Cốt truyện tâm lí

Một phần của tài liệu nghệ thuật truyện ngắn phạm duy nghĩa (Trang 32 - 36)

6. Cấu trúc luận văn

1.2.5. Cốt truyện tâm lí

Xuất hiện vào cuối thế kỉ XIX, cốt truyện tâm lí là kiểu cốt truyện được triển khai dựa trên tâm lí của nhân vật với những bức xúc, dằn vặt nội tâm, sự vận động nội tâm đó là cơ sở thúc đẩy truyện phát triển.

Trong lịch sử văn học, kiểu cốt truyện này đã từng manh nha trong truyện ngắn Việt Nam từ những năm ba mươi của thế kỉ trước, tiêu biểu là những sáng tác của Thạch Lam và văn xuôi Tự lực văn đoàn. Hiện nay, kiểu cốt truyện tâm lý sẽ tiếp tục phát triển. Xu hướng đi sâu vào việc miêu tả, phân tích thế giới nội tâm đầy biến động tinh vi, phức tạp của con người đưa kiểu cốt truyện này trở thành tiền đề cho lối viết “dòng ý thức” của văn học đương đại.

Đọc truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa có thể thấy, nhân vật của anh “nghĩ” nhiều hơn là hành động. Tác giả thường chú tâm miêu tả cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ của nhân vật nhiều hơn, để nhân vật của mình chiêm nghiệm và triết lí nhiều hơn là để nhân vật đi lại, nói cười. Chính vì thế mà rất nhiều truyện của Phạm Duy Nghĩa là những dòng tâm trạng của nhân vật. Tuy chưa hẳn là những “dòng ý thức” miên man không dứt, chồng chéo khó nắm bắt, nhưng truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa bao giờ cũng là sự trôi chảy của tâm trạng, của những kí ức, giấc mơ, những ẩn ức, thậm chí là cả những suy tư, dằn vặt, day dứt của nhân vật chính.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đồi hoa lạnh – là những dằn vặt đầy mâu thuẫn của Doanh - giữa một bên là suy nghĩ của một “con người với những quy luật tâm lí thông thường” với một bên là chí tiến thủ, muốn trở thành con người “tử vì đạo” với những nguyên tắc cứng nhắc của một viên chức mãn cán. Đó còn là những ân hận ám ảnh day dứt của Doanh về cô sinh viên Hoài, cô nữ sinh xinh đẹp, yếu đuối mà đau khổ - mà sự đau khổ của Hoài một phần cũng do sự “nguyên tắc” lạnh lùng của anh mang lại.

Vệt sáng trên ban công là sự day dứt, ân hận của "tôi" vì sự tự cao tự đại của mình đã vô tình chà đạp lên tâm hồn đã rạn vỡ, cô đơn của một cô gái mơ mộng và đầy khát vọng - từ đó truyền đi thông điệp của tác giả: “Văn chương mà làm gì khi người viết ra nó quay lưng lại với nỗi đau khổ của con người”.

Đường về xa lắm lại là những kí ức đăm đắm về vùng quê miền núi, về những ngày tháng ấu thơ êm đềm, đầm ấm, đẹp đẽ nơi núi rừng của nhân vật Hiên, là những hoang mang, lo sợ, rợn ngợp của cô trước cuộc sống chen chúc, ngột ngạt của thị thành, lối sống bon chen của người phố thị và hoang mang, ngơ ngác trước những quan miện văn chương mà cần phải “thay máu” mới hiểu được.

Đường về xa lắm không hẳn là một dòng tâm trạng. Nói đúng hơn đó là những mảnh tâm trạng, mỗi mảnh là một khoảnh khắc trong suy nghĩ của nhân vật Hiên. Đây là kí ức về ngày chia tay trước khi lên thành phố nhận việc. Đây lại là sự ngạc nhiên trước công việc và đồng nghiệp. Đây là nỗi nhớ quê, nhớ nhà, nhớ tuổi thơ gắn liền với những kỉ niệm với con bò vàng. Đây là sự tủi thân trước thái độ hằn học, đố kị và cả coi thường của một số người xung quanh. Đây là tâm trạng hoang mang, ngơ ngác, cô đơn đến tội nghiệp của cái cảm giác lạc lõng. Những mảnh tâm trạng với rất nhiều cung bậc cảm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

xúc nín lặng ấy đã cho thấy sự cô đơn, lạc lõng của một con người khi rời xa thế giới quen thuộc của mình.

Đặc biệt, Hoa trúc đào giống như những trang nhật kí của một cô gái mộng mơ, đa cảm. Người đọc bị cuốn theo những dòng tâm sự của cô – khi là những cảm xúc hân hoan, say đắm, bồi hồi, có lúc lại là những xúc cảm bồng bột trào dâng, và cuối cùng là sự xót xa, hụt hẫng, nuối tiếc, bâng khuâng.

Đọc truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa, mỗi khi kết thúc một truyện, người đọc luôn có một cảm giác như vừa nếm một món ăn, còn để lại hương vị nhân nhẫn trên đầu lưỡi, rất lâu tan. Dư vị ấy dường như đọng lại bởi từ cảm giác mỗi câu chuyện được kể - chính xác hơn là được "chảy" ra từ dòng suy nghĩ, từ tâm trạng của nhân vật. Một truyện là một dòng ý thức hoặc được xuyên

suốt bởi một dòng ý thức. Ví như, ở Thương nhớ Lèng Hồ - mạch truyện là

những kí ức miên man, lắng đọng của Thịnh về những tháng ngày ở Lèng Hồ;

Cơn mưa hoa mận trắng là những ẩn ức sâu kín vật vã trong tâm hồn Thuận;

Thông trên đá như một sự chiêm nghiệm về con người; Đồi hoa lạnh, Vệt sáng trên ban công lại là những cuộc đấu tranh gay gắt, những day dứt khôn nguôi....

Với bản tính trầm lặng, ưa quan sát, suy ngẫm và chiêm nghhiệm, bằng những trang viết thấm đẫm tâm trạng từ bên trong, Phạm Duy Nghĩa đã cho thấy một cái tôi luôn trăn trở, ám ảnh về con người và cuộc sống. Cái miên man, dàn trải mà sâu lắng của những dòng tâm trạng đã tạo nên dư ba cho mỗi tác phẩm của Phạm Duy Nghĩa. Nó khiến người đọc có cảm giác câu chuyện vẫn còn tiếp tục, rằng cái dấu chấm hết cho mỗi truyện ngắn kia chỉ là một khoảng lặng, một khoảng ngừng trong chốc lát của những dòng cảm xúc rất đời với muôn vàn cung bậc vẫn đang phập phồng ngày đêm ...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tiểu kết :

Mọi sự phân chia đều có tính tương đối. Khó có thể phân định ranh rới truyện ngắn nào của Phạm Duy Nghĩa mang cốt truyện truyền thống hay truyện nào mang cốt truyện cách tân (ngay cả khái niệm cốt truyện truyền thống và cốt truyện cách tân ở đây cũng mang tính tương đối). Vì dù ở cốt truyện lồng khung hay cốt truyện ghép mảnh, huyền ảo ta vẫn bắt gặp một mạch truyện cơ bản được duy trì theo trật tự tuyến tính, tuân theo quy luật nhân quả và đặc biệt là chảy trôi theo dòng tâm lí, kí ức, tâm sự của nhân vật chính. Sự đan xen ấy cũng là điều dễ hiểu. Nó cho thấy sự chân thực và sống động của tác phẩm. Đồng thời cũng là một cách lựa chọn phù hợp của nhà văn khi kể những câu chuyện sống động và chân thực ấy

Dù có ý kiến đã cho rằng, Phạm Duy Nghĩa không chú trọng xây dựng cốt truyện, nhưng qua những gì đã khảo sát chỉ trong lĩnh vực cốt truyện thôi – cũng thấy rằng Phạm Duy Nghĩa đã dụng công không ít cho tác phẩm của mình. Tác giả dù “cổ điển” nhưng vẫn luôn có ý thức tự làm mới mình, thể hiện sự hoà nhịp kịp thời của anh với đời sống văn học đương đại, đồng thời cho thấy sự đóng góp của anh trong việc góp phần nâng cao trình độ tiếp nhận cho độc giả, cũng như tạo nên sức cuốn hút và hấp dẫn cho những tác phẩm được coi là cổ điển, truyền thống của mình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

CHƢƠNG 2

NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN PHẠM DUY NGHĨA

Một phần của tài liệu nghệ thuật truyện ngắn phạm duy nghĩa (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)