6. Cấu trúc luận văn
2.2. Các kiểu nhân vật trong truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa
Phạm Duy Nghĩa đã đưa ta đến với miền núi rất thật, không phải miền núi với nếp váy rực rỡ của những cô gái người Mán, người Mèo xập xoè trên đường xuống chợ bạt ngàn hoa cải vàng, cũng không phải miền núi với tiếng khèn, tiếng sáo của ngày hội, ngày vui... mà là một miền núi đang sống, đang lao động với những con người tràn đầy suy tư và khắc khoải.
Một xứ xở gói trong mây trắng với những cô bé người Mán, người Mèo xinh đẹp, ngây thơ và cả tin, với những người đàn ông Mèo thật thà luôn tin vào lòng tốt của con người, có cả những người dân nghèo, thiếu hiểu biết, thậm chí là ngu dốt. Một "miền sơn cước trong cơ chế thị trường" với những con người tha hóa hoặc đang mấp mé bên bờ vực của sự tha hóa. Và tất nhiên, nơi ấy không thể thiếu những cô giáo, thầy giáo cắm bản đang ngày đêm hiến dâng tuổi xuân và trí tuệ của mình cho sự nghiệp giáo dục vùng cao. Tất cả được Phạm Duy Nghĩa nói theo một cách riêng. Điều ám ảnh và lưu giữ trái tim người đọc với truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa không phải chỉ là cuộc sống bên ngoài được phản ảnh, mà còn là thế giới nội tâm, những suy nghĩ, những trăn trở, những khát khao tốt đẹp lẫn dục vọng tầm thường. Nghĩa là anh không chỉ kể những câu chuyện về bề mặt cuộc sống mà truyện của anh còn “đào xới và tôn vinh tính người trong con người” ở bề sâu của bản thể. Cho nên nhân vật trong truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa hầu hết đều được soi rọi từ phía bên trong với những ý nghĩ, suy tư, những trăn trở, những khát vọng, những dục vọng và cả những ẩn ức sâu kín nhất - để từ đó bộc lộ đầy đủ bản thể của mình
Với Phạm Duy Nghĩa, anh luôn nhìn nhận con người trong cái nhìn đậm màu triết học. Nghĩa là, con người cũng như vạn vật trong đời sống luôn tồn tại trong mình những mảng đối lập. Đó là con người thánh thiện, thiên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thần nhưng cũng là kẻ tầm thường, ma quỷ. Con người tồn tại với tất cả khát vọng lý tưởng cao đẹp và dục vọng thấp hèn; cả ánh sáng và bóng tối hay luôn vươn tới ánh sáng và cũng luôn chìm đắm trong vũng bùn tục lụy. Chính vì lẽ đó có thể chia nhân vật – hình tượng con người trong truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa thành hai loại: Nhân vật hướng sáng – nói về hình tượng con người luôn hướng về cái thiện, cái đẹp và nhân vật tha hoá – nói về hình tượng những con người ở phía tăm tối, biến chất. Tuy nhiên cũng cần phải nói rõ rằng, sự phân chia này chỉ mang tính tương đối, bởi ngay cả trong mỗi nhân vật cũng đều tồn tại hai nửa trắng – đen.
2.2.1. Nhân vật hƣớng sáng
Trước đây và cả ngay sau đổi mới, những “con người đi về phía sáng” trong văn học luôn là những con người nhiệt tình với cuộc sống, lao động hết mình và luôn hướng về cái mới, cái tiến bộ - họ được coi là những con người mới xã hội chủ nghĩa với những phẩm chất như “có tư tưởng đúng và tình cảm tốt đẹp, có tri thức và năng lực để làm chủ xã hội, làm chủ thiên nhiên, làm chủ bản thân”[32]. Tức là họ vẫn là những con người cộng đồng mang lý tưởng của thời đại được nhìn nhận một cách giản đơn, một chiều.
Hiện nay, không phải không còn tồn tại những con người như thế và văn học đương đại không hẳn là không còn nhiệm vụ xây dựng hình tượng con người tốt đẹp như trước đây. Nhưng xã hội đã đổi thay, văn học cũng vận động theo xu hướng mới. Văn học đương đại giờ đây đi sâu vào con người cá nhân, thậm chí là phản ánh con người cá thể với những mâu thuẫn nội tại đầy bí ẩn và phức tạp. Con người vẫn được đặt trong cộng đồng nhưng cái chính là được nhìn ngắm, soi rọi, khám phá từ sâu bên trong với tất cả những yếu tố chi tiết thuộc về bản thể. Cho nên tâm hồn, khát vọng thậm chí là tham vọng cá nhân được quan tâm sâu sắc. Nhà văn đi sâu mổ sẻ cái tâm hồn nhỏ bé
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nhưng cũng đầy bí ẩn và phức tạp của con người cá nhân và độc giả sẽ nếm trải mùi vị cuộc đời qua những số phận riêng lẻ ấy.
Những con người hướng sáng, những tâm hồn đẹp trong truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa cũng muôn hình muôn vẻ. Có thể nói, mỗi nhân vật là một gương mặt đại diện cho chính họ.
2.2.1.1.Nhân vật thể hiện vẻ đẹp đạo đức của con người
Loại nhân vật hướng sáng đầu tiên trong truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa phải kể đến những con người hướng tới hoàn thiện nhân cách, thường trăn trở, day dứt về sự khuyết thiếu, lỗi lầm của bản thân và buồn thương trước số phận con người.
Đó là Thịnh (Thương nhớ Lèng Hồ) luôn yêu thương và băn khoăn về
số phận của những con người nơi vùng cao anh dạy học, nhất là những cô bé người Mèo, người Mán “cả tin đến tội nghiệp”; là nhân vật "tôi" (Cô gái xuống ga Vĩnh Yên) bên cạnh niềm khát khao khám phá con người, đồng loại là nỗi day dứt, buồn thương bất lực trước những kiếp người bé nhỏ, đơn côi; là "tôi" (Chuyện ở Ô Cán Hồ), với sự sám hối, dằn vặt dù muộn màng về “cái nghèo và sự do dự của con người đôi khi cũng đồng tình với tội ác”; còn "tôi" (Vệt sáng trên ban công) thì day dứt về tội lỗi bởi định kiến hoặc sự vô tình thờ ơ, thậm chí độc ác với một con người nhỏ bé trong cõi nhân gian bao la; đó là Danh (Đồi hoa lạnh), luôn cảm thấy dằn vặt trước sự giằng co của bản tính con người mình và những nguyên tắc cứng nhắc, để cuối cùng ôm nỗi ân hận dày vò vì sự nguyên tắc cứng nhắc đã vô tình làm tổn thương một con người; là Kiên (Cơn mưa hoa mận trắng), kiên định giữ mình, chung thuỷ tôn thờ một tình yêu trong sáng, lãng mạn và thánh thiện; là Hiên (Đường về xa lắm), dù có lúc tưởng như đuối sức giữa chốn thị thành ngột ngạt, đầy thị phi, dù đã có lúc hoang mang, bất lực muốn chốn chạy về với lòng rừng núi tươi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
xanh hiền hoà nhưng vẫn không phản bội lại chính mình. Đó còn là Thắm (Lưng đồi lập loè ánh lửa), một gái làm tiền nhưng cũng biết đâu là giá trị thực của con người, và dám sống, chết cho những giá trị ấy....
Trong những nhân vật ấy, người đọc tìm thấy sự đề cao tôn vinh giá trị đạo đức của con người, là tình yêu thương, lòng trắc ẩn, tâm hồn kiên định, trái tim dũng cảm. Ta thấy rõ ràng một điều là cuộc sống không hề đơn giản, con người luôn phải chật vật để sống nhưng vẫn không thôi giữ lấy bản chất người, dù vẻ đẹp ấy có tìm thấy và giữ được cũng khó khăn, chật vật vô cùng. Phạm Duy Nghĩa đã khiến cho ta tin rằng vẻ đẹp ấy sẽ không bao giờ mất đi dù cuộc đời hôm nay có bụi bặm, lấm láp đến thế nào, một khi trong mỗi người vẫn còn tình yêu, lòng trắc ẩn và sự dũng cảm.
Không ít nhân vật trong truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa là những người hoạt động trong môi trường giáo dục và phần lớn trong số đó là những thầy cô giáo cắm bản vùng cao, thầm lặng hy sinh tuổi xuân của mình, giấu nén cả những khát khao của mình vì một nền giáo dục miền núi còn đầy rẫy những khó khăn. Đó là Vân, là Xuyến (Tiếng gọi lưng chừng dốc) dù sống giữa đèo heo hút gió, “thèm người” với những nhu cầu cả tinh thần và thể xác rất chính đáng nhưng không vì thế mà dễ dàng buông mình - dù có khát khao đến cháy lòng. Họ là những cô giáo cắm bản hy sinh bản thân từ khi còn tươi trẻ “như quả dâu da mọng” đã ném từng vốc tuổi thanh xuân theo năm tháng để rồi trở thành những "cây vầu khô trong rừng"– cũng chỉ vì thương những kiếp người nghèo thiếu chữ, thiếu hiểu biết ở vùng cao, vì lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp, cái lương tâm và nhiệt huyết không nhiều người có được. Và, sẽ chẳng ai quên được Thuận (Cơn mưa hoa mận trắng), một cô giáo đàn bà phải gánh chịu sự mất mát của hạnh phúc trần gian bị tước đoạt phũ phàng nhưng chưa bao giờ thấy vẩn lên trong đầu một lần cái ý nghĩ phải dời bỏ chốn đèo heo hút gió, cô đơn cùng cực ấy.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Hiện lên trên trang văn Phạm Duy Nghĩa, hình tượng những giáo viên ấy không hề khô cứng, mô phạm, giáo điều mà ngược lại, họ hồn hậu, tự nhiên với những bản chất rất Người. Họ chính là những con người mang
thông điệp của tác giả về “một môi trường giáo dục mà ở đó những gì khiên
cưỡng, bề mặt, nhất thời sẽ chảy trôi đi, chỉ để lại những giá trị vĩnh cửu của con người”.[13]
Trong truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa luôn tồn tại các nhân vật có tính cách hai mặt. Điều này không chỉ thể hiện qua những nhân vật khác nhau, đối lập nhau mà nhiều khi còn tồn tại trong một nhân vật : Doanh – tha hoá nhưng vẫn là con người đạo đức trong bản chất, thể hiện bằng những suy nghĩ, dằn vặt, sự đấu tranh tâm lí theo hướng tích cực và cả giấc mơ đầy hối hận. Là Minh (Lá bạch đàn) ngoại tình để “trả thù đời”, để khỏa lấp những khoảng trống tâm hồn mà người vợ ít học, “phàm phu tục tử” không bù đắp nổi, nhưng vẫn “không ăn tạp”. “Thứ nhất chỉ xuất phát từ nhu cầu chia sẻ tinh thần, không vì thể xác. Thứ hai, chỉ chăn gối với những người đàn bà thực sự chán chồng”. Đến khi gặp Liên, nghe kể về chồng của Liên, thì hoảng hốt, bỏ chạy vì chợt nhận ra mình đã có lỗi với người đàn ông ấy, vì thấy rằng những điều mình biết từ trước đến nay vẫn còn là chưa đủ, vì vẫn còn tồn tại những người như Liên, như chồng Liên.
Đặc biệt, xuất hiện trong thế giới nhân vật của Phạm Duy Nghĩa là những người phụ nữ làm tiền - những con người bị coi là “dưới đáy của xã hội, thường bị mọi người coi thường và khinh bỉ. Không hẳn là “chiêu tuyết” cho họ nhưng Phạm Duy Nghĩa đã đưa ra một cách nhìn khác đối với họ - đầy tính nhân văn. Thắm (Trên đồi lập loè ánh lửa) bị đám đàn bà con gái làng người coi là “bớp” là “phò” là “phạch” nhưng lại được đám đàn ông âu yếm thân thương gọi là “nàng Thắm”. Rồi Thắm được soi rọi ở đủ mọi góc độ để thấy nàng hiện ra: “không phải hạng tầm thường” “mang lại niềm vui cho bao
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
người”, không những “nhân đạo”, giản dị, truyền thống, mà nàng còn “sạch như sương, trong như nước cất ...”. Con người vốn bị coi là “đĩ từ trong máu, đĩ tận xương” mà khi đã quyết định giải nghệ, hoàn lương thì “có mang một tỷ đồng đến nàng cũng không nhận”. Và khi có đựơc tấm chồng thì thuỷ chung, tận tụy hết lòng với chồng, với mẹ chồng, trở thành người con dâu hiền thảo với tấm lòng lay động lòng người. Còn Diễm (Cô gái xuống ga Vĩnh
Yên) cũng là một cô gái làng chơi bị cuộc đời dày vò đến bầm nát, dạn dày
vẫn khát thèm và quyết định đi tìm một tình yêu trong sáng, khiết lành. May (Hoa cẩm thú cầu ứng mệnh) nay cặp với người này, mai đi với người khác mà chẳng tìm thấy một bến đỗ bình yên là bởi hoa cẩm tú ứng mệnh. Nhưng có lẽ, những cuộc tình của cô chính là những phép thử không thành trên con đường kiếm tìm tình yêu đích thực của đời mình.
Với họ, Phạm Duy Nghĩa đã cho thấy những con người rất người. Dù họ bị coi là tha hoá, biến chất, đáng khinh, đáng thương với thân phận “dưới đáy” nhưng bên trong cái vỏ bọc rách rưới, tàn tạ, xấu xa ấy vẫn là những tâm hồn có ước mơ, đầy khát vọng và dám sống cho ước mơ, khát vọng của mình dù chỉ một lần, dù biết là chẳng đi đến đâu. Vẻ đẹp đó tuy nhỏ bé nhưng vẫn “nồng nàn như một giọt nguyên sinh phập phồng sự sống” được ủ kĩ trong tấm thân chai sạn, tàn tạ trước cuộc đời mưa gió dập vùi. Phải là con người giàu lòng thấu cảm, trắc ẩn và nhân văn vô cùng thì người cầm bút mới có thể khám phá được "vẻ đẹp tiềm ẩn" ấy nơi họ.
Người phụ nữ, cũng hiện lên đa chiều và phức tạp, đầy đối lập trong con mắt của Phạm Duy Nghĩa. Có khi là “loài tráo trở dâm loạn” có lúc lại là một sinh thể “trong trẻo đến lạ lùng” có lúc là kẻ đầy khát thèm dục vọng cần đến thú vui trần thế như cỏ ngải xanh rờn cần mưa ... có lúc lại là thiên thần “trinh trắng, sáng trong và thánh thiện - thánh thiện đến mức ... không một người đàn ông nào dám làm một việc tầm thường dù chỉ là trong ý nghĩ” (Cơn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
mưa hoa mận trắng), và ngay cả những người phụ nữ làm tiền “Phàm là gái đĩ, cầm chân mỗi đứa dốc ngược, rơi ra lông lốc hàng rổ chim. Nhưng nếu kiếm được chồng, lại trở thành con nhện ôm trứng, chung thuỷ số một, hết đời chỉ biết một chồng” (Lưng đồi lập lòe ánh lửa).
Điều đó cho thấy một ngòi bút rất am hiểu phụ nữ và cho dù có lúc những tức giận mà có những câu mắng mỏ đến cay nghiệt nhưng người đọc vẫn thấy thẳm sâu trong tác giả một tấm lòng yêu thương nâng niu, người phụ nữ - thứ sinh thể đầy phức tạp mà cũng đầy bí ẩn, đáng yêu. Như chính tác giả
từng thừa nhận: “Không có ý định thiên vị phụ nữ trong tác phẩm của mình.
Đối với tôi, phụ nữ luôn là một thế giới phức tạp, bí ẩn. Họ làm ta say mê nhưng cũng khiến ta mệt mỏi vì bất lực khi cố gắng giải mã họ. Đàn ông thường rành mạch dễ hiểu hơn. Tuy nhiên, có lẽ với tham vọng khám phá “một nửa thế giới” tôi đã nắm bắt tâm lí của họ không đến nỗi tồi nên nhân vật nữ trong các truyện đã thể hiện các suy nghĩ và quan niệm của tôi rõ nét và sinh động hơn các nhân vật nam giới”.
Có một điều khá rõ là, trong những giằng xé của nhân vật giữa thiên thần và ma quỷ, giữa khát vọng và dục vọng, giữa ánh sáng và bóng tối, bao giờ cuối cùng phần thắng sẽ thuộc về ánh sáng, thiên thần, cho dù có những lúc, sự đấu tranh giành giật ấy tưởng chừng có thể làm con người ta bạc tóc. Như cuộc đấu tranh tư tưởng của Thuận (Cơn mưa hoa mận trắng) trước khoảng tối giữa hai chiếc giường, những giằng co trong suy nghĩ của Doanh (Đồi hoa lạnh), sự dằn vặt của nhân vật "tôi" về cô bé Hà (Vệt sáng trên ban công), hay là chiến thắng của “sự thương cảm bỗng nhói giữa tim” trước ý nghĩ nanh nọc “như một mũi dao sắc nhọn” của nhân vật "tôi" trước cô gái tên Diễm đầy bí ẩn (Cô gái xuống ga Vĩnh Yên ), ... Điều này có lúc đã khiến độc giả la ó, có nhà nghiên cứu phê bình cho là sắp đặt, đi ngược tâm lý thông thường ... Nhưng xét đến cùng, giữa chốn văn chương ngày càng bạo liệt,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
phơi bày tất cả những gì trần trụi của cuộc đời hiện nay, một sự gián cách như thế cũng là cần thiết. Văn học là nhân học, là nhằm hướng tới xây dựng cho con người niềm tin, lý tưởng về cái đẹp, cái cao cả, làm giảm những vết thương, xoa dịu những chai sạn cuộc đời ... như chính Phạm Duy Nghĩa vẫn