Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu đánh giá hoạt động của văn phòng đang ký quyền sử dụng đất tỉnh vĩnh phúc thuộc sở tài nguyên và môi trường tỉnh vĩnh phúc (Trang 42 - 46)

- VPĐK tỉnh Vĩnh Phúc thuộc Sở TN và MT tỉnh Vĩnh Phúc: Thu thập các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động của VPĐK; các báo cáo về tình hình

3.1.1.Điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý

Tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong vùng châu thổ sông Hồng, cửa ngõ Tây Bắc của thủ đô Hà Nội, có toạ độ: 21°08’ ÷ 21°19’ độ vĩ Bắc và 105°109’ ÷ 105°47’ độ kinh Đông. Tỉnh lỵ là thành phố Vĩnh Yên cách trung tâm thành phố Hà Nội 50 km, vị trí của tỉnh nằm trong vùng lan toả của tam giác phát triển kinh tế trọng điểm phía bắc là Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

- Phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Tuyên Quang; - Phía Đông Bắc tiếp giáp với tỉnh Thái Nguyên; - Phía Tây tiếp giáp với tỉnh Phú Thọ;

- Phía Nam và phía Đông tiếp giáp với thủ đô Hà Nội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh theo số liệu tổng kiểm kê năm 2012 là 123861,62 ha.

* Địa hình, địa chất

Địa hình của Vĩnh Phúc chia làm ba vùng: vùng rừng núi, vùng trung du và vùng đồng bằng. Vùng rừng núi nằm ở phía bắc, tiếp giáp với khu vực rừng núi của 2 tỉnh Tuyên Quang và Thái Nguyên, trong đó có hai dãy núi quan trọng là Tam Đảo và Sáng Sơn, có tiềm năng lớn về tài nguyên rừng và du lịch. Các nhà nghiên cứu khi xem xét vùng đồng bằng Sông Hồng dƣới góc độ địa lí, văn hoá đã xếp khu vực này vào vùng địa - văn hoá thềm phù sa cổ. Nhƣ vậy, Vĩnh Phúc không những là địa phƣơng có bề dày lịch sử về văn hoá, mà còn có thể coi là nơi khởi nguồn của nền văn minh của đồng bằng Bắc Bộ.

Vùng đồng bằng phía nam có tổng diện tích 46.8 nghìn ha, bao gồm 46 xã, phƣờng, thị trấn thuộc địa bàn các huyện Vĩnh Tƣờng, Yên Lạc và 6 xã của huyện Bình Xuyên, 3 xã của huyện Tam Dƣơng. Vùng đồng bằng có 32,9 nghìn ha diện tích đất nông nghiệp. Đây là khu vực có tiềm năng và có truyền thống chuyên trồng lúa nƣớc, cây vụ đông, trồng rau, chăn nuôi lợn,… có đủ các điều kiện để phát triển một nền nông nghiệp thâm canh với năng suất cao.

Vùng trung du ở giữa có địa hình đồi gò xen kẽ nhau từ đông sang tây, gồm 8 xã của huyện Tam Dƣơng, 6 xã của huyện Bình Xuyên, 10 xã của huyện Lập Thạch và huyện Sông Lô; 6 phƣờng của thành phố Vĩnh Yên và 2 xã của thị xã Phúc Yên. Tổng diện tích khu vực này là 24,9 nghìn ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 14 nghìn ha. Đây là vùng có quỹ đất đai dồi dào, đặc biệt là đất đồi thích hợp trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, hoa màu và chăn nuôi đại gia súc. Vì vậy, vùng này có điều kiện để chuyển đổi cơ cấu trồng trọt và chăn nuôi theo hƣớng tăng sản xuất hàng hoá thực phẩm. [15]

* Khí hậu, thời tiết

Vĩnh Phúc nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mƣa nhiều, có mùa đông lạnh.

- Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 23,2 - 25 0 C (riêng vùng núi Tam Đảo với độ cao trên 900 m có nhiệt độ trung bình 18,3 0 C), cao nhất vào các tháng 6, 7,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

8 và thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2.

- Lƣợng mƣa trong năm 1.500 - 1.700 mm, lƣợng mƣa tập trung chủ yếu vào tháng 6, 7, 8 chiếm trên 60% lƣợng mƣa cả năm.

- Tổng số giờ nắng trong năm từ 1.500 - 1.600 giờ (Tam Đảo 1.000 - 1.200 giờ). Mùa hè có số giờ nắng cao, các tháng cuối mùa đông có số giờ nắng thấp.

Ngoài ra, khí hậu chế độ gió mùa và sự thay đổi khí hậu trong năm một mặt tạo điều kiện cho việc thực hiện thâm canh, gieo cấy nhiều vụ, đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp, tăng hệ số sử dụng đất nông nghiệp. Song, mặt khác cũng gây ra không ít khó khăn nhƣ úng lụt, khô hạn, sƣơng muối, lốc xoáy, mƣa đá ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất và đời sống nhân dân.[15]

* Thuỷ văn

Vĩnh Phúc có hệ thống sông, suối, hồ ao khá dày đặc, chế độ thuỷ văn của Tỉnh phụ thuộc vào chế độ thuỷ văn của Sông Hồng và Sông Lô.

- Sông Hồng chảy qua địa bàn Tỉnh dài 50 km, lƣu lƣợng nƣớc trung bình năm là 3.730 m3/s, mực nƣớc bình quân qua các năm 9,75 m, cao nhất 15,04 m và thấp nhất 7,39 m, vào mùa mƣa chiều rộng của sông có thể lên tới 2,5 km, lƣợng nƣớc đầu nguồn tràn về lớn, cùng với mƣa lớn tập trung tại khu vực, có khả năng gây lũ lụt ở nhiều vùng trong Tỉnh. Về mùa khô mực nƣớc Sông Hồng xuống thấp, lòng sông hẹp, tạo ra các cồn cát, bãi bồi ven sông có thể tận dụng để canh tác và khai thác cát phục vụ cho xây dựng.

- Sông Lô chảy qua địa bàn tỉnh dài khoảng 35 km, lƣu lƣợng trung bình 762 m3/s. Mực nƣớc trung bình trên 12m, cao nhất 19,15m và thấp nhất 10,58 m. Sông Lô khúc khuỷu, lòng sông hẹp, nhiều thác ghềnh (nhất là khu vực đầu nguồn) nên lũ Sông Lô thƣờng lên xuống rất nhanh.

- Sông Phó Đáy là một chi lƣu bên tả ngạn của Sông Lô, có thƣợng lƣu và trung lƣu chảy trên địa bàn vùng núi và trung du phía Bắc, còn hạ lƣu chảy trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Sông Phó Đáy bắt nguồn từ vùng núi Tam Tạo, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn, chảy qua các huyện Yên Sơn, Sơn Dƣơng của tỉnh Tuyên Quang, huyện Lập Thạch, huyện Tam Đảo, huyện Tam Dƣơng, huyện Vĩnh Tƣờng của tỉnh Vĩnh Phúc và nhập vào Sông Lô tại giữa xã Sơn Đông và xã Việt Xuân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

(huyện Vĩnh Tƣờng) phía trên cầu Việt Trì độ 200 m. Đoạn trên địa bàn Vĩnh Phúc dài 41,5 km, lƣu lƣợng bình quân là 23 m3/s. Sông Phó Đáy làm thành ranh giới tự nhiên giữa Lập Thạch với Tam Đảo và giữa Lập Thạch với Tam Dƣơng, Lập Thạch với Vĩnh Tƣờng.

- Sông Cà Lồ là một chi lƣu của sông Cầu. Toàn chiều dài của sông là 89 km, trong đó đoạn trên địa bàn Vĩnh Phúc dài 27 km, lƣu lƣợng bình quân là 27,9 m3/giây.

- Sông Phan là phụ lƣu của sông Cà Lồ, nằm trong tỉnh Vĩnh Phúc, thuộc địa phận huyện Tam Dƣơng, TP Vĩnh Yên, huyện Yên Lạc và huyện Bình Xuyên, có diện tích thu nƣớc 623km2, chiều dài sông chính là 79,53km. Hệ thống các sông Phan, sông Phó Đáy, sông Cà Lồ có mức tác động thuỷ văn thấp hơn nhiều so với sông Hồng và sông Lô, nhƣng chúng có ý nghĩa to lớn về thủy lợi. Hệ thống sông này kết hợp với các tuyến kênh mƣơng chính nhƣ kênh Liễn Sơn, kênh Bến Tre... cung cấp nƣớc tƣới cho đồng ruộng, tạo khả năng tiêu úng về mùa mƣa.

Bên cạnh đó, Vĩnh Phúc còn có nhiều đầm, hồ lớn đƣợc hình thành bởi kiến tạo địa lí hoặc do yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội sau này, nhƣ đầm Vạc, đầm Rƣợu, đầm Đông Mật, đầm Kiên Cƣơng, đầm Dƣng, hồ Đại Lải, hồ Thanh Hƣơng, hồ Xạ Hƣơng, hồ Vân Trục, ... Đây là những đầm, hồ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc điều tiết nguồn nƣớc, điều hoà khí hậu, phát triển các ngành sản xuất, dịch vụ, du lịch. [15]

* Tài nguyên rừng

Theo số liệu kiểm kê năm 2012, toàn tỉnh có 32804.62 ha đất lâm nghiệp có rừng chiếm 26.53% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó rừng sản xuất là 10778.23 ha, chiếm 8,72 % tổng diện tích đất tự nhiên. Còn lại là rừng phòng hộ là 6617.21 ha, chiếm 5.35% tổng diện tích đất tự nhiên, rừng đặc dụng là 15409.18 ha, chiếm 12.46% tổng diện tích đất tự nhiên. Phần đất rừng thấp đƣợc trồng cây ăn quả. Tỷ lệ che phủ của rừng đạt thấp. Ngoài tác dụng tán che, cung cấp gỗ, củi, nguồn dƣợc liệu rừng còn có tác dụng điều hoà khí hậu, sinh thái và tạo cảnh quan cho Tỉnh.

Tài nguyên rừng của Vĩnh Phúc tƣơng đối đa dạng do có địa hình rừng núi và gò đồi, nhất là có vƣờn quốc gia Tam Đảo, có giá trị về kinh tế lâm nghiệp và du (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

lịch. Ngoài Tam Đảo, Vĩnh Phúc còn có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Tài nguyên du lịch của Tỉnh rất đa dạng và phong phú, nhiều điểm du lịch lại nằm trong quy hoạch tổng thể về du lịch của vùng Bắc Bộ.[15]

Một phần của tài liệu đánh giá hoạt động của văn phòng đang ký quyền sử dụng đất tỉnh vĩnh phúc thuộc sở tài nguyên và môi trường tỉnh vĩnh phúc (Trang 42 - 46)