
3.2.7 Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm việc tổ chức
chức giáo dục SKSS thông qua HĐGDNGLL
* Mục tiêu của biện pháp:
Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm về kết quả giáo dục SKSS cho học sinh giúp điều chỉnh kế hoạch, nội dung, phƣơng pháp tổ chức thực hiện giáo dục SKSS thông qua HĐGDNGLL sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trƣờng và của địa phƣơng để đạt hiệu quả cao nhất.
Thông qua kiểm tra, đánh giá phát hiện nhân tố tích cực, các mô hình giáo dục SKSS thông qua HĐGDNGLL có hiệu quả để triển khai nhân rộng.
Đổi mới kiểm tra đánh giá sẽ tác động trở lại hoạt động giáo dục, giúp các nhà giáo dục, các thầy cô giáo đổi mới phƣơng pháp tổ chức giáo dục cho phù hợp với yêu cầu nắm vững các kiến thức, các kỹ năng về SKSS và chăm sóc SKSS.
* Nội dung và cách thức thực hiện:
Đánh giá kết quả hoạt động giáo dục SKSS thông qua HĐGDNGLL là một khâu không thể thiếu đƣợc trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục SKSS. Đánh giá kết quả hoạt động giáo dục SKSS phải xem xét, nhận định đƣợc những kết quả đạt đƣợc về mặt kiến thức, kỹ năng, thái độ ứng xử, những tiến bộ và hạn chế của học sinh về các nội dung SKSS sau mỗi chủ đề hoạt động cụ thể. Đánh giá kết quả giáo dục SKSS thông qua HĐGDNGLL của học sinh cần tập trung vào những nội dung sau:
+ Bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ trong chăm sóc SKSS theo từng chủ đề, theo từng khối lớp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ Bám sát mục tiêu của từng nội dung giáo dục cụ thể. + Đánh giá kết quả của từng nội dung giáo dục cụ thể.
+ Đánh giá sự hài lòng, hứng thú của học sinh khi tham gia hoạt động. Đánh giá kết quả giáo dục SKSS thông qua HĐGDNGLL cần chú ý thỏa đáng đến đặc điểm nội dung giáo dục SKSS, các nguyên tắc giáo dục SKSS cho học sinh trong nhà trƣờng phổ thông. Do đó không thể nóng vội trong đánh giá kết quả giáo dục SKSS. Vì đây là các nội dung nhạy cảm lại đƣợc đƣa vào HĐGDNGLL nên phải có thời gian cho học sinh nắm vững và thể nghiệm đƣợc các hiểu biết đó. Càng không thể đánh giá chỉ dựa trên một vài hoạt động tiêu biểu, mà phải đánh giá toàn diện và có quá trình. Việc đánh giá cần tập trung vào các nội dung sau:
- Sự thuần thục của học sinh trong việc ứng dụng các hiểu biết về SKSS vào những điều kiện, hoàn cảnh thích hợp.
- Sự thay đổi về nhận thức, hành vi và sự tiến bộ so với chính bản thân học sinh, không so với ngƣời khác.
- Sự ảnh hƣởng của học sinh đối với cộng đồng trong việc tuyên truyền vận động về SKSS, đặc biệt là phòng chống các tệ nạn xã hội, HIV/AIDS.
Về hình thức đánh giá, có thể sử dụng các hình thức sau:
- Tự đánh giá của học sinh: Thông qua trả lời phỏng vấn, trả lời các câu hỏi đóng, mở kết hợp, trình bày ý kiến hoặc cảm tƣởng trực tiếp tại chỗ sau mỗi hoạt động giáo dục, viết bản thu hoạch theo nhóm hoặc thu hoạch cá nhân.
- Đánh giá của giáo viên, ban tổ chức, chuyên gia: Thông qua hình thức trực tiếp (quan sát, phỏng vấn, ghi chép tại hiện trƣờng) hoặc hình thức gián tiếp qua phiếu hỏi, qua khảo sát, qua sản phẩm của học sinh.
- Kết hợp sự đánh giá của giáo viên, chuyên gia với đánh giá của học sinh và chủ yếu phải đo sự thay đổi thái độ và hành vi của học sinh.
Việc sử dụng kết quả đánh giá hoạt động nhằm mục đích:
- Để khẳng định mức độ đạt đƣợc hay chƣa đạt đƣợc của học sinh về mặt nhận thức, kỹ năng, thái độ và định hƣớng giá trị về các nội dung SKSS
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
và chăm sóc SKSS so với yêu cầu đặt ra của mục tiêu hoạt động; mức độ trƣởng thành của học sinh sau mỗi hoạt động, sau mỗi chủ đề giáo dục.
- Có thể để phục vụ cho việc đƣa ra các quyết định đánh giá và xếp loại điểm rèn luyện của học sinh cuối mỗi học kỳ, năm học.
- Để kích thích tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh và tập thể học sinh nỗ lực vƣơn lên trong rèn luyện, trong học tập và hoạt động xã hội nhằm phát triển nhân cách toàn diện. Giúp các em có lối sống lành mạnh, khỏe mạnh và an toàn trong các mối quan hệ
* Điều kiện thực hiện biện pháp:
Nhà trƣờng cần xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá kết quả học tập về SKSS của học sinh, hệ thống các công cụ và hình thức kiểm tra đánh giá, thang đo thái độ phù hợp với từng loại hình hoạt động.
Bồi dƣỡng, đào tạo tập huấn kỹ năng kiểm tra, đánh giá về kết quả giáo dục SKSS cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và tự đánh giá của học sinh.
Có biện pháp xử lý tốt các kết quả kiểm tra, đánh giá để tác động trở lại hoạt động giáo dục và các khâu tập huấn, bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên tham gia giáo dục SKSS. Đồng thời góp phần điều chỉnh nội dung và cách thức tổ chức hoạt động giáo dục SKSS thông qua HĐGDNGLL phù hợp với thực tế hơn, hiệu quả hơn.
3.3. ĐÁNH GIÁ VÀ KHẢO NGHIỆM CÁC BIỆN PHÁP TÍCH HỢP GIÁO
DỤC SKSS THÔNG QUA TỔ CHỨC HĐGDNGLL Ở HAI TRƢỜNG THPT HUYỆN BẢO YÊN
Đánh giá mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp tổ chức giáo dục SKSS thông qua hoạt động GDNGLL
3.3.1. Mục đích, đối tượng, nội dung và phương pháp đánh giá * Mục đích:
- Trƣng cầu ý kiến về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp giáo dục SKSS thông qua HĐGDNGLL ở trƣờng THPT.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tổ chức thực nghiệm một trong các biện pháp đó.
* Đối tượng trưng cầu ý kiến:
Cán bộ quản lý và giáo viên của hai trƣờng THPT số 1 và số 2 huyện Bảo Yên – Lào Cai. Số lƣợng cụ thể nhƣ sau: Giáo viên: 34 ngƣời; Cán bộ quản lý: 6 ngƣời.
* Nội dung trưng cầu ý kiến:
Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
* Phương pháp trưng cầu ý kiến: Điều tra bằng phiếu hỏi.
3.3.2. Kết quả trưng cầu ý kiến đánh giá
Sau khi thu thập, xử lý ý kiến đánh giá của 40 cán bộ quản lý và giáo viên về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp giáo dục SKSS cho học sinh THPT huyện Bảo Yên – Lào Cai thông qua HĐGDNGLL, kết quả thu đƣợc nhƣ sau:
Bảng 3.1. Ý kiến đánh giá về mức độ cần thiết và tình khả thi của các biện pháp
Các biện pháp Mức độ Rấ t c ần
thiết Cần thiết Khô
ng cần thiế t Rấ t k hả thi Khả thi Khô ng khả thi Thứ bậc SL % SL % SL % SL % SL % SL % Biện pháp 1 36 90.0 4 10.0 0 0 36 90.0 4 10.0 0 0 1 Biện pháp 2 35 87.5 5 12.5 0 0 35 87.5 5 12.5 0 0 2 Biện pháp 4 35 87.5 4 10.0 1 2.5 34 85.0 5 12.5 1 2.5 3 Biện pháp 5 33 82.5 7 17.5 0 0 33 82.5 5 12.5 2 5.0 4 Biện pháp 3 32 80.0 6 15.0 2 5.0 30 75.0 7 17.5 3 7.5 5 Biện pháp 6 28 70.0 10 25.0 2 5.0 29 72.5 9 22.5 2 5.0 6 Biện pháp 7 24 60.0 12 30.0 4 10.0 25 62.5 12 30.0 3 7.5 7
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Kết quả khảo sát cho thấy: Nhìn chung các biện pháp giáo dục SKSS thông qua HĐGDNGLL ở trƣờng THPT đƣa ra đều đƣợc đánh giá là cần thiết. Tuy nhiên mức độ cần thiết của từng biện pháp không giống nhau và không phải tất cả các biện pháp đều cần thiết nhƣ nhau, song tỷ lệ cho là cần thiết cũng khá cao, đặc biệt đối với một số biện pháp nhƣ: “Xác định rõ nội
dung hoạt động GDNGLL có thể tích hợp nội dung giáo dục SKSS”, “Tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò của giáo dục SKSS và hoạt động GDNGLL cho cán bộ, giáo viên, học sinh", " Tổ chức tập huấn về các nội dung giáo dục SKSS và rèn luyện kỹ năng tổ chức hoạt động GDNGLL cho đội ngũ giáo viên". Chỉ có biện pháp: " Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm việc tổ chức giáo dục SKSS thông qua hoạt động GDNGLL” là đƣợc đánh giá mức độ cần thiết thấp nhất nhƣng cũng đạt ở mức giữa cần thiết và rất cần thiết. Điều đó có nghĩa các biện pháp này cần đƣợc đƣa vào thực hiện để nâng cao hiệu quả giáo dục SKSS cho học sinh THPT.
Kết quả đánh giá về mức độ khả thi của các biện pháp giáo dục SKSS cho học sinh thông qua HĐGDNGLL cho thấy: Các cán bộ và giáo viên đều thống nhất đánh giá cao tính khả thi của 7 biện pháp giáo dục SKSS thông qua HĐGDNGLL. Trong đó có các biện pháp mức độ khả thi cao nhất cũng là biện pháp cần thiết nhất, nhƣ biện pháp: “Xác định rõ nội dung HĐGDNGLL có thể tích hợp nội dung giáo dục SKSS”. Các biện pháp còn lại đều đƣợc đánh giá có tính khả thi cao, nhƣng mức độ có khác nhau nhƣng không đáng kể. Điều đó cho thấy, triển khai giáo dục SKSS thông qua HĐGDNGLL ở trƣờng THPT là hƣớng tổ chức giáo dục có tính khả thi và sẽ có hiệu quả nếu tổ chức thực hiện tốt các biện pháp này.
Qua khảo sát cho thấy, nhìn chung các cán bộ quản lý, giáo viên đều đánh giá cao mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp giáo dục SKSS thông qua HĐGDNGLL.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về giáo dục SKSS thông qua HĐGDNGLL ở trƣờng THPT, có thể đề ra bảy biện pháp nhƣ sau:
1. Xác định rõ nội dung HĐGDNGLL có thể tích hợp nội dung giáo dục SKSS
2. Tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò của giáo dục SKSS và HĐGDNGLL cho cán bộ, giáo viên, học sinh
3. Cải thiện bộ máy quản lý hoạt động giáo dục SKSS của nhà trƣờng 4. Tổ chức tập huấn về các nội dung giáo dục SKSS và rèn luyện kỹ năng tổ chức HĐGDNGLL cho đội ngũ giáo viên
5. Đa dạng hoá các hình thức tổ chức giáo dục SKSS thông qua đa dạng hóa các HĐGDNGLL
6. Chuẩn bị tốt các điều kiện cơ sở vật chất và phƣơng tiện phục vụ việc tổ chức HĐGDNGLL để thông qua đó giáo dục SKSS cho học sinh
7. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm việc tổ chức giáo dục SKSS thông qua HĐGDNGLL
Các biện pháp trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Các cán bộ quản lý và giáo viên đƣợc hỏi ý kiến về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp giáo dục SKSS thông qua HĐGDNGLL đều khẳng định: Bảy biện pháp trên đều cần thiết và khả thi.
Kết quả khảo nghiệm các biện pháp tổ chức giáo dục SKSS thông qua đa dạng hóa các HĐGDNGL tại trƣờng THPT ở huyện Bảo Yên đã mang lại kết quả khả quan. Kết quả này một lần nữa khẳng định khả năng hiện thực hóa các biện pháp giáo dục SKSS cho học sinh thông qua HĐGDNGLL ở trƣờng THPT.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Từ các kết quả nghiên cứu thu đƣợc, có thể rút ra các kết luận sau:
1.1. Giáo dục SKSS là nội dung rất quan trọng, cần thiết giáo dục cho học sinh phổ thông. Có nhiều con đƣờng, cách thức giáo dục SKSS cho học sinh. Có thể tích hợp vào các môn học hoặc vào HĐGDNGLL. Nội dung giáo dục SKSS cho học sinh THPT rất phong phú và khá nhạy cảm, cần có phƣơng thức giáo dục phù hơp.
1.2. HĐGDNGLL là một hoạt động giáo dục nhằm góp phần hình thành nhân cách phát triển toàn diện cho học sinh. Giáo dục SKSS thông qua HĐGDNGLL là một con đƣờng rất phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh THPT. Các nội dung giáo dục SKSS là cần thiết cho mọi đối tƣợng học sinh. Tuy nhiên khi tổ chức thực hiện các nội dung giáo dục SKSS thông qua HĐGDNGLL ở trƣờng THPT cần quán triệt một số nguyên tắc và có phƣơng thức tổ chức phù hợp.
1.3. Kết quả khảo sát cho thấy: Các trƣờng THPT huyện Bảo Yên đã quan tâm đến việc tổ chức giáo dục SKSS cho học sinh. Bƣớc đầu nhà trƣờng đã có các biện pháp tổ chức lồng ghép, tích hợp kiến thức về SKSS váo các môn học và các hoạt động của nhà trƣờng. Nhìn chung học sinh THPT đã có hiểu biết nhất định về những nội dung cơ bản của SKSS. Tuy nhiên, số học sinh này chƣa nhiều, đa số các em còn hạn chế trong nhận thức về các vấn đề cơ bản của SKSS. Các em đều có nhu cầu đƣợc cung cấp thêm kiến thức về vấn đề này.
1.4. Các trƣờng THPT tại huyện Bảo Yên đã triển khai giáo dục một số nội dung giáo dục SKSS thông qua việc tích hợp vào các môn học và thông qua HĐGDNGLL. Tuy nhiên, việc tích hợp các nội dung giáo dục SKSS chƣa đƣợc nhiều và chƣa thật hiệu quả. Đặc biệt các hoạt động ngoại khóa về SKSS ở trƣờng còn ít đƣợc tổ chức và vẫn mang nặng tính hình thức. Vì thế
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
cần tiếp tục có các biện pháp tổ chức giáo dục SKSS thông qua HĐGDNGLL thiết thực và hiệu quả hơn.
1.5. Để giáo dục SKSS thông qua HĐGDNGLL ở trƣờng THPT mang lại hiệu quả thiết thực hơn nữa, cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
1. Xác định rõ nội dung HĐGDNGLL có thể tích hợp nội dung giáo dục SKSS
2. Tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò của giáo dục SKSS và HĐGDNGLL cho cán bộ, giáo viên, học sinh
3. Cải thiện bộ máy quản lý hoạt động giáo dục SKSS của nhà trƣờng 4. Tổ chức tập huấn về các nội dung giáo dục SKSS và rèn luyện kỹ năng tổ chức HĐGDNGLL cho đội ngũ giáo viên
5. Đa dạng hoá các hình thức tổ chức giáo dục SKSS thông qua đa dạng hóa các HĐGDNGLL
6. Chuẩn bị tốt các điều kiện cơ sở vật chất và phƣơng tiện phục vụ việc tổ chức HĐGDNGLL để thông qua đó giáo dục SKSS cho học sinh
7. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm việc tổ chức giáo dục SKSS thông qua HĐGDNGLL.
1.6. Kết quả khảo nghiệm các biện pháp tổ chức giáo dục SKSS thông qua đa dạng hóa các HĐGDNGL tại trƣờng THPT ở huyện Bảo Yên đã mang lại kết quả khả quan. Kết quả này một lần nữa khẳng định khả năng hiện thực hóa các biện pháp giáo dục SKSS cho học sinh thông qua HĐGDNGLL ở trƣờng THPT.
2. KIẾN NGHỊ
Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi xin đƣa ra một số kiến nghị sau:
2.1. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nƣớc về giáo dục
Cần có chủ trƣơng và chỉ đạo cụ thể tăng cƣờng giáo dục SKSS trong các trƣờng THPT. Cần có bộ máy chỉ đạo và quản lý thống nhất từ trên xuống dƣới để thống nhất nội dung giáo dục SKSS cho học sinh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
dục, trong đó có giáo dục SKSS của tỉnh. Cần sát sao với việc sử dụng nguồn lực có đƣợc vào những mục đích chính đáng, tránh lãng phí tài chính vào những việc chƣa xác định cụ thể và có hiệu quả.