Đánh giá thông qua kết quả thực tế điều tra

Một phần của tài liệu đánh giá hoạt động của văn phòng đang ký quyền sử dụng đất tỉnh vĩnh phúc thuộc sở tài nguyên và môi trường tỉnh vĩnh phúc (Trang 74 - 80)

- Việc lập HSĐC và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn tỉnh thực hiện còn rất phức tạp, có tính lịch sử, liên quan đến nhiều cấp gây rất nhiều khó khăn

3.4.2. Đánh giá thông qua kết quả thực tế điều tra

Việc đánh giá về thực trạng hoạt động của VPĐK tỉnh Vĩnh Phúc là tƣơng đối khó và phức tạp mang nhiều ý nghĩa định tính hơn là định lƣợng. Sử dụng phƣơng pháp điều tra xã hội học dựa vào ý kiến đánh giá của 180 tổ chức, cá nhân sử dụng đất trên địa bàn 6 huyện đƣợc điều tra đến thực hiện các thủ tục về đất đai đã đem lại một số kết quả nhƣ sau:

3.4.2.1. Mức độ công khai về thủ tục hành chính

Nguyên tắc cơ bản trong cải cách TTHC là phải đảm bảo tính công khai, minh bạch. Việc thực hiện nguyên tắc này làm tăng chất lƣợng, hiệu quả giao dịch và làm tăng niềm tin của ngƣời sử dụng đất. Trong tiến trình cải cách TTHC đối với lĩnh vực đất đai thì giải quyết công khai, minh bạch, rõ ràng thủ tục hồ sơ là cơ sở đảm bảo cho VPĐK vận hành theo đúng quy trình. Trƣớc hết là việc niêm yết công khai tại phòng tiếp nhận hồ sơ những văn bản pháp quy, tài liệu giúp cho ngƣời sử dụng đất biết (nhƣ các loại giấy tờ của hồ sơ, lịch tiếp nhận các loại hồ sơ, trình tự thủ tục đăng ký...).

Tại VPĐK tỉnh Vĩnh Phúc đã niêm yết cả bản hƣớng dẫn lập hồ sơ cho ngƣời sử dụng đất đến giao dịch, thời hạn nhận kết quả, các khoản phí, lệ phí phải nộp....

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Mức độ công khai TTHC tại VPĐK tỉnh Vĩnh Phúc (xem chi tiết Bảng 3.12).

Bảng 3.12. Mức độ công khai thủ tục hành chính Đơn vị Tổng số tổ chức điều tra Tổng hợp ý kiến trả lời Công khai Tỷ lệ (%) Không công khai Tỷ lệ (%) Tổng cộng 180 168 93,3 12 6,7 TP. Vĩnh Yên 30 30 100,0 0 0,0 TX. Phúc Yên 30 28 93,3 2 6,7 H.Bình Xuyên 30 27 90,0 3 10,0 H.Vĩnh Tƣờng 30 28 93,3 2 6,7 H.Yên Lạc 30 29 96,7 1 3,3 H. Sông Lô 30 26 86,7 4 13,3

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Qua bảng 3.12 cho thấy: Khi hỏi ngƣời sử dụng đất đến giao dịch tại VPĐK tỉnh Vĩnh Phúc về TTHC, thì có 93,3 % ý kiến cho rằng thủ tục tiếp nhận hồ sơ tại VPĐK tỉnh Vĩnh Phúc đƣợc giải quyết công khai, minh bạch, rõ ràng và thuận lợi. Trong đó có 5/6 huyện đƣợc các tổ chức đánh giá cao trên 90,0 % về mức độ công khai thủ tục và đặc biệt là với TP Vĩnh Yên là nơi tập trung nhiều tổ chức sử dụng đất nhất trong tỉnh đƣợc đánh giá là 100%. Điều đó cho thấy mô hình VPĐK ra đời đã phần nào đáp ứng đƣợc nhu cầu về việc cải cách các TTHC trong lĩnh vực đất đai.Từ đó hƣớng tới việc công khai, minh bạch, đơn giản các TTHC nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, tăng thu hút đầu tƣ của các tổ chức kinh tế vào tỉnh Vĩnh Phúc và đảm bảo quyền lợi của ngƣời sử dụng đất về thực hiện các quyền của ngƣời sử dụng đất.

3.4.2.2. Thời gian thực hiện các thủ tục hành chính

Thời gian giải quyết các vấn đề khi đến thực hiện các thủ tục tại VPĐK là quy định quan trọng trong cải cách TTHC. Tổ chức, cơ sở tôn giáo, ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài, tổ chức cá nhân nƣớc ngoài có nhu cầu thực hiện TTHC về đất đai có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại VPĐK tỉnh Vĩnh Phúc. Hầu hết các hoạt động về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký biến động đất đai, đăng ký thế chấp, cung cấp thông tin,... đều do các tổ chức trực tiếp đến VPĐK tỉnh Vĩnh Phúc. Tại đây ngƣời sử dụng đất sẽ đƣợc hƣớng dẫn hồ sơ, viết phiếu hẹn và trả kết quả theo quy định, phần còn lại do cơ quan chuyên môn thực hiện. Vì thế gây áp lực cho

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cán bộ làm việc rất lớn vì hồ sơ gửi đến nhiều và phải giao dịch đến từng tổ chức tránh tình trạng gây phiền hà, mất thời gian giải quyết hồ sơ và thủ tục phải qua nhiều bộ phận chuyên môn.

Từ những thực tiễn tại địa bàn điều tra cho thấy công tác giải quyết hồ sơ đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu, đăng ký cấp bổ sung tài sản, đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, cung cấp thông tin,... đã và đang có những tiến bộ rất tích cực trên nhiều mặt và đóng góp rất lớn vào công cuộc “ chung tay cải cách thủ tục hành chính” trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Bên cạnh những mặt tích cực đã đạt đƣợc thì thực tế hiện nay vẫn còn một số ý kiến phản ánh của ngƣời sử dụng đất khi đến thực hiện các TTHC thì thời gian thực hiện các thủ tục đôi khi không đảm bảo theo quy định, tuy nhiên đây chỉ là các ý kiến nhỏ và rất ít. Nguyên nhân tồn tại trên là do số lƣợng công việc liên quan đến việc thực hiện các TTHC về đất đai tại VPĐK rất nhiều mà số lƣợng cán bộ trong biên chế còn ít, đa số là cán bộ lao động hợp đồng và mới ra trƣờng nên kinh nghiệm còn hạn chế. Ngoài ra, còn do công tác phối hợp của VPĐK tỉnh Vĩnh Phúc với các đơn vị liên quan trong quá trình cấp giấy chứng nhận, cấp bổ sung tài sản cho ngƣời sử dụng đất nhƣ Sở xây dựng, Ban quản lý các khu công nghiệp, UBND các huyện còn chƣa thống nhất, dẫn đến nhiều hạn chế trong các hoạt động chung của VPĐK tỉnh Vĩnh Phúc, làm ảnh hƣởng đến quá trình giải quyết nhất là về thời gian, tiến độ. (xem chi tiết Bảng 3.13).

Bảng 3.13. Đánh giá tiến độ giải quyết hồ sơ của VPĐK tỉnh Vĩnh Phúc Đơn vị

Tổng số tổ chức điều

tra

Tiến độ giải quyết hồ sơ

Nhanh Bình thƣờng Chậm Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Tổng cộng 180 134 74,4 33 18,3 13 7,2 TP. Vĩnh Yên 30 25 83,3 3 10,0 2 6,7 TX. Phúc Yên 30 20 66,7 7 23,3 3 10,0 H.Bình Xuyên 30 24 80,0 5 16,7 1 3,3 H.Vĩnh Tƣờng 30 22 73,3 6 20,0 2 6,7 H.Yên Lạc 30 23 76,7 5 16,7 2 6,7 H. Sông Lô 30 20 66,7 7 23,3 3 10,0

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Qua kết quả điều tra, có 74,4% số ý kiến của ngƣời sử dụng đất cho rằng thời gian thực hiện nhanh, 18,3% số ý kiến của ngƣời sử dụng đất cho rằng thời gian thực hiện bình thƣờng, 7,2% số ý kiến của ngƣời sử dụng đất cho rằng thời gian thực hiện chậm. Chính kết quả 40,0 % ý kiến cho rằng VPĐK tỉnh Vĩnh Phúc chƣa đạt yêu cầu về cơ sở vật chất là một trong những nguyên nhân khiến thời gian thực hiện thủ tục còn chậm (Bảng 3.14).

Bảng 3. 14. Mức độ thỏa mãn yêu cầu khi thực hiện các TTHC tại VPĐK tỉnh Vĩnh Phúc Đơn vị Tổng số tổ chức điều tra

Điều kiện cơ sở vật chất Trong đó

Đáp ứng yêu

cầu Bình thƣờng Chƣa đáp ứng yêu cầu Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Tổng cộng 180 77 42,8 31 17,2 72 40,0 TP. Vĩnh Yên 30 9 30,0 4 13,3 17 56,7 TX. Phúc Yên 30 16 53,3 4 13,3 10 33,3 H.Bình Xuyên 30 13 43,3 2 6,7 15 50,0 H.Vĩnh Tƣờng 30 10 33,3 11 36,7 9 30,0 H.Yên Lạc 30 15 50,0 3 10,0 12 40,0 H. Sông Lô 30 14 46,7 7 23,3 9 30,0

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Qua bảng 3.14 cho thấy nhiều ý kiến đánh giá là VPĐK tỉnh Vĩnh Phúc đã và đang hoạt động có hiệu quả, đảm bảo tiến độ giải quyết hồ sơ khi đến giao dịch.

Hiện nay VPĐK tỉnh Vĩnh Phúc có 40 cán bộ, nhƣng chỉ có 4 phòng làm việc (đặc biệt là một phòng làm việc nhƣng ba phòng phải sử dụng chung) và kết hợp với 01 nhà xe của Sở để lƣu trữ hồ sơ, máy tính có 26 chiếc, tức là trung bình 1.5 ngƣời sử dụng 1 máy tính, do đó ảnh hƣởng rất nhiều đến hiệu quả làm việc của cán bộ. Mặc dù vẫn tồn tại số lƣợng hồ sơ đến giao dịch tại VPĐK tỉnh Vĩnh Phúc chƣa đƣợc giải quyết theo đúng giấy hẹn nhƣng căn cứ theo kết quả điều tra cho thấy ngƣời sử dụng đất vẫn đồng tình với việc thành lập mô hình VPĐK.

Từ khi thành lập VPĐK tỉnh Vĩnh Phúc đến nay tình trạng các tổ chức không chủ động làm thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận đƣợc thay

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

bằng việc VPĐK tỉnh Vĩnh Phúc chủ động lập kế hoạch và giao cho từng nhóm xuống từng tổ chức sử dụng đất để rà soát, lập hồ sơ xin đăng ký quyền sử dụng đất để trình các cấp có thẩm quyền công nhận và cấp giấy chứng nhận. Điều đó chứng tỏ việc cải cách TTHC trong lĩnh vực đất đai đang có xu hƣớng thành công cả về chất lƣợng lẫn hiệu quả phục vụ theo đúng nghĩa của tổ chức dịch vụ công.

3.4.2.3. Thái độ và mức độ hướng dẫn của cán bộ chuyên môn

Vấn đề thái độ và năng lực của cán bộ nói chung là yếu tố quyết định đến hiệu quả trong công tác đăng ký đất đai và đƣợc coi nhƣ một yêu cầu kiên quyết nhất là năng lực cán bộ của phòng nghiệp vụ đăng ký. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng này VPĐK tỉnh Vĩnh Phúc đã bố trí các cán bộ tại phòng nghiệp vụ đăng ký đều có trình độ đại học và trên đại học. Những cán bộ này đều có năng lực chuyên môn tổng hợp, nắm vững đƣợc các quy định của pháp luật, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác, nhiệt tình trong công việc và có thái độ cƣ xử đúng mực mà không có thái độ cửa quyền, sách nhiễu khi ngƣời sử dụng đất đến giao dịch.

Do vậy, với phƣơng pháp tận tình hƣớng dẫn, giải thích cho ngƣời sử dụng đất có yêu cầu khi đến giao dịch tại VPĐK tỉnh Vĩnh Phúc ngày càng đƣợc ngƣời sử dụng đất đánh giá cao và đƣợc chấp thuận. Kết quả nghiên cứu về mức độ hƣớng dẫn hồ sơ của cán bộ chuyên môn đƣợc thể hiện qua bảng 3.15.

Bảng 3.15: Mức độ hƣớng dẫn của cán bộ khi thực hiện các TTHC tại VPĐK tỉnh Vĩnh Phúc Đơn vị Tổng số tổ chức điều tra Tổng hợp ý kiến trả lời

Đầy đủ Không đầy đủ Ý kiến khác Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Tổng cộng 180 156 86,7 18 10,0 6 3,3 TP. Vĩnh Yên 30 27 90,0 2 6,7 1 3,3 TX. Phúc Yên 30 25 83,3 4 13,3 1 3,3 H.Bình Xuyên 30 27 90,0 3 10,0 0 0,0 H.Vĩnh Tƣờng 30 24 80,0 4 13,3 2 6,7 H.Yên Lạc 30 27 90,0 3 10,0 0 0,0 H. Sông Lô 30 26 86,7 2 6,7 2 6,7

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đối với thái độ tiếp nhận hồ sơ của cán bộ hƣớng dẫn TTHC khi các tổ chức, cá nhân đến giao dịch là rất quan trọng vì căn cứ qua thái độ làm việc của cán bộ giúp cho ngƣời đến làm việc đƣợc thoải mái và hài lòng về chất lƣợng phục vụ. Kết quả về thái độ tiếp nhận hồ sơ của cán bộ chuyên môn khi các tổ chức, cá nhân đến thực hiện TTHC tại VPĐK tỉnh Vĩnh Phúc xem chi tiết qua bảng 3.16.

Qua bảng 3.16 cho thấy có 65,6 % ý kiến đƣợc hỏi là tận tình chu đáo, bình thƣờng là 27,8%, không tận tình chu đáo là 12 ngƣời đƣợc hỏi, chiếm tỷ lệ 6,7 %, Kết quả trên phản ánh công tác tiếp nhận hồ sơ tại Phòng nghiệp vụ đăng ký của VPĐK tỉnh Vĩnh Phúc đã cơ bản đáp ứng đƣợc mục tiêu đề ra, dần đi vào nề nếp và ngày càng có hiệu quả đảm bảo việc cải cách TTHC nói chung và trên địa bàn Vĩnh Phúc nói riêng.

Bảng 3.16: Thái độcủa cán bộ chuyên môn khi thực hiện các TTHC tại VPĐK tỉnh Vĩnh Phúc Đơn vị Tổng số tổ chức điều tra Tổng hợp ý kiến trả lời Tận tình, chu đáo Bình thƣờng Không tận tình, chu đáo Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tổng cộng 180 118 65,6 50 27,8 12 6,7 TP. Vĩnh Yên 30 24 80,0 5 16,7 1 3,3 TX. Phúc Yên 30 19 63,3 9 30,0 2 6,7 H.Bình Xuyên 30 22 73,3 5 16,7 3 10,0 H.Vĩnh Tƣờng 30 21 70,0 8 26,7 1 3,3 H.Yên Lạc 30 17 56,7 10 33,3 3 10,0 H. Sông Lô 30 15 50,0 13 43,3 2 6,7

(Nguồn: Số liệu điều tra) 3.4.2.4. Các khoản lệ phí người sử dụng đất phải đóng góp

Công tác thu phí và lệ phí cấp giấy chứng nhận đối với ngƣời sử dụng đất khi đăng ký quyền sử dụng đất nhằm đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nƣớc về các hoạt động liên quan đến quyền sử dụng đất. Hiện nay theo quy định các khoản thu lệ phí trƣớc bạ đã giảm xuống còn 0,5% và thuế thu nhập doanh nghiệp 25% là quá cao khi các tổ chức sử dụng đất thực hiện việc chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất. Vì thế làm cho nhiều tổ chức sử dụng đất không muốn nộp hoặc không mặn mà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trong việc thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận sau khi nhận chuyển nhƣợng. Từ đó dẫn đến tình trạng nhiều tổ chức sử dụng đất trong thực tế là chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất hoặc tài sản cho nhau nhƣng không thông qua Nhà nƣớc mà tìm cách lách luật bằng việc thay đổi tên pháp nhân hoặc giữ nguyên tên pháp nhân cũ nhƣng thay đổi các thành viên góp vốn trong tổ chức,...

Khi trả lời về các khoản phí và lệ phí phải nộp, có trên 90% ý kiến cho rằng mức nộp lệ phí đăng ký thế chấp bảo lãnh nhƣ hiện nay là cao. Theo thông tƣ liên tịch số 69/2011/TTLT/BTC-BTP ngày 18/5/2011 của Bộ Tài chính và Bộ Tƣ pháp thì mức lệ phí thu là 80.000đ/lần đăng ký giao dịch đảm bảo là cao. Pháp luật cho phép ngƣời đi vay ngân hàng thỏa thuận trách nhiệm đăng ký với các tổ chức tín dụng. Trong thực tế trách nhiệm yêu cầu đăng ký đƣợc coi là nghĩa vụ của bên thế chấp, để làm thủ tục các tổ chức phải chứng thực hợp đồng thế chấp tại Văn phòng công chứng tại đây văn phòng công chứng đã thu một khoản phí là 0,001% giá trị giao dịch hợp đồng, mặc dù hợp đồng bảo lãnh đã ký kết với ngân hàng sau đó đến VPĐK tỉnh Vĩnh Phúc để đăng ký giao dịch bảo đảm. Những ngƣời đến đăng ký giao dịch bảo đảm, thế chấp quyền sử dụng đất đa số là những tổ chức thiếu vốn để sản xuất, kinh doanh dùng tài sản của mình thế chấp với ngân hàng để vay vốn. Từ đó nhiều tổ chức phản ánh phải mất một số tiền không nhỏ để đóng khoản lệ phí này và việc phải đi lại nhiều nơi để làm thủ tục vay vốn gây khó khăn cho các tổ chức có nhu cầu và thu phí nhƣ vậy tạo ra cơ chế chồng chéo, chƣa đồng bộ trong công tác thực hiện đảm bảo cho các hoạt động giao dịch của ngƣời sử dụng đất.

Một phần của tài liệu đánh giá hoạt động của văn phòng đang ký quyền sử dụng đất tỉnh vĩnh phúc thuộc sở tài nguyên và môi trường tỉnh vĩnh phúc (Trang 74 - 80)