Xây dựng các phƣơng án, cơ chế phối hợp giữa Sở TN và MT, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính, Cục thuế để đề xuất các biện pháp

Một phần của tài liệu đánh giá hoạt động của văn phòng đang ký quyền sử dụng đất tỉnh vĩnh phúc thuộc sở tài nguyên và môi trường tỉnh vĩnh phúc (Trang 86 - 89)

nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính, Cục thuế để đề xuất các biện pháp đẩy nhanh công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận, lập và quản lý HSĐC cho các tổ chức chƣa đƣợc cấp giấy chứng nhận, đặc biệt là các nông lâm trƣờng trên địa bàn tỉnh tạo hành lang pháp lý quan trọng trong các hoạt động của VPĐK.

3.6.5. Các giải pháp về đầu tư cơ sở vật chất, trang bị kỹ thuật

Để thực hiện những công việc liên quan đến VPĐK tỉnh Vĩnh Phúc một trong những điều không thể thiếu là cơ sở vật chất, trang thiết bị. Chuẩn hoá, đầu tƣ trang thiết bị phải đảm bảo đáp ứng những phƣơng tiện tối thiểu bao gồm: Thiết bị đo đạc phục vụ việc thành lập, chỉnh lý bản đồ địa chính và sổ sách địa chính, thực hiện chuẩn hoá dữ liệu đã có và chuẩn hoá quy trình thu thập, cập nhật thông tin đất đai; đặt hàng với các đơn vị có chức năng xây dựng phần mềm hỗ trợ cho công tác lập HSĐC và cập nhật chỉnh lý biến động đất đai.

3.6.6. Các giải pháp về cơ chế tài chính

VPĐK là đơn vị dịch vụ công, tuy nhiên cơ chế tài chính của mô hình này lại chƣa rõ ràng. Là đơn vị sự nghiệp có thu đƣợc Nhà nƣớc hỗ trợ một phần kinh phí

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

rất nhỏ cho hoạt động, trong đó số lƣợng cán bộ biên chế rất ít, đa số là lao động hợp đồng do đó tiền lƣơng của cán bộ, viên chức đều phải trả từ nguồn thu phí dịch vụ hoặc từ các nguồn khác. Do đó việc đảm bảo tiền lƣơng cho cán bộ trong VPĐK là một nhiệm vụ hết sức khó khăn, nhƣng hiện nay một số nhiệm vụ trong thực tế phải làm nhƣng không đƣợc thu phí nhƣ việc cập nhật các biến động về sử dụng đất lên bản đồ địa chính, việc lập HSĐC mà chủ yếu phụ thuộc vào các dự án đƣợc duyệt.

Tiếp tục hoàn thiện về cơ chế tài chính cho hoạt động của VPĐK trong đó cho phép VPĐK thu và giữ lại toàn bộ các khoản phí, lệ phí liên quan đến các TTHC về đất đai. Mặt khác vẫn phải có nguồn kinh phí hàng năm do ngân sách Nhà nƣớc cấp để thực hiện những nhiệm vụ mang tính quản lý Nhà nƣớc về đất đai nhƣ cấp giấy chứng nhận; cập nhật chỉnh lý biến động HSĐC; xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính; thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất,… có nhƣ vậy thì hoạt động của VPĐK mới đạt hiệu quả và có thể đảm bảo lâu dài.

3.6.7. Các giải pháp tin học hóa hệ thống đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận; lập và quản lý hồ sơ địa chính; chỉnh lý biến động đất đai: nhận; lập và quản lý hồ sơ địa chính; chỉnh lý biến động đất đai:

Để hoạt động của VPĐK tỉnh Vĩnh Phúc đạt hiệu quả và để đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời sử dụng đất thì trƣớc mắt cần hiện đại hoá hệ thống thu thập và cập nhật thông tin đất đai dƣới dạng số, tổ chức hệ thống mạng máy tính đồng bộ từ cấp xã đến cấp tỉnh nhằm sử dụng, trao đổi, cập nhật và cung cấp thông tin đất đai giữa 3 cấp. Do đó, để xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin đất đai thống nhất, trƣớc hết cần phải có hệ thống bản đồ địa chính đƣợc đo đạc chính quy và quy trình đo đạc đến đâu lập HSĐC, cấp giấy chứng nhận đến đó để đảm bảo tính hiệu quả, pháp lý, chính xác đến đó tránh tình trạng đo đạc xong khi quay lại lập HSĐC thì có nơi đã biến động gần hết.

Ngoài ra một giải pháp cũng rất quan trọng đó là hiện đại hoá các thiết bị trong việc đo đạc, nhanh chóng ứng dụng các công nghệ mới và có tính khả thi cao vào lĩnh vực đất đai. Giải pháp này giúp cho ngành xây dựng đƣợc một hệ thống mạng thông tin đất đai kết nối giữa trung ƣơng với các địa phƣơng. Khi đó thì thông tin về việc cập nhật các biến động trong HSĐC tại mỗi cấp sẽ đƣợc cập nhật lên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

mạng nội bộ của ngành và mỗi cấp sẽ tự động cập nhật cho hồ sơ quản lý thuộc cấp mình quản lý. Để thực hiện cơ chế này, hệ thống thông tin đất đai của ngành cũng cần có một hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu trên mạng thống nhất và qua đó giúp cho ngƣời sử dụng đất khi cần tra cứu thông tin về đất đai thì chỉ cần mất một khoản phí theo quy định.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

1. Kết luận

Vĩnh Phúc là một tỉnh thuộc đồng Bằng châu thổ sông Hồng là cửa ngõ phía Tây Bắc của thủ đô Hà Nội. Với tổng diện tích tự nhiên 123861,62 ha trong đó: Diện tích đất nông nghiệp: 86517,4 ha, diện tích đất phi nông nghiệp: 35182,82 ha, đất chƣa sử dụng có 2161,4 ha. Từ khi VPĐK tỉnh Vĩnh Phúc đƣợc thành lập cho đến nay (từ năm 2005 đến năm 2012) đã giúp cho công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh nói chung và việc giải quyết các TTHC về đất đai nói riêng cho các tổ chức vẫn còn tồn tại những khó khăn, thách thức song luôn đƣợc các cấp lãnh đạo hết sức quan tâm và đạt đƣợc một số kết quả sau:

Một phần của tài liệu đánh giá hoạt động của văn phòng đang ký quyền sử dụng đất tỉnh vĩnh phúc thuộc sở tài nguyên và môi trường tỉnh vĩnh phúc (Trang 86 - 89)