Sinh trưởng về chiều cao vút ngọn

Một phần của tài liệu nghiên cứu sinh trưởng keo tai tượng (acacia mangium wild) tại huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 44 - 46)

2. Mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài

3.2.1. Sinh trưởng về chiều cao vút ngọn

Chiều cao vút ngọn là nhân tố quan trọng phản ánh tình hình sinh trưởng của từng cá thể và của lâm phần. Sinh trưởng chiều cao cây rừng ảnh hưởng đến trữ lượng lâm phần và sản lượng cây rừng nên ảnh hưởng đến giá trị thu nhập khi khai thác. Kết quả nghiên cứu chiều cao vút ngọn của Keo tai tượng được thể hiện như sau:

3.2.1.1. So sánh sự sai khác về sinh trưởng chiều cao vút ngọn ở các ÔTC

Quá trình đo đếm, thu thập và xử lý số liệu, kết quả sự sai khác về sinh trưởng chiều cao vút ngọn ở các ÔTC được thể hiện vào bảng sau:

Bảng 3.2: Kết quả so sánh sự sai khác về sinh trưởng chiều cao vút ngọn ở các ÔTC Tuổi Vị trí Số cây/ÔTC vn H (m) Hvn min Hvn max P.value FTính F05

(m) (m) 4 ChânSườn 7169 10,510,9 Đỉnh 64 10,4 Trung bình 68 10,6 5 ChânSườn 5753 12,112,6 9,3 14,8 0,012 4,07 3,05 Đỉnh 48 12,0 Trung bình 52,7 12,2 6 Chân 45 12,2 8,0 14,7 0,026 3,73 3,06 Sườn 50 12,8 Đỉnh 44 12,1 Trung bình 46,3 12,2

Theo bảng 3.2 ta thấy, giá trị P.value nhỏ hơn 0,05 vì vậy tồn tại giá trị FTính. Cũng theo bảng 3.2, giá trị FTính lớn hơn F05 do đó có sự sai khác về sinh trưởng chiều cao vút ngọn ở các độ tuổi và ở các ÔTC khác nhau. Chiều cao bình quân của các ÔTC đã điều tra nằm trong khoảng 10,40 m đến 12,78 m. Trong cùng một lâm phần đồng tuổi chiều cao vút ngọn cũng có sự chênh lệch nhau, ví dụ ở lâm phần tuổi 4, chiều cao nhỏ nhất Hvn (min) đạt 7,6 m, lớn nhất Hvn (max) đạt 13,0 m, điều này cho thấy phạm vi biến động về chiều cao là khá lớn (5,4 m).

Có thể nhận thấy chiều cao của các ÔTC tỉ lệ thuận với độ tuổi của rừng trồng. Tại tuổi 4, bên cạnh các yếu tố không thuận lợi về điều kiện đất đai, thì việc tiến hành tỉa thưa thiếu khoa học cũng là một nguyên nhân khiến các cá thể trong lâm phần phải cạnh tranh nhau về không gian dinh dưỡng nên sự phân hoá về chiều cao là khá rõ ràng, đến giai đoạn tiếp theo lúc này do sắp đến chu kỳ khai thác nên sức sinh trưởng giữa các cây trong lâm phần là tương đối đồng đều nhau. Về giá trị trung bình chung cho toàn lâm phần (bảng 3.2) khi so sánh với kết quả nghiên cứu của Hoàng Ngọc Hải [8] (Tuổi 4: 10,6 m; Tuổi 5: 14,2 m; Tuổi 6: 16,7 m) cho thấy mức sinh trưởng về chiều cao vút ngọn của Keo tai tượng tại khu vực nghiên cứu là chưa cao.

3.2.1.2. So sánh sinh trưởng về chiều cao vút ngọn ở các vị trí

Sinh trưởng chiều cao vút ngọn phụ thuộc vào nhiều nhân tố như loài cây, mật độ trồng, điều kiện lập địa và mức độ thâm canh rừng... Quá trình thu thập số liệu và tính toán sự sai khác về sinh trưởng chiều cao vút ngọn ở các vị trí được thể hiện như sau:

Bảng 3.3: Kết quả so sánh sinh trưởng về chiều cao vút ngọn ở các vị trí

Tuổi Vị trí so sánh t Start T Critical two-

tail P (T<=t) two-tail

4 Chân - SườnSườn - Đỉnh 58,16922,209 12,70612,706 0,0110,029

Chân - Đỉnh 16,291 12,706 0,039

5 Chân - SườnSườn - Đỉnh 21,15715,186 12,70612,706 0,0300,042

Chân - Đỉnh 8,991 12,706 0,071

6 Chân - SườnSườn - Đỉnh 13,91211,445 12,70612,706 0,0460,055

Chân - Đỉnh 64,199 12,706 0,010

Qua các chỉ số t Start; t Critical two-tail và P (T<=t) two-tail (Bảng 3.3) ta thấy sự sai khác giữa các vị trí từ tuổi 4 đến tuổi 6 là khá rõ ràng, tốc độ sinh trưởng về chiều cao vút ngọn giai đoạn từ tuổi 4 sang tuổi 5 là khá nhanh, sự khác biệt về chiều cao cũng khác biệt nhiều hơn và ít có khác biệt dần cho đến tuổi 6. Ngoài các vị trí Chân - Đỉnh ở tuổi 5 và Sườn - Đỉnh ở tuổi 6, giá trị của t Start nhỏ hơn giá trị của t Critical two-tail, giá trị của P(T<=t) two-tail lớn hơn 0,05 nên chưa thấy rõ sự sai khác thì các vị trí còn lại đều có sự sai khác về sinh trưởng chiều cao vút ngọn. Ở tuổi 4 và tuổi 5 có sự phân hóa về chiều cao khá mạnh vì ở hai độ tuổi này cây đang sinh trưởng mạnh, sự phân hóa về chiều cao diễn ra mạnh, sự cạnh tranh về không gian và ánh sáng cũng diễn ra mạnh hơn. Tuy nhiên khi ở tuổi 6, gần đến tuổi khai thác sự phân hóa chiều cao cũng giảm đi và có phần chững lại.

Một phần của tài liệu nghiên cứu sinh trưởng keo tai tượng (acacia mangium wild) tại huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w