Yếu tố Nhà trường

Một phần của tài liệu tích hợp giáo dục sức khỏe sinh sản thông qua tổ chức hoạt động giáo dục giờ lên lớp cho học sinh trung học phổ thông (Trang 41 - 43)

8. Cấu trúc luận văn

1.8.2.2 Yếu tố Nhà trường

* Về công tác quản lý, lãnh đạo

Hiện nay, ở nhà trƣờng THPT giáo viên chủ yếu thực hiện việc giảng dạy và tổ chức các hoạt động khác theo chƣơng trình đã xác định. Giáo dục SKSS cho học sinh là rất quan trọng nhƣng do chƣa đƣợc chỉ đạo sát sao nên giáo viên chƣa coi đó là công việc „„ nhất thiết phải thực hiện‟‟. Do đó, các cấp quản lý chỉ đạo giáo dục THPT, đặc biệt là ban giám hiệu nhà trƣờng THPT cần nhận thức đƣợc tính cấp thiết của vấn đề giáo dục SKSS cho học sinh. Ban giám hiệu cần quan tâm hơn đến việc đƣa giáo dục SKSS vào chƣơng trình giảng dạy. Trên cơ sở lồng ghép, tích hợp nội dung các HĐGDNGLL của trƣờng mình. Ban giám hiệu cần khuyến khích, ủng hộ,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

khích lệ những giáo viên nhiệt tình, luôn tìm tòi sáng tạo trong việc tổ chức các HĐGDNGLL để giáo dục SKSS.

* Về đội ngũ giáo viên

Giáo viên THPT cần có nhận thức đúng đắn về tính thời sự, tầm quan trọng của giáo dục SKSS cho học sinh THPT. Bên cạnh đó, họ cần có những hiểu biết cơ bản về giáo dục SKSS nói chung và giáo dục SKSS thông qua HĐGDNGLL nói riêng nhằm giúp cho việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục SKSS thông qua HĐGDNGLL đƣợc thuận lợi.

Ngoài ra, giáo viên THPT còn phải có những kĩ năng sƣ phạm nhất định đặc biệt là năng lực tổ chức các HĐGDNGLL. Hiện nay, vẫn còn hiện tƣợng giáo viên cắt xén các tiết HĐGDNGLL để dạy các môn văn hóa nên khi tổ chức các HĐGDNGLL giáo viên rất lúng túng, nhất là những giáo viên đã có tuổi.

* Về học sinh THPT

Mục đích cuối cùng của quá trình giáo dục SKSS thông qua HĐGDNGLL là phải làm chuyển biến ở học sinh về kiến thức, kĩ năng, thái độ và hành vi về các vấn đề SKSS. Để đạt đƣợc chuyển biến đó, ngoài sự giúp đỡ của giáo viên, học sinh phải vận động tích cực, có ý thức rèn luyện kĩ năng, thƣờng xuyên ý thức đƣợc hành vi của mình trong quan hệ với mọi ngƣời xung quanh.

* Về sự kết hợp các con đường giáo dục trong nhà trường

Nhiệm vụ giáo dục cơ bản nhất là quá trình chuẩn bị cho thế hệ trẻ lớn lên, bƣớc vào cuộc sống. Trong quá trình đó có thể nêu lên hai mặt có quan hệ qua lại với nhau: nhận thức cuộc sống và xây dựng thái độ với cuộc sống. Nhận thức cuộc sống đƣợc thực hiện đầy đủ thông qua con đƣờng dạy học, xây dựng thái độ đối với cuộc sống đƣợc thực hiện chủ yếu thông qua các con đƣờng giáo dục. Nhận thức cuộc sống đƣợc thực hiện bằng nhiều hoạt động

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

khác nhau, song hoạt động quyết định là học tập. Còn công tác ngoài lớp, giáo dục gia đình, hoạt động tập thể nhằm xây dựng thái độ của học sinh đối với xã hội, đối với lao động và đối với con ngƣời. Trong nhà trƣờng, dạy học cũng thực hiện cả chức năng giáo dục, còn giáo dục cũng thực hiện cả chức năng nhận thức cuộc sống nhằm hình thành nên con ngƣời phát triển toàn diện.

* Về cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường

Để giáo dục SKSS cho học sinh đạt hiệu quả cao cần có các điều kiện vật chất, kĩ thuật nhƣ: Phƣơng tiên nghe nhìn, tài liệu tham khảo, sách báo có liên quan... Ngoài ra, kinh phí của nhà trƣờng có thề coi là phƣơng tiện quan trọng để tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, các cuộc nói chuyện với chuyên gia...

* Về phối hợp các lực lượng giáo dục trong nhà trường

Giáo dục qua HĐGDNGLL cần có sự phối hợp chặt chẽ các thành viên trong tập thể của trƣờng. Trong đó:

Ban giám hiệu nhà trƣờng xây dựng kế hoạch, các phƣơng hƣớng, quản lý giám sát việc giáo dục SKSS trong toàn trƣờng; tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các hoạt động giáo dục SKSS đƣợc tiến hành với những hình thức phù hợp nhất.

Tổ chức Đoàn TNCS HCM và các chi đoàn, đoàn viên là những hạt nhân trong phong trào; tích cực, chủ động sáng tạo trong việc tham gia các HĐGDNGLL có liên quan đến các vấn đề giáo dục SKSS.

Một phần của tài liệu tích hợp giáo dục sức khỏe sinh sản thông qua tổ chức hoạt động giáo dục giờ lên lớp cho học sinh trung học phổ thông (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)