8. Cấu trúc luận văn
1.5 SỰ CẦN THIẾT PHẢI GIÁO DỤC SKSS CHO HỌC SINH THPT
THÔNG QUA TỔ CHỨC HĐGDNGLL
Rất nhiều thanh thiếu niên không đƣợc giáo dục về sức khoẻ sinh sản, có thể do đây không phải là một phần trong chƣơng trình học hoặc là do họ phải nghỉ học sớm. Kinh nghiệm về giáo dục vị thành niên cho thấy: bên cạnh những chƣơng trình học thông thƣờng ở nhà trƣờng, các em cần có những thông tin rõ ràng và dễ hiểu về sự phát triển giới tính, sức khoẻ sinh sản và kế hoạch hoá gia đình; những vấn đề về giới tính và bình đẳng giới, về những bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục, HIV/AIDS, càng sớm càng tốt.
Các kết quả nghiên cứu cho thấy: Quan hệ tinh dục sớm đang là xu thế có chiều hƣớng gia tăng, mà phần lớn là quan hệ tình dục không an toàn trƣớc hôn nhân. Hậu quả là, nguy cơ mang thai ngoài ý muốn và mắc bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục. Vị thành niên thƣờng dễ mắc bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục, kể cả HIV/AIDS do thiếu hiểu biết về các biện pháp phòng tránh. Hơn nữa, sau khi mắc bệnh họ ít có khả năng tiếp cận các cơ sở y tế để chữa trị.
Mặc dù vị thành niên thuộc cả hai giới đều đối mặt với những nguy cơ này về cả thể chất lẫn tinh thần, nhƣng các em gái phải chịu đựng những hậu quả bất lợi hơn về sức khoẻ sinh sản do bị lạm dụng tình dục và những quan hệ tình dục không an toàn. Hoặc có thể do thiếu khả năng tiếp cận với những dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kể cả khả năng tiếp cận thông tin và nguồn cung cấp các phƣơng tiện tránh thai.
Các hậu quả do thiếu những hiểu biết cần thiết không chỉ ảnh hƣởng nghiêm trọng đến bản thân vị thành niên, mà còn gián tiếp ảnh hƣởng tới nguồn nhân lực, sự phát triển kinh tế - xã hội và cả tƣơng lai của đất nƣớc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Cung cấp thông tin và giáo dục về sức khỏe sinh sản để giúp đỡ thanh thiếu niên học sinh tự khám phá những tính cách, các tiêu chuẩn và những chọn lựa của riêng mình là cần thiết. Đồng thời cũng nâng cao kiến thức và hiểu biết của các em về các vấn đề sức khoẻ sinh sản. Ở hầu hết các nƣớc, vị thành niên hiếm khi trao đổi với cha mẹ mình hoặc những ngƣời lớn tuổi hơn về các chủ đề tình dục (ví dụ nhƣ: giao hợp, những sở thích tình dục, hiện tƣợng có kinh, mộng tinh...). Hầu hết thông tin về những chủ đề này thƣờng từ bạn bè đồng lứa. Đó là những ngƣời cũng ít kinh nghiệm và không hiểu biết hoặc cũng hiểu sai nhƣ họ, hoặc từ các phƣơng tiện truyền thông không chính xác, hoặc từ các hình mẫu rập khuôn hay quá khích về tình dục và giới tính.
Nhiều em thuộc lứa tuổi học sinh thƣờng không biết cơ thể họ thực hiện chức năng sinh dục và sinh sản nhƣ thế nào. Họ mong muốn có cơ hội trao đổi những vấn đề này với một ngƣời lớn tuổi hiểu biết vấn đề và sẽ không chỉ trích họ. Thanh niên học sinh chƣa có gia đình thƣờng không biết, hoặc không tiếp cận đƣợc những dịch vụ kế hoạch hoá gia đình. Nhƣ vậy, họ sẽ có nguy cơ mang thai ngoài ý muốn, hoặc bị mắc các bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục. Vì thế, giáo dục SKSS cho học sinh trƣờng THPT là cần thiết. Các nội dung giáo dục SKSS bao gồm các nội dung phong phú và phù hợp với khả năng nhận thức của các em.
1.6. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC HĐGDNGLL Ở NHÀ TRƢỜNG THPT
1.6.1. Hoạt động GDNGLL
HĐGDNGLL là những hoạt động giáo dục đƣợc thực hiện ngoài thời gian học tập, nhằm lôi cuốn đông đảo học sinh tham gia để mở rộng hiểu biết, tạo không khí vui tƣơi lành mạnh, tạo cơ hội để học sinh rèn luyện thói quen sống trong cộng đồng và phát huy tối đa năng lực, sở thích của từng cá nhân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
cách có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức nhằm góp phần hình thành nhân cách phát triển toàn diện cho học sinh theo mục tiêu đào tạo, đáp ứng những yêu cầu đa dạng của xã hội.
HĐGDNGLL đƣợc chia ra hai mức độ:
- HĐGDNGLL do nhà trƣờng quản lý chỉ đạo, với sự tham gia của các lực lƣợng xã hội và do giáo viên chủ nhiệm trực tiếp tổ chức, hƣớng dẫn cho học sinh thực hiện. Nó đƣợc tiến hành xen kẽ hoặc tiếp nối hoạt động dạy - học trong phạm vi nhà trƣờng hoặc trong đời sống xã hội. Hoạt động này diễn ra trong suốt năm học và cả thời gian nghỉ hè để khép kín quá trình giáo dục, làm cho quá trình này đƣợc thực hiện mọi nơi, mọi lúc.
- Hoạt động giáo dục ngoài nhà trƣờng là tổ chức cuộc sống của thanh thiếu niên, là cuộc sống thực của họ về học tập, lao động, vui chơi, giải trí … Giáo dục ngoài nhà trƣờng là trách nhiệm của toàn xã hội, của gia đình học sinh nhà trƣờng đóng vai trò cố vấn sƣ phạm và phối hợp tổ chức.
Xuất phát từ vị trí, ý nghĩa của HĐGDNGLL nên trong đổi mới giáo dục hiện nay HĐGDNGLL là một chƣơng trình bắt buộc, là một bộ phận trong quy trình giáo dục toàn diện học sinh.
1.6.2. Vị trí của hoạt động GDNGLL
Hoạt động GDNGLL là một bộ phận cấu thành của hoạt động dạy học - giáo dục.
Hoạt động GDNGLL là cầu nối tạo ra mối liên hệ hai chiều giữa nhà trƣờng với xã hội:
- Thông qua hoạt động GDNGLL nhà trƣờng có điều kiện để phát huy vai trò tích cực của mình với đời sống, mở ra khả năng thuận lợi để gắn nhà trƣờng với xã hội.
- Hoạt động GDNGLL là điều kiện và phƣơng tiện để huy động sức mạnh cộng đồng tham gia vào quá trình đào tạo học sinh và sự phát triển của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nhà trƣờng, thực hiện tốt công cuộc xã hội hoá giáo dục.
1.6.3. Nhiệm vụ của HĐGDNGLL ở nhà trƣờng THPT
1.6.3.1. Giáo dục về nhận thức
HĐGDNGLL giúp học sinh bổ sung củng cố và hoàn thiện những tri thức đã học trên lớp, đồng thời giúp các em có những hiểu biết mới, mở rộng nhãn quan với thế giới xung quanh và cộng đồng xã hội.
HĐGDNGLL giúp học sinh biết vận những tri thức đã học để giải quyết các vấn đề do thực tiễn cuộc sống đặt ra.
HĐGDNGLL giúp học sinh hƣớng nhận thức, biết tự điều chỉnh hành vi đạo đức, lối sống cho phù hợp.
HĐGDNGLL giúp học sinh định hƣớng chính trị, xã hội, có những hiểu biết nhất định về truyền thống cách mạng của đất nƣớc …
HĐGDNGLL giúp học sinh có những hiểu biết tối thiểu về các vấn đề có tính thời đại nhƣ vấn đề hợp tác quốc tế, vấn đề bảo vệ môi sinh, môi trƣờng, vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình, vấn đề pháp luật …
1.6.3.2.. Giáo dục thái độ
HĐGDNGLL từng bƣớc hình thành cho học sinh niềm tin vào những giá trị mà các em phải vƣơn tới, từ đó các em có mong muốn vƣơn lên thành con ngoan trò giỏi, tích cực để trở thành công dân có ích cho xã hội.
HĐGDNGLL bồi dƣỡng cho học sinh những tình cảm trong sáng, qua đó giúp các em biết kính yêu và trân trọng cái tốt, cái đẹp, biết ghét những cái xấu, cái lỗi thời không phù hợp.
HĐGDNGLL bồi dƣỡng, xây dựng cho học sinh lối sống và nếp sống phù hợp với đạo đức, pháp luật, truyền thống tốt đẹp của của đất nƣớc.
HĐGDNGLL bồi dƣỡng cho học sinh tính tích cực, tính năng động, sẵn sàng tham gia những hoạt động xã hội, hoạt động tập thể của trƣờng, của lớp vì lợi ích chung, vì sự trƣởng thành và tiến bộ của bản thân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1.6.3.3. Rèn luyện kỹ năng
HĐGDNGLL rèn luyện cho học sinh những kỹ năng giao tiếp, ứng xử có văn hóa, những thói quen tốt trong học tập, lao động.
HĐGDNGLL rèn luyện cho học sinh các kỹ năng tự quản, trong đó có kỹ năng tổ chức, kỹ năng điều khiển và thực hiện một hoạt động tập thể ...
HĐGDNGLL rèn luyện cho học sinh các kỹ năng giáo dục, tự điều chỉnh kỹ năng hòa nhập để thực hiện tốt các nhiệm vụ do thầy, cô giáo, do nhà trƣờng hoặc do tập thể lớp giao cho.
1.6.4. Biện pháp tổ chức HĐGDNGLL
Biện pháp tổ chức HĐGDNGLL là những cách thức tổ chức tiến hành thực hiện các nội dung trong trƣơng trình HĐGDNGLL theo một quy trình (các bƣớc) nhằm đạt đƣợc mục tiêu của nội dung hoạt động đặt ra. Mỗi biên pháp tổ chức bao gồm cấu trúc và thành phần nhƣ sau:
+ Thực hiện một hoặc nhiều mục tiêu giáo dục
+ Xác định chủ đề tham gia và các lực lƣợng phối hợp.
Thông thƣờng, lựa chọn một biện pháp tổ chức HĐGDNGLL phải xem xét tính khả thi và tính hiện thực của biện pháp.
+ Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng biện pháp
Vấn đề cơ bản đối với nhà sƣ phạm là phải biết lựa chọn biện pháp phù hợp để thực hiện mục tiêu đặt ra cho mỗi hoạt động. Các nhà sƣ phạm lỗi lạc trong lịch sử giáo dục nhân loại và dân tộc đều có quan niệm chung: Mọi biện pháp dạy học hay giáo dục đều có ƣu nhƣợc điểm của nó. Trong HĐGDNGLL nếu biết phối hợp các biện pháp hợp lý, phát huy các mặt tích cực của các biện pháp thì chất lƣợng, hiệu quả của các HĐGDNGLL sẽ đƣợc nâng cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn