Cốt truyện khung

Một phần của tài liệu nghệ thuật truyện ngắn phạm duy nghĩa (Trang 30 - 32)

6. Cấu trúc luận văn

1.2.4. Cốt truyện khung

Bắt đầu xuất hiện từ thời trung đại, nhưng được sử dụng nhiều thời hiện đại và đặc biệt trở lại với văn học đương đại như một sự cách tân, cốt truyện khung “được kể theo lối truyện lồng trong truyện, người kể đóng vai trò là người kể lại một câu chuyện của người khác, như thế sẽ có hai người kể tính khách quan được chú trọng”[4].

Có thể thấy kiểu cốt truyện này ở nhiều truyện của Phạm Duy Nghĩa :

Trên đảo, Trăng trên rừng Tông Qua Mu, Hoa đào xứ tuyết hay Hoa cẩm tú cầu ứng mệnh,.... Những truyện này, bao giờ cũng bắt đầu bằng một câu chuyện của người kể chuyện xưng tôi, sau đó, trong câu chuyện của mình, nhân vật tôi kể về chuyện của người khác, và chuyện của “người khác” ngày mới là chuyện chính.

Hoa đào xứ tuyết bắt đầu bằng việc người kể chuyện “có việc lên thị xã Lào Cai, nhân tiện thăm một người bạn cũ”. Sau nửa trang sách giới thiệu tiểu sử người bạn của người kể chuyện, là câu truyện về mối tình của thi sĩ họ Hoàng với cô gái xứ tuyết xinh đẹp được kể lại bằng lời của chính thi sĩ họ Hoàng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tương tự như vậy, Trăng trên rừng Tông Qua Mu bắt đầu bằng chuyện

anh kĩ sư lâm nghiệp chán cuộc sống bon chen đã trốn vào rừng sâu để sống cùng thảo mộc, nhưng chuyện chính lại là về anh nhạc sĩ tài hoa gặp nhiều cay đắng mà vẫn yêu đời Vi Văn Quăm.

Hoa cẩm tú cầu ứng mệnh cũng là cuộc gặp gỡ của tôi, người kể chuyện với nghệ sĩ nhiếp ảnh Lê Văn Hựu. Họ gặp nhau, kể chuyện cho nhau nghe về kết thúc câu chuyện của họ là đi vào quán cá hồi uống ruợư và hẹn nhau đi xem điệu múa vờn mây. Trong câu chuyện gặp gỡ của họ là những chuyện về Hoa cẩm tú cầu, về Tú, May, ông Thụ và chuyện về những con người này mới là chính.

Ở những truyện đã kể trên, thường có một câu chuyện trở thành một cái khung, một đường viền rất mảnh cho câu chuyện còn lại, câu chuyện chính. Và người đọc dễ dàng nhận ra đâu mới là câu chuỵên cần kể của tác giả, đâu chỉ là "câu chuyện dẫn dắt" như một cái cớ để câu chuyện chính diễn ra một cách tự nhiên và chân thực.

Trên đảo lại là một kiểu khác. Đó là hai câu chuyện song song một của "tôi", công nhân nông trường vô tình đi lạc vào đảo, một của Thụy, người đàn ông chối bỏ loài người mang con lên sống trên đảo. Câu chuyện thứ nhất kể về một người đàn bà – Vui. Câu chuyện thứ hai kể về những người đàn bà - những người vợ của ông Thụy. Hai câu chuyện được kể bằng hai giọng khác nhau, hai điểm nhìn khác nhau cho thấy hai khía cạnh khác nhau ở người đàn bà. Một cho rằng họ - đàn bà chung thuỷ, trong trẻo đến lạ thường. Một lại cho rằng đó là loài bạc tình tráo trở, đầy tội lỗi. Sự đối lập trong giọng kể, điểm nhìn và quan niệm thể hiện cách nhìn nhận khách quan về một vấn đề hay chính là những băn khoăn của chính người viết. Tạo nên cốt truyện lồng với hai câu chuyện với giọng kể, điểm nhìn, quan niệm đối lập ấy, tác giả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhằm lí giải về một vấn đề hay cũng chính là sự băn khoăn đang đi tìm lời giải của nhà văn về một thực thể vốn được coi là vô cùng bí ẩn: Đàn bà. Chúng ta không thể biết đâu là mục đích chính. Nhưng rõ ràng, cốt truyện trên đã cho thấy một lối kể khách quan để người đọc suy ngẫm và tự tìm lời giải đáp cho mình - từ truyện, cả từ chính cuộc đời.

Một phần của tài liệu nghệ thuật truyện ngắn phạm duy nghĩa (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)