Giải pháp về quản lý nhà nước trong công tác quản lý chất thải y tế

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng quản lý chất thải rắn y tế của một số bệnh viện trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn (Trang 84 - 115)

4. Ý nghĩa đề tài

3.5.1. Giải pháp về quản lý nhà nước trong công tác quản lý chất thải y tế

Tăng cường thanh tra, kiểm tra về công tác quản lý chất thải y tế tại các bệnh viện trên địa bàn tỉnh.

Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cán bộ, y bác sỹ và cộng đồng trong công việc bảo vệ môi trường cơ sở y tế.

Cơ quan quản lý cần lập các dự án xây mới, cải tạo, nâng cấp hệ thống xử lý nước thải và chất thải y tế tại các bệnh viện. Chỉ đạo các bệnh viện đã được đầu tư

Formatted: Font color: Auto

Formatted: Font: Bold, Vietnamese

Formatted: Font color: Auto

Formatted: Indent: Left: 0.25", Space After: 6 pt, Line spacing: Exactly 19.4 pt, No bullets or numbering

Formatted: Space After: 6 pt, Line spacing: Exactly 19.4 pt

Formatted: Font color: Auto

Formatted: Normal, Right: -0.02", Space After: 6 pt, Line spacing: Exactly 19.4 pt, No bullets or numbering, Tab stops: 0", Left

Formatted: Normal, Right: 0"

hệ thống xử lý nước thải phải vận hành đúng quy trình kỹ thuật, tăng cường công tác bảo dưỡng, bảo trì hệ thống. Xem xét việc phân bổ và sử dụng kinh phí xử lý chất thải y tế tại các bệnh viện, đảm bảo cân đối và phù hợp với thực tế từng tại bệnh viện.

3.5.2. Giải pháp thu gom, phân loại, xử lý, vận chuyển, lưu trữ

Formatted: Font: Not Bold

Formatted: Space After: 6 pt, Line spacing: Exactly 19.4 pt

Formatted: Font color: Auto, Highlight

Formatted: Normal, Right: 0"

Hình 3.118. Sơ đồ quy trình thu gom, phân loại, quản lý chất thải rắn y tế Phân loại

tại chỗ chuyển trung

Chất thải thông thường Xe đẩy rác Túi màu xanh Hộp bìa cứng, chai nhựa Chất thải sắc nhọn Khu xử lý chất thải chung Tại khoa, phòng điều trị, chuyên môn Tại buồng bệnh Chất thải hoá học nguy hại Túi màu đen Chất thải phóng xạ Rắn Lỏng Bể lưu giữ Thùng nhựa màu đen Pha loãng Hệ thống xử lý nước thải chung Chất thải tái chế Túi màu trắng Khoa kho dược (rửa sạch, cắt mảnh) Bán tái chế Chất thải y tế (đốt) Chất thải sinh hoạt (chôn lấp vệ sinh) Nhà chứa rác chung toàn BV Chất thải lây nhiễm Túi màu vàng nhựa màu Thùng vàng

Formatted: Font color: Auto

Formatted: Font: 12 pt Formatted: Font: 12 pt Formatted: Font: 12 pt Formatted: Font: 12 pt Formatted: Font: 12 pt Formatted: Font: 12 pt Formatted: Font: 12 pt Formatted: Font: 12 pt Formatted: Font: 12 pt Formatted: Font: 12 pt Formatted: Font: 12 pt Formatted: Font: 12 pt Formatted: Font: 12 pt Formatted: Font: 12 pt Formatted: Font: 11 pt Formatted: Left Formatted: Font: 12 pt Formatted: Font: 12 pt Formatted: Font: 12 pt Formatted: Font: 12 pt

* Phân loại, thu gom:

- Trong các khoa phòng của bệnh viện, đều phải trang bị các loại thùng (túi) đựng rác, phân loại và màu sắc theo quy định. Các thùng này được ghi tên trên bề mặt để dễ phân loại và được thu gom theo lịch trình nhất định một ngày một lần, sau đó chuyển đến nơi tập trung rác.

Bảng 3.2017. Phân loại thùng (túi) đựng theo màu sắc quy định

STT Loại chất thải Màu sắc và đánh dấu

nhãn Loại thùng, túi

1 Chất thải lây nhiễm cao Vàng, có ghi nhãn “Nhiễm khuẩn cao”

Thùng nhựa, túi nhựa bền chắc chắn

2 Chất thải lây nhiễm, bệnh phẩm, giải phẫu

Vàng, có ghi nhãn “Nhiễm khuẩn”

Thùng nhựa, túi nhựa bền

3 Vật sắc nhọn Vàng, có ghi nhãn “Vật sắc nhọn”

Túi nhựa bền hoặc hộp giấy, chai nhựa

4 Chất thải y tế có thành phần phóng xạ Đen, có ghi nhãn “Chất thải phóng xạ” Hộp chì, kim loại có dán nhãn “Phóng xạ” 5 Chất thải y tế thông thường Xanh, có ghi nhãn “Rác sinh hoạt”

Túi nilon, thùng nhựa. kim loại

6 Chất thải có thể tái chế Trắng, ghi nhãn “Rác

tái chếể” Túi nilon, thùng nhựa

Nguồn: [16]

- Riêng đối với rác thải y tế thì sau những ca phẫu thuật hoặc chữa trị khác phải chuyển ngay đến nhà lưu giữ rác bằng các dụng cụ và phương tiện chuyên dùng. Tuyệt đối không để các bệnh phẩm này tồn đọng lâu trong các phòng khoa của bệnh viện;

- Hộ lý, nhân viên chịu trách nhiệm thu gom CTNH và CTSH từ nơi phát sinh về nơi tập trung chất thải của khoa, bệnh viện.

- Cô lập CTR y tế nguy hại tại nguồn và giảm thiểu CTR y tế nguy hại: Chất thải trong các cơ sở y tế được chia ra làm 5 nhóm gồm: Lây nhiễm; Hóa học nguy hại; Phóng xạ; Bình chứa áp suất và Chất thải thông thường. Việc cô lập các nhóm chất thải này có thể được dựa trên tính nguy hại của chất thải, đặc biệt, với nhóm

Formatted: Font color: Auto

Formatted: Right

Formatted: Font: Italic

Formatted: Font color: Auto

Formatted: Normal, Right: 0"

chất thải lây nhiễm.

- CTR y tế là vật sắc nhọn như kim tiêm, chai lọ vỡ được phân loại tại nguồn để trong can nhựa có nắp đậy, can nhựa phải có thành dày đủ cứng để không bị chọc thủng, các can nhựa được đặt những nơi thuận tiện cho bỏ rác loại này và quản lý. Để xử lý loại rác này nên dùng phương pháp đốt chung ở lò đốt CTR y tế nguy hại nhiệt độ cao đạt tiêu chuẩn.

- CTR y tế thông thường có thành phần giống rác sinh hoạt được phân loại tại nguồn, các túi chứa là túi nilon có màu xanh, các túi này được để trong thùng nhựa màu xanh có nắp đậy đặt tại các khoa phòng chữa bệnh, các phòng khám, các hành lang và các khu khuôn viên trong bệnh viện..., vị trí đặt thùng rác sao cho tiện việc bỏ rác của người bệnh, cán bộ y tế và mọi người khi vào bệnh viện. Sau khi phân loại tại nguồn, các loại chất thải này được buộc chặt miệng túi và thu gom vận chuyển 1 lần/ngày về nhà (khu vực) chứa rác của bệnh viện, rồi được vận chuyển tới các bãi xử lý rác sinh hoạt tập trung. Nhà chứa rác phải có mái che, lưới chắn côn trùng và súc vật, nhằm tránh gây ô nhiễm môi trường trong và xung quanh bệnh viện. Các thùng đựng rác phải được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày.

- CTR y tế nguy hại phải được xử lý hoàn toàn trước khi thải ra môi trường. Tốt nhất là phân loại rác tại nguồn để thu gom rác thải y tế nguy hại chứa trong túi nilon có màu vàng, các túi này được để trong thùng nhựa màu vàng có nắp đậy đặt tại các khoa phòng chữa bệnh, các phòng khám, các hành lang..., vị trí đặt thùng rác sao cho tiện việc bỏ rác y tế và an toàn vệ sinh. Đối với các mô, tổ chức của cơ thể, các chất thải nhiễm khuẩn, phải tuân theo quy trình thu gom và xử lý nghiêm ngặt.

- CTR y tế nguy hại sau khi phân loại thu gom tại nguồn được buộc chặt miệng túi và được thu gom 1 lần/ngày về khu chứa rác tập trung của bệnh viện, để được xử lý bằng phương pháp đốt hoăc chôn lấp đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép.

* Vận chuyển:

- Chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường phát sinh tại các khoa/phòng phải được vận chuyển riêng về nơi lưu giữ chất thải của cơ sở y tế ít nhất một lần/ngày và khi cần.

Formatted: Normal, Right: 0"

- Các cơ sở y tế ký kết hợp đồng vận chuyển và tiêu huỷ chất thải y tế với các công ty môi trường.

- Phương tiện chuyên chở chất thải y tế không dùng vào mục đích khác và được làm vệ sinh sau mỗi lần vận chuyển. (Phương tiện vận chuyển phải đảm bảo vệ sinh, đáp ứng được yêu cầu tại Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại).

- Bệnh viện quy định đường vận chuyển riêng và có khung giờ vận chuyển nhất định.

- Chất thải y tế nguy hại trước khi vận chuyển tới nơi tiêu huỷ phải được đóng gói trong các thùng, đảm bảo an toàn, tránh không được rơi vãi trên đường vận chuyển.

- Chất thải giải phẫu phải đựng trong hai lượt túi màu vàng, đóng riêng trong thùng hoặc hộp, dán kín nắp và ghi rõ nhãn “Chất thải giải phẫu” trước khi vận chuyển đi tiêu huỷ.

- Cơ sở phải có hệ thống sổ sách theo dõi lượng chất thải phát sinh, phiếu theo dõi lượng chất thải được chuyển đi và tiêu huỷ hàng ngày.

* Lưu giữ:

- Lưu giữ riêng chất thải nguy hại và chất thải sinh hoạt; Chất thải để tái sử dụng, tái chế phải được lưu giữ riêng.

- Nơi lưu giữ chất thải phải có đủ điều kiện:

+ Cách nhà ăn, buồng bệnh, lối đi công cộng và khu vực tập trung đông người tối thiểu là 10 m.

+ Có đường dành cho xe chuyên chở từ bên ngoài đến.

+ Nhà lưu giữ rác có mái che, có hàng rào bảo vệ, có khoá, có hệ thống thoát nước, nền không thấm, phải thông thoáng, tránh tích tụ mùi hôi thối lâu ngày. Phải thường xuyên phun các loại thuốc chống ruồi muỗi ở khoảng liều lượng thích hợp vào khu vực này để ngăn chặn không cho chúng phát triển.

+ Diện tích phù hợp với lượng chất thải phát sinh của cơ sở y tế (40-50 m2

đối với tuyến tỉnh).

Formatted: Font color: Auto

Formatted: Font color: Auto

Formatted: Normal, Right: 0"

+ Có phương tiện rửa tay, phương tiện bảo hộ cho nhân viên, có dụng cụ hoá chất làm vệ sinh.

+ Có hệ thống cống thoát nước, tường và nền chống thấm, thông khí tốt. + Khuyến khích các cơ sở y tế lưu giữ chất thải trong nhà có bảo quản lạnh. - Thời gian lưu giữ:

+ Đối với bệnh viện: thời gian lưu giữ tối đa là 48h

+ Lưu giữ chất thải trong nhà bảo quản lạnh hoặc thùng lạnh: thời gian lưu giữ có thể đến 72 giờ.

+ Các chất giải phẫu phải chuyển đi chôn hoặc tiêu huỷ hàng ngày.

+ Đối với các cơ sở y tế nhỏ (Lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh dưới 5kg/ngày): thời gian thu gom tối thiểu 2 lần/tuần. Chất thải nhóm A, B, C, D cần được buộc trong các túi quy định, buộc kín miệng, không được lưu giữ quá 1 tuần. Chất thải nhóm E phải chôn lấp hoặc thiêu đốt ngay.

Giải pháp xử lý chất thải y tế:

- Nếu xử lý bằng phương pháp đốt, thì lò đốt cần đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật quy định, thông thường lò đốt phải đạt từ 1.0000C trở lên.

- Nếu xử lý bằng phương pháp chôn lấp thì nhất thiết phải quy hoạch khu chôn lấp riêng biệt cách xa nguồn nước, không bị ngập nước vào mùa lũ, xa khu khám chữa bệnh và người qua lại, có hàng rào bảo vệ bao quanh và treo bảng báo hiệu. Các hố chôn lấp phải được xây bằng gạch, bê tông có nắp đậy, sau mỗi lần bỏ rác thải y tế vào hố phải được phun clo hoặc rắc vôi tiệt trùng và đậy nắp lại. Khi rác đầy thùng thì tiệt khuẩn lần cuối và đậy kín nắp đậy và ta tiếp tục xử lý chôn lấp rác sang ô kế cạnh...

- Cải tiến, tận dụng lò đốt đã được trang bị: Các lò đốt CTR y tế hiện nay chủ yếu có công suất nhỏ (dưới 200kg/h), thiết bị làm sạch khí không hiệu quả và không tiết kiệm được chi phí. Trong khi, công nghệ thiêu đốt CTR y tế là một trong những nguồn phát sinh chủ yếu dioxin, furan, thủy ngân, chì và nhiều chất độc hại khác. Vì vậy, đối với các lò đốt không có bộ phận xử lý khí thải cần được đầu tư nâng cấp và lắp đặt thêm bộ phận xử lý khí thải.

+Đối với bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn hệ thống lò đốt đã cũ cần được nâng

Formatted: Font color: Auto

Formatted: Font color: Auto

Formatted: Font color: Auto

Formatted: Normal, Right: 0"

cấp hệ thống xử lý khí thải trong quá trình vận hành lò đốt.

+Đối với bệnh viện huyện Ba Bể cần được đầu tư lắp đặt một hệ thống lò đốt chất thải y tế đảm bảo yêu cầu và tiêu chuẩn hiện hành với công suất của lò đốt là 30kg/lần đốt, gồm 2 buồng đốt: Buồng sơ cấp (T= 8000C max) và buồng đốt thứ cấp (T= 12000C max). Phương thức vận hành của lò đốt rác là tự động đóng mở, nạp nhiên liệu và lấy tro thiết bị cơ – điện tử. Lò đốt phù hợp với lượng phát sinh chất thải rắn trong ngày của bệnh viện.

+Bệnh viện huyện Ngân Sơn chưa có lò đốt chất thải do gặp vấn đề khó khăn là nguồn kinh phí để xây dựng hệ thống lò đốt. Vì vậy Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Y tế và các cơ quan có thẩm quyền khác cần xem xét tìm nguồn đầu tư từ các dự án, các tổ chức trong và ngoài nước để có nguồn vốn đầu tư xây dựng công trình này trong thời gian sớm nhất. Với điều kiện thực tế lượng phát sinh chất thải nguy hại của bệnh viện là 5kg/ngày có thể lựa chọn lò đốt có công suất nhỏ khoảng 10- 15kg/h là phù hợp.

3.5.23. Giải pháp giảm thiểu

- Trong bệnh viện không sử dụng bao tay, áo choàng, khăn trải v.v.. bằng chất dẻo nhân tạo như PVC, mà được thay thế các dụng cụ trên bằng cao su thiên nhiên (latex).

- Thủy ngân trong các hỗn hợp kim loại dùng trong việc trám răng, trồng răng, cũng như Chì (Pb) dùng làm điện cực của pin trong các hệ thống theo dõi nạn nhân bị bệnh tim v.v.. sẽ được tái sử dụng bằng phương pháp tái sinh hóa học.

- Một số trang phục và hệ thống hô hấp trong phòng mổ có thể được tiệt trùng và dùng lại nhiều lần.

- Các dung môi thông thường trong bệnh viện như benzen, toluene, xylen có thể được sử dụng lại qua hệ thống chưng cất phân đoạn.

- Chọn nhà cung cấp hậu cần cho bệnh viện mà sản phẩm của họ ít phế thải hay giảm trọng lượng chất thải rắn y tế nguy hại phải xử lý đặc biệt.

- Sử dụng các biện pháp khử trùng, tẩy uế cơ lý học nhiều hơn các biện pháp hoá học sẽ giảm thiểu chất thải nguy hại.

- Giảm thiểu chất thải, nhất là trong công tác hộ lý và khử trùng tẩy uế.

Formatted: Font color: Auto

Formatted: Font color: Auto

Formatted: Font color: Auto

Formatted: Normal, Right: 0"

3.5.34. Giải pháp kiểm soát ô nhiễm

- Tập trung quản lý thống nhất các loại thuốc, hoá chất nguy hại.

- Giám sát sự luân chuyển, lưu hành hoá chất, dược chất ngay từ khâu nhận, nhập kho, sử dụng và tiêu huỷ thải bỏ.

- Những chất thải hóa học nguy hiễm có tính chất khác nhau không được trộn lẫn vào với nhau.

- Chất thải hóa học nguy hiểm không được đổ vào hệ thống nước thải - Các loại hóa chất chứa Halogen và các hóa chất khác khi không còn được sử dụng đúng chức năng sẽ được thiêu hủy trong lò đốt rác y tế.

- Quản lý kho hoá chất, dược phẩm:

+ Thường xuyên nhập hàng từng lượng nhỏ hơn là nhập quá nhiều một đợt dễ dẫn tới thừa hay quá hạn.

+ Sử dụng các lô hàng cũ trước, lô hàng mới dùng sau.

+ Thường xuyên kiểm tra hạn sử dụng của các loại thuốc, dược chất, vật tư tiêu hao ngay từ khi nhập hàng cũng như trong quá trình sử dụng.

3.5.45. Một số giải pháp khác

- Giáo dục ý thức vệ sinh môi trường và vệ sinh y tế cho cán bộ công nhân viên trong bệnh viện. Thực hiện thường xuyên và có khoa học các chương trình vệ sinh, quản lý chất thải của bệnh viện;

- Thực hiện việc hoàn thiện và cải tạo công nghệ nhằm hạn chế ô nhiễm, tránh sử dụng nhiều các nguyên liệu và hóa chất độc hại;

- Cùng với những giải pháp trên, bệnh viện cũng thực hiện nhiều biện pháp khác nhau nhằm nâng cao chất lượng môi trường trong khuôn viên bệnh viện, ngăn chặn sự lan truyền, phát triển chủng loại vi sinh vật và côn trùng có hại. Đó là các

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng quản lý chất thải rắn y tế của một số bệnh viện trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn (Trang 84 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)