Xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm nuôi dưỡng rừng trồng Keo

Một phần của tài liệu nghiên cứu sinh trưởng keo tai tượng (acacia mangium wild) tại huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 64 - 66)

2. Mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài

3.6.xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm nuôi dưỡng rừng trồng Keo

trồng Keo tai tượng (Acacia mangium Wild)

Để góp phần làm tăng năng suất và chất lượng Keo tai tượng tại các lâm phần của khu vực nghiên cứu, tôi xin đề xuất các biện pháp sau:

Mật độ hiện tại của lâm phần nghiên cứu thấp hơn mật độ tối ưu vì vậy lâm phần không cần tiến hành tỉa thưa. Đối với Keo tai tượng, vẫn giữ mật độ trồng ban đầu là 1660 cây/ha. Đến tuổi 5 khi rừng đã khép tán và tỉa thưa tự nhiên xảy ra mạnh do cạnh tranh về ánh sáng, tiến hành tỉa thưa để tận dụng gỗ nguyên liệu và gỗ củi, căn cứ vào kết quả nghiên cứu, mật độ chừa lại thích hợp là 1292 cây/ha. Để cải thiện chất lượng gỗ, cần tiến hành tỉa cành vào năm thứ 2 và thứ 3.

Loại bỏ những cây cong queo, sâu bệnh, cụt ngọn, phẩm chất kém,... để tăng chất lượng rừng trồng. Tiến hành chăm sóc theo đúng quy phạm kỹ thuật cho các loại rừng Keo tai tượng như: Dọn vệ sinh rừng (chặt bỏ dây leo, bụi rậm, phát quang...) cho những lô rừng này.

Đất tại khu vực nghiên cứu là đất chua vì vậy trước khi trồng rừng phải tiến hành bón vôi bột để cải tạo đất, khi trồng rừng cần ưu tiên bón phân sinh lý trung tính như CO(NH2)2, Phốt phát a môn PO4(NH4)2, Nitrat Kali NO3K… nhằm cải tạo tính chất của đất.

Tiến hành phát dọn thực bì trước lúc trồng, thu xếp cành lá theo băng ngang dốc để cản dòng chảy giữ đất, giữ ẩm và bồi hoàn chất hữu cơ cho đất. Hạn chế đốt thực bì làm khô đất, làm huỷ hoại các vi sinh vật được coi là những "phân xưởng chế tạo Nitơ và khoáng chất "cho đất hay những động vật cũng được coi là những "chiếc cày ngầm" trong đất.

Sử dụng giống đã được công nhận chất lượng tốt và thích hợp với vùng sinh thái và điều kiện lập địa của khu vực. Tiến hành trồng, bón lót, chăm sóc

và bón thúc trong 3 năm đầu để rừng trồng sinh trưởng phát triển tốt, cải thiện, làm tăng hàm lượng các chất hữu cơ có trong đất hiện đang ở mức trung bình và thấp. Xử lý thực bì, làm đất và bón phân theo quy trình và các kết quả nghiên cứu đã được công bố.

KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu nghiên cứu sinh trưởng keo tai tượng (acacia mangium wild) tại huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 64 - 66)