Cốt truyện ghép mảnh

Một phần của tài liệu nghệ thuật truyện ngắn phạm duy nghĩa (Trang 27 - 30)

6. Cấu trúc luận văn

1.2.3. Cốt truyện ghép mảnh

Bắt đầu xuất hiện vào cuối thế kỉ XX, cốt truyện ghép mảnh là kiểu cốt truyện được tạo nên từ hệ thống các mảng có tính độc lập tồn tại bên cạnh nhau thông qua (hoặc được gợi lên từ) một đề tài, tư tưởng chủ đề.

Đây là một kết cấu lắp ghép mang hơi hướng của tư duy hội hoạ lập thể. Ở đây, cốt truyện bị đập vỡ thành từng mảnh vụn rời rạc, không theo một trình tự thời gian hay mối liên hệ nhân quả nào và mỗi mảnh vụn chính là một mảnh của hiện thực.

Cốt truyện truyền thống đề cao tính chuyện rõ ràng, mạch lạc, do đó cốt truyện luôn giữ một vị trí quan trọng. Với kiểu cốt truyện phân mảnh các nhà văn thể hiện một quan niệm mới về hiện thực đó là hiện thực không toàn vẹn, một hiện thực rời rạc, đổ vỡ, rạn nứt, một cuộc sống đang tan rã dần dần.

Việc sử dụng kiểu cốt truyện phân mảnh thể hiện nỗ lực của nhà văn nhằm cách tân truyện ngắn của mình, nhằm phá vỡ khung tự sự truyền thống. Đồng thời kích thích khả năng tiếp nhận tích cực, chủ động, sáng tạo của người đọc.

Hoa cẩm tú cầu ứng mệnh được ghép từ những câu chuyện về những

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

rêu đỏ, cô gái múa điệu vờn mây, người tình của manơcanh và cả chuyện của loài thảo mộc, Hoa cẩm tú cầu kể chuyện mình. Mỗi mảnh ghép ấy là một cuộc đời khác nhau nhưng khi ghép chung lại, nó trở thành một bức tranh về nỗi cô đơn của con người, nỗi cô đơn được lí giải một cách huyền hồ là do bị chiếu mệnh bởi hoa cẩm tú cầu – loài hoa luôn thay đổi sắc mầu.

Trong Gia đình ông Luân, mỗi mảnh ghép lại mang gương mặt của một

thành viên trong gia đình: Cây đa giữa cánh đồng làng là bà mẹ một giáo viên dạy văn kì cựu, có biệt tài biến những áng văn tươi xanh thành xanh xao còi cọc hoặc làm khô hoá “những bài thơ ướt và mềm” và “cô chẳng bao giờ đọc sách”. Người ghét sự đục khoét là người cha - chủ tịch thành phố, người ghép nhất loài chuột vừa hôi vừa tối tăm, mờ ám nhưng lại là kẻ đục khoét nhất hạng, có người còn gọi ông là cướp. Cô gái và thế giới ảo là cô con gái nhà ấy có “sở thích chinh phục, đúng hơn là tiêu diệt đàn ông” và coi sự đau khổ của những người bị cô bỏ rơi là niềm vui, sự tích thú của mình, cô tàn nhẫn và độc ác đến mức trước cái chết oan uổng của một nạn nhân cô cũng chẳng

mảy may thương xót. Giấc mơ hoa vàng yếm thắm là giấc mơ của Quân -

người con trai của nhà ấy. Nhưng giấc mơ đắng ngọt đẹp đẽ ấy cũng bị đè chết bởi sự "hèn đớn, không vượt khỏi lề thói thông thường" của chính Quân. Tất cả những gương mặt, những mảnh ghép ấy đã cho người đọc một cái nhìn một khá hoàn chỉnh về sự tha hóa của con người trong xã hội hiện nay.

Hoa trúc đào giống như những trang viết được lấy ra từ cuốn nhật kí của một nữ sinh mơ mộng, ngưỡng mộ thầy giáo trẻ của mình. Truyện cũng giống như những lá thư cô gái viết cho người thầy giáo thần tượng ấy. Mỗi

mảnh ghép là một trang kí ức được đặt tên, đánh số. 1. Con sông mùa nước

cạn.2. Buổi học đầu tiên . 3. Hoa trúc đào. 4. “Đáy đĩa mùa đi nhịp hải hà”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhân vật chính được chứng kiến, tham gia hoặc chỉ là những suy nghĩ rất riêng của cô gái. Dù có sự xuất hiện của nhiều nhân vật tham gia vào những câu chuyện riêng rẽ ấy, trong những cảnh huống khác nhau, song người đọc vẫn có cảm giác tất cả chỉ là lời độc thoại của cô gái với một câu hỏi thao thiết xoáy vào lòng: "Tại sao sự sống đầy mâu thuẫn? Tại sao bằng tất cả thiện chí và khát vọng được hòa hợp, con người ta vẫn là những mảnh vỡ không dễ gì kết dính?".

Không được đặt thành tên, mỗi phần của Thương nhớ Lèng Hồ lại được đánh số từ 1 đến 7 như những đúp quay của một cuốn phim ngắn.

(1) Giới thiệu về Thịnh và những người nhà ông Páo. (2) Giới thiệu về Thuý – 1 cô giáo cắm bản như Thịnh nhưng dạy ở bản của người Dao. (3) Giới thiệu về những học sinh ở Lèng Hồ. (4) Bí mật của ông Páo. (5) Những chuyện trên “Bướu lạc đà”. (6) Kí ức của Thịnh về mối tình đã qua và sự việc Thuý bị ngộ độc do tưởng lá độc là rau. (7) Cái chết của ông Páo.

Đó là những câu chuyện nhỏ được kể lại, những khoảnh khắc trong cuộc sống được ghi lại qua cái nhìn của nhân vật Thịnh. Dù các câu chuyện, sự kiện (mảnh ghép) được sắp xếp theo trật tự thời gian tuyến tính nhưng cũng không tạo ra được mối quan hệ nhân quả giữa bẩy mảnh ghép đó. Truyện không có độ căng của cốt truyện. Mỗi mảnh ghép kể một câu chuyện, một sự kiện riêng, ít liên hệ đến những phần còn lại. Như thể, tác giả lần lượt nhặt chúng ra từ kí ức của mình và đặt chúng cạnh nhau vậy.

Thủ pháp ghép mảnh điện ảnh cũng được sử dụng trong một số truyện

khác của Phạm Duy Nghĩa (Đường về xa lắm,...). Ở đó, mỗi miếng ghép lại

như một cảnh quay của bộ phim,có khả năng tồn tại độc lập, việc “chuyển cảnh” không gây xáo trộn toàn bộ câu chuyện nhưng vẫn đem lại cảm giác thú vị cho "người xem".

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cốt truyện ghép mảnh đã thể hiện nỗ lực cách tân trong truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa. Dù có tạo nên một sự gián cách, lỏng lẻo nhất định nhưng không hoàn toàn đánh mất cốt truyện, cũng không quá lộn xộn đến mức làm người đọc mất phương hướng, khó nắm bắt... sự đổi mới trong cốt truyện ghép mảnh của Phạm Duy Nghĩa vẫn giữ được mối dây liên kết mạch truyện, người đọc vẫn nắm bắt được nội dung truyện khá dễ dàng. Điều này phù hợp với độc giả miền núi vì phần lớn tác phẩm hiện nay của anh viết về miền núi. Nhưng sự cách tân về hình thức cốt truyện đã tạo nên sự hấp dẫn, thu hút bởi nó tránh được lối mòn kể chuyện thông thường, và đồng thời cũng góp phần nâng cao trình độ tiếp nhận cho đối tượng độc giả kể trên.

Một phần của tài liệu nghệ thuật truyện ngắn phạm duy nghĩa (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)