Khái niệm ngôn ngữ văn học

Một phần của tài liệu nghệ thuật truyện ngắn phạm duy nghĩa (Trang 64 - 65)

6. Cấu trúc luận văn

3.1. Khái niệm ngôn ngữ văn học

Văn học được gọi là nghệ thuật vì công cụ và chất liệu cơ bản của nó là ngôn ngữ. Bắt nguồn từ ngôn ngữ nhân dân, được chọn lọc và gọt giũa qua quá trình lao động nghệ thuật của nhà văn. Ngôn ngữ văn học không còn tồn

tại ở dạng chất liệu thô mộc mà thực sự trở thành một “ngôn ngữ mang tính

nghệ thuật”, thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách, tài năng của nhà văn.

Những thuộc tính cơ bản của ngôn ngữ văn học thường được nhắc tới là: tính chính xác, tính hàm súc, tính đa nghĩa, tính tạo hình và biểu cảm. Khác với các hình thái hoạt động ngôn ngữ khác, ngôn ngữ văn học là hoạt động ngôn ngữ mang ý nghĩa thẩm mỹ với nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng hình tượng văn học và giao tiếp nghệ thuật. Vì vậy, tính hình tượng, tính thẩm mỹ là thuộc tính bản chất, xuyên thấm vào mọi thuộc tính khác, quy định những thuộc tính ấy.

Ngôn ngữ (ở đây hiểu là ngôn ngữ văn học) đã góp phần đắc dụng trong việc giúp cho văn học đạt được được tính vạn năng trong việc chiếm lĩnh đời sống. Chẳng những chiếm lĩnh được những gì mắt thấy tai nghe mà văn học còn tái hiện được cả mùi vị, nắm bắt được cả những điều mơ hồ, vô hình nhưng có thật trong cảm giác của con người. Với chất liệu ngôn từ, văn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

học phản ánh được quá trình vận động không ngừng của đời sống trong không gian và thời gian ở bất cứ giới hạn nào và có khả năng tái hiện lời nói và thế giới tư tưởng của con người.

Sau đổi mới, ngôn ngữ văn học cũng có sự thay đổi. Đó là sự nhường chỗ dần của ngôn ngữ sử thi cho ngôn ngữ gần gũi của đời sống. Đặc biệt sự thay đổi ấy càng được thể hiện ở những người viết trẻ hôm nay, những người “đã có ngôn ngữ mới” (Nguyễn Khoa Điềm). Những người viết trẻ hôm nay ít bị ràng buộc bởi những tín điều đạo đức, luân lý vừa đầy tự tin vào mình, vừa đầy hoài nghi với cuộc đời. Họ chọn cho mình thứ ngôn ngữ có thể bộc lộ nhiều nhất cái tôi của mình. Sự cởi mở của không khí dân chủ, sự chi phối của hiện thực được lựa chọn mang đến cho mỗi nhà văn trẻ một ngôn ngữ riêng. Nếu Đỗ Tiến Thuỵ chọn cho mình thứ ngôn ngữ nồng ấm, Nguyễn Ngọc Tư chọn lời văn da diết, buồn thương, Đỗ Bích Thúy chọn cách nói dung dị, hồn hậu và giàu nữ tính .... thì ngôn ngữ trong trang văn Phạm Duy Nghĩa lại “khiến cho người đọc có thể bị "choáng" ngay từ lần đọc đầu tiên” khi đem đến một vẻ đẹp lấp lánh của nhạc, của thơ, của hoạ.

Một phần của tài liệu nghệ thuật truyện ngắn phạm duy nghĩa (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)