Nhân vật tha hoá

Một phần của tài liệu nghệ thuật truyện ngắn phạm duy nghĩa (Trang 52 - 64)

6. Cấu trúc luận văn

2.2.2. Nhân vật tha hoá

Trong thế giới nhân vật của Phạm Duy Nghĩa, ngoài những nhân vật thể hiện vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách con người, còn xuất hiện những nhân vật phản ánh phần khuất lấp, tăm tối và biến chất trong con người, ở đây gọi chung là những nhân vật tha hoá.

Tha hoá là làm cho khác đi, biến thành xấu đi hay biến thành cái khác, đối nghịch với cái ban đầu của mình, của cộng đồng, nguồn gốc đã sinh ra mình. Nó thể hiện sự xuống cấp của con người mà nguyên nhân sâu xa nằm ở phía xã hội.

Là một nhà văn chủ yếu viết về miền núi nên hình tượng con người miền núi xuất hiện trong phần lớn các sáng tác của Phạm Duy Nghĩa. Ở đó, chúng ta không thấy những con người miền núi "thật thà đến ngớ ngẩn" nhưng cũng bắt gặp không ít những con người tăm tối, thiếu hiểu biết. Sự tăm tối, thiếu hiểu biết của họ có lúc đã trở thành độc ác, hãm hại con người.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đới Bạt Kinh (Chuyện ở Ô Cán Hồ) là một đại diện cho những con người như thế. Trong một lần đi chợ, ban đêm, uống rượu say, ông ta đã mò vào cưỡng hiếp bà chủ một sạp vải bị chồng bà ta thình lình trở về chém vào mặt, từ đó, ông ta căm thù dân thị trấn và những người sống ở vùng thấp. Ông ta cũng không chấp nhận bất cứ thứ gì thuộc về "bọn người ấy". Con đẻ ra, ông ta không cho đứa nào đi học. Sách kĩ thuật nông nghiệp bị ông ta khinh rẻ và đốt cháy trong khi mùa màng thất bát thì ông cho là tại ma quỷ. Sống biệt lập giữa núi non trùng điệp, lại thiếu ánh sáng văn hoá và tri thức, con người ấy ngày càng tăm tối. Vì lòng tham, Bạt Kinh đã mang đứa trẻ bị lạc trong một phiên chợ xuân về nuôi. Đến khi không thấy ai mang "món tiền chuộc lớn" đến chuộc như ông ta hi vọng thì ông ta đâm ra bực tức và hắt hủi nó. Mù quáng, ngu dốt, ông ta theo lời phù thuỷ tin rằng đứa bé là một con ma đến hãm hại gia đình ông ta nên càng đối xử tàn tệ với đứa bé - bắt ở một mình trong cái lán trên rừng, không cho về nhà, mỗi bữa chỉ cho ăn một bát cơm với rau, khiến Linh (tên đứa bé) chỉ còn là "một mớ thịt mỏng trắng bệch", đầu lơ thơ tóc. Cuối cùng, ông ta quyết định bán Linh như bán một con vật mà không hề mảy may động tâm xem bọn người như đồ tể ấy sẽ đối xử với Linh như thế nào, cô bé sẽ sống, chết ra sao. Sự tăm tối, dốt nát và lòng tham của người đàn ông đó đã gây ra tội ác. Nhưng sự im lặng của bà mẹ, sự về hùa của Tắc (người con cả), sự nhu nhược và hèn yếu của Tần (người con thứ hai) cũng bị coi như đồng lõa với tội ác ấy. Con người u tối, thiếu hiểu biết thật đáng sợ mà cũng thật đáng thương.

Có ai đó đã nói rằng, con người là loài mạnh nhất nhưng cũng là loài yếu nhất. Vì sao? Vì bên cạnh những đặc điểm ưu việt khiến con người trở thành bá chủ muôn loài, thống trị thế giới thì tự bản thân con người vẫn tồn tại đầy nhược điểm. Bên cạnh lòng dũng cảm, sự độ lượng, đức hi sinh, những ước mơ bay bổng, những khát vọng cao đẹp, trong con người còn tồn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tại sự sợ hãi, yếu đuối, lòng ích kỉ, thói kiêu ngạo, những ham muốm nhỏ nhen, những dục vọng thấp hèn. Chính những điểm yếu ấy đã có lúc không những ngăn cản con người đến với nhau mà có lúc đã làm hại chính con người. "Tôi" (Vệt sáng trên ban công) khi nhận ra Hà "cần tôi", "không thể thiếu tôi" thì trở nên kiêu ngạo và "dần nảy sinh ý thức tàn nhẫn đối với con bé" dù trong thâm tâm vẫn quý mến Hà. Cho rằng cô đã xúc phạm đến "niềm tự hào hiểu biết" của mình, anh ta tự cho mình cái quyền được trút lên Hà "đủ thứ rác rưởi của sự cay độc", khi cô bé tỏ ra bướng bỉnh, quyết bảo vệ ý kiến của mình, và khi cô bé lặng lẽ, âm thầm khóc thì anh ta đáp lại bằng một thái độ dửng dưng, lạnh lùng. Chỉ vì bản thân "vốn ghét màu gạch non" và "không thích con gái cẩu thả trong ăn mặc" mà anh ta cũng tự cho mình cái quyền được mắng mỏ, chỉ trích cô bé thậm tệ khi khó chịu một cách vô lý trước "chiếc áo màu gạch non xoàng xĩnh và hơi nhàu, mái tóc không chải thoảng mùi ngai ngái" của Hà. Để rồi anh ta hắt hủi Hà, dửng dưng trước nỗi đau cô độc của Hà. Sự ích kỉ và thói kiêu ngạo nhất thời ấy của anh ta đã khiến anh ta đánh mất Hà. Khi anh ta nhận ra mình yêu cô gái, hoảng hốt đi tìm thì không bao giờ được gặp cô nữa. Anh ta phải sống trong niềm day dứt và ân hận khôn nguôi vì đã độc ác làm tổn thương một tâm hồn cô độc mong manh, "một tâm hồn trong xanh còn xót lại giữa chốn phồn hoa gió bụi, lẽ ra cần được nâng niu, gìn giữ..."

Chính sự ích kỉ đôi khi cũng khiến con người tự hạ bệ mình từ một vị trí đáng kính trọng xuống hạng tầm thường. Vũ (Thông trên đá), là thầy giáo trẻ trong một trường sư phạm,"đẹp trai lồng lộng lại giảng bài hay", "tuy còn trẻ nhưng đang tạo lập được uy tín", là niềm mơ ước của bao nhiêu nữ sinh. Với quan niệm tình yêu là thiêng liêng, anh đã gồng mình chống lại bao cám dỗ, hết cách này đến cách khác từ chối những lời tỏ tình của các nữ giáo sinh để chung thuỷ với Ngân, người yêu của anh. Thế nhưng, khi biết cô người yêu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

xinh đẹp, nết na, hình bóng rất gần của "một người vợ đảm đang, một nàng dâu hiền thảo" ấy đã từ bỏ tình yêu của anh để đến với một anh công nhân làm đường người đen đủi, tóc xém vàng lại thọt chân và "hủ hoá" với anh ta thì Vũ như biến thành một con người khác. Như một con thú bị thương, tức giận, đau đớn, cả tự ái khi lòng tự tôn bị xúc phạm đã khiến Vũ "nảy ra một ý định tàn nhẫn" là gặp lại cô gái, tìm cách sỉ nhục cô bằng những lời ngọt nhạt rằng anh vẫn yêu cô, sẵn sàng tha thứ cho cô, bảo lãnh cho cô không bị đuổi học nếu cô từ bỏ tình yêu tội lỗi kia. Cái ý nghĩ nanh nọc của Vũ sau cuộc gặp gỡ ấy, khiến người ta thất vọng về anh: "Cô tưởng tôi thừa bao dung để hi sinh vì cô à? Không bao giờ! Con người sống đạo đức, mô phạm như tôi thà bị cắt tiết băm chặt làm phân, quyết không chấp nhận hạng đĩ ngầm. Tôi chỉ đóng kịch dạo chơi trên nỗi nhục của cô cho hả lòng căm giận mà thôi.". Ban đầu, người đọc khó mà tưởng tượng được có lúc Vũ lại trở thành một kẻ nhỏ mọn, tầm thường đến như vậy. Đúng là, khi rơi vào bi kịch, con người ta mới bộc lộ mình đến tận cùng bản thể. Và Phạm Duy Nghĩa đã tìm cách đặt nhân vật của mình vào những cảnh huống đặc biệt để "lộ diện, lộ hồn" là như thế.

Cuộc sống vốn đa dạng, muôn hình muôn vẻ, đôi mắt bé nhỏ và tầm nhìn giới hạn của con người khó có thể nhìn nhận một cách trọn vẹn cả thế giới vốn không hề giản đơn. Tâm hồn con người lại càng là một thế giới bí ẩn, phức tạp và khó đoán. Đó là một vũ trụ riêng, tuần hoàn với những quy luật riêng của nó. Lấy suy nghĩ, tình cảm và quan niệm của mình để suy xét và đánh giá người khác một cách phiến diện một chiều nhiều khi gây ra những hậu quả đau lòng, có thể biến những điều tưởng như tốt đẹp trở nên tồi tệ, thậm chí còn có thể huỷ hoại con người. Đám đông sinh viên (Hoa trúc đào) với những nhân vật đại diện như Lâm, Lý, Dung, Huyền, Tú, Minh,... bằng thứ tình yêu tôn thờ đến ích kỉ đã đặt lên vai người thầy thần tượng của họ một gánh nặng quá sức: "chúng không cho thầy được quyền khiếm khuyết",

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

"không muốn thầy đi ngang về tắt", không muốn "tim thầy biết rạo rực yêu đương". Họ bắt thầy "phải là Thánh, là Phật" " hoàn mĩ, toàn bích" và nhiệm vụ của thầy là "ngồi một mình trên bệ cao mà toả hào quang". Họ " quên mất thầy cũng là một con người". Cho nên, trong số họ, không một ai hiểu được vì sao thầy lại yêu Vân, "một đứa con gái gầy đét, da khô, mặt dày đặc tàn nhang", "sống lặng lẽ như gián, ăn ít như chim" và "suốt mùa đông tùm hụp chiếc khăn đen như một nữ tu sĩ". Lòng họ đau đớn, tan nát khi thấy "bao đêm ròng... cứ về khuya thầy lại mở cửa sổ căn phòng tắt điện, đứng nhìn lên tầng hai khu nội trú sinh viên" hướng về người mình yêu như bất cứ một kẻ si tình nào. Họ không thể chịu đựng được khi thần tượng sụp đổ. Vốn "đã quen với lối tư duy rằng người khác phải yêu những gì mình yêu, nghĩ giống như mình nghĩ", họ vô cùng đau đớn khi biết rằng người con gái "quá đỗi bình thường" kia lại không hề yêu người thầy tuyệt vời của họ. Họ phẫn nộ, họ đùng đùng nổi giận. Họ cô lập Vân, dành cho cô sự kì thị và ném vào cô những lời hằn học: "con rắn da khô", "loài héo tim", "kẻ máu lạnh"...vì với họ, cô đã phạm tội tày đình, một "trọng tội" là đã "dẫm đạp lên niềm tự hào của cả lớp, cả khoa". Họ đồng loạt tẩy chay Vân dù trong thâm tâm thở phào nhẹ nhõm. Trong cơn giận dữ ích kỉ ấy, họ "quên Vân cũng là một con người". Phòng tổ chức cũng như đồng tình với họ khi yêu cầu thầy "xem lại tư tưởng, lập trường" vì "đối với nữ sinh viên, dù xấu, dù xinh, người thầy giáo không có quyền rung động", vì như thế là "vi phạm chuẩn mực nhà giáo". Ban chủ nhiệm khoa cũng cùng một tư tưởng khi cảnh cáo Vân:"Nên nhớ các thầy là di tích đã được xếp hạng. Nữ sinh viên các cô không được phép thích thầy". Cái nhìn cực đoan của họ đã gây ra nỗi đau đớn nặng nề cho cả người họ yêu thương lẫn người họ ghét bỏ. Thứ tình yêu ích kỉ của bọn họ đã giết chết một tình yêu khác, đã "chôn sống" không chỉ một mà hai con người.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Xây dựng hình tượng đám đông sinh viên, Phạm duy Nghĩa không nhằm vào một con người hay một loại người cụ thể nào mà khiến người ta suy ngẫm về một cách ứng xử, một quan niệm, một lối nghĩ. Chính cái nhìn phiến diện, lối tư duy một chiều có nguy cơ huỷ hoại những điều tốt đẹp, thậm chí cả thứ tình cảm vẫn thường được coi là đẹp nhất thế gian: Tình yêu. Ở truyện ngắn này, tình yêu đã bị biến thành một thứ thuốc độc "làm băng hoại ý chí và danh dự", "xói mòn những cội nguồn nhân văn". Không còn là tình cảm đẹp đẽ cứu rỗi con người mà trở thành "sự huỷ diệt các giá trị", tình yêu ấy khiến người ta ghê sợ như ghê sợ loài hoa trúc đào "thắm đỏ, đẹp đến mê man mà chứa ngầm độc tố".

Con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội. Cho nên, sự thay đổi và tác động của xã hội đối với con người là rất lớn. Tất nhiên, sự tác động ấy luôn diễn ra theo hai chiều, luôn có tính hai mặt của nó. Con người khi tiếp nhận những tác động ấy, nếu không có đủ bản lĩnh và sự tỉnh táo thì tha hoá tất yếu sẽ xảy ra. Và, con người sẽ trở thành nạn nhân của hoàn cảnh.

Nhận thấy rằng: "con gái xấu khổ lắm...mình không có nhan sắc thì phải dành dụm được ít tiền. Đàn ông bây giờ tính toán, nó phải thấy được cái gì khi lấy mình", Thuý (Thương nhớ Lèng Hồ) đã tập cho mình thói quen chi tiêu tiết kiệm, ăn mặc dè sẻn. Là giáo viên có lương, nhưng mỗi lần ra huyện Thuý tranh thủ mua cá khô, pin đèn, mì miến bán lại cho dân, mỗi thứ lãi một ít. Mỗi ngày "chỉ nấu nửa bơ gạo", "đói thì ăn thêm quả rừng". "Thuý hay tha thủi trong rừng. Thuý thường lấy quả thay cơm", Thuý gạ học sinh "đi rừng mang những quả ăn được về cho mình. Những quả lạ mắt, Thuý cẩn thận bổ ra cho kiến ăn thử, thấy kiến không chết thì Thuý ăn". Hậu quả là Thuý suýt nữa phải trả giá cho thói chi tiêu quá dè sẻn ấy bằng cả mạng sống của mình khi Thuý nhầm lá độc là rau, thứ rau chỉ thấy một lần trong bữa ăn trên rừng thảo quả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong ngôi trường biệt lập và heo hút, sống thiếu mục đích và ý chí vươn lên, Huyền (Hai con đường) đã tự biến mình thành "con gà mái" của hiệu trưởng Tân.

Sợ hãi và "do dự bởi cái nghèo" mà "tôi" (Chuyện ở Ô Cán Hồ) đã không quay lại cứu cô bé Linh để rồi ân hận và xót xa nhận ra rằng: "tội ác được gây ra bởi sự tăm tối và lòng tham, nhưng cái nghèo đôi khi cũng đồng tình với nó".

Bị phản bội bởi hai người đàn bà, một già, một trẻ, một xấu, một đẹp, Thụy (Trên đảo) trở nên thù hận và mất niềm tin vào loài người. Ông đã từ bỏ loài người, lên đảo hoang sống cuộc đời sơn dã, luôn nã đạn vào giống cái là loài tráo trở, phản trắc, mang mầm hoạ. Ông còn cực đoan tước bỏ quyền sống bình thường của con trai mình vì niềm thù hận ấy khi tuyên bố nếu nó không chịu được, muốn đi tìm người phụ nữ của mình thì "vĩnh viễn bỏ bố mà đi, còn dẫn lên đảo gặp tao, tao sẽ đập nó chết tươi ngay tức khắc" khiến thằng bé cả tháng trời "lúc nào cũng ngơ ngơ như thằng đần, thằng dại". ông Thụy cũng là một nạn nhân đáng thương của hoàn cảnh.

Phrớt đã chỉ ra rằng, khi tác động bên ngoài quá lớn, con người không đủ bản lĩnh tiếp thu một cách rõ ràng thì những tác động của nó vẫn được tiếp nhận một cách lặng lẽ. Tha hóa, do vậy, có thể diễn ra ngoài tầm kiểm soát của ý thức hoặc có thể diễn ra một cách vô thức. Trước những lí tưởng hùng

hồn mà ông Quảng trưởng phòng vạch ra, Doanh (Đồi hoa lạnh) như bị hút

theo "người anh cũng như bị bắt lửa, nóng lên, đỏ hồng". Từ tâm lí "vừa thích, vừa sợ" anh đã nguyện trở thành "chiến binh trung thành" của phòng đào tạo để cống hiến và thành công trên con đường mà ông Quảng sắp sẵn trước mắt. Anh thay đổi từ dáng vẻ bên ngoài "Từ hôm đó, Doanh luôn giữ bộ mặt lạnh như tiền, đầu ngẩng cao, đi lại cứng đơ như người lính trong độ danh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

dự", đến tư duy bên trong "anh băn khoăn vì thấy mình vẫn còn là một con người với những quy luật tâm lí thông thường". Từ sự thay đổi một cách vô thức, dần dần Doanh có ý thức thay đổi mình sao cho giống ông Quảng - người mà anh vẫn ngưỡng mộ và cảm thấy "gần gũi như một người cha". Anh học theo lối giao tiếp miệng hỏi, "tay vẫn viết, không ngẩng đầu lên" của trưởng phòng khi làm việc với sinh viên. "Anh quyết định thay chữ kí vốn mềm mại như sợi tơ mướp của mình bằng một hình gấp khúc đầy chí khí có cái đuôi hất lên nhọn hoắt". Anh biến mình thành một cái máy bị điều khiển bởi một cái máy khác với câu thần chú "nguyên tắc". Và anh trở nên cứng

Một phần của tài liệu nghệ thuật truyện ngắn phạm duy nghĩa (Trang 52 - 64)