Tác động của người dân tham gia trồng rừng

Một phần của tài liệu nghiên cứu sinh trưởng keo tai tượng (acacia mangium wild) tại huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 61 - 64)

2. Mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài

3.5.3. Tác động của người dân tham gia trồng rừng

Quá trình điều tra phỏng vấn người dân tham gia trồng rừng tại khu vực nghiên cứu được tổng hợp như sau:

Bảng 3.14: Kết quả phỏng vấn người dân tham gia trồng rừng

Nội dung công việc Biện pháp kỹ thuật cụ thể

Làm đất

Làm đất thủ công, phát, đốt, dọn thực bì đào và lấp hố trước khi trồng 15 - 30 ngày. Hố đào kích thước

30x30x30 cm.

Loài cây, mật độ Keo tai tượng: 1660 cây/ha.

Nguồn giống Nguồn giống của Dự án cấp.

Phương thức trồng Trồng thuần loài bằng cây con có bầu.

Chăm sóc

Bón phân: Bón lót 100 gam/cây phân NPK 5:10:3. Tưới nước: Không tưới nước, chỉ dùng nguồn nước tự nhiên (mưa).

Tỉa thưa: Sản phẩm thu được bán và làm củi.

Hỗ trợ Được tham gia lớp tập huấn kỹ thuật và được hỗ trợ

phân bón, giống.

Theo bảng 3.14 ta có thể đưa ra một số nhận xét như sau:

* Về phương thức làm đất: Trong trồng rừng việc chọn phương thức làm đất hợp lý, làm cho đất tơi xốp thuận lợi cho bộ rễ cây phát triển, hút nước và cung cấp dinh dưỡng cho cây, giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển nhanh hơn. Qua bảng 3.14 và phỏng vấn 30 hộ tham gia trồng rừng cho thấy hầu hết khi tiến hành trồng rừng các hộ đều tiến hành phát, đốt, dọn thực bì. Đa số các hộ đều tiến hành làm đất bằng phương pháp thủ công, còn các phương pháp làm đất khác rất ít được áp dụng, do khó khăn về điều kiện nhân lực và điều kiện lập địa.

* Về nguồn giống và mật độ trồng: Qua điều tra phỏng vấn trực tiếp 30 hộ trồng rừng thì nguồn giống được Dự án trồng rừng cấp và các hộ trồng với mật độ 1660 cây/ha. Khi phỏng vấn họ cho biết: Dự án cấp bao nhiêu cây thì họ trồng bấy nhiêu cây, như vậy có thể thấy công tác hướng dẫn kỹ thuật và giám sát của cán bộ chưa cao, dẫn đến tình trạng người dân trồng cả phần trăm cây tra dặm.

* Về chăm sóc rừng

Chăm sóc rừng là hoạt động của con người nhằm loại bỏ những cây cỏ dại xâm lấn làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của rừng trồng đồng thời cung cấp bổ sung dinh dưỡng cho cây trồng, tạo điều kiện thuận lợi để cho cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất có thể. Qua phỏng vấn người dân, việc chăm sóc rừng trồng Keo tai tượng tại khu vực nghiên cứu được thể hiện qua các công việc cụ thể sau:

Bón phân: Bón lót 100 gam/gốc cây trồng. Tuy nhiên, qua điều tra phỏng vấn 30 hộ dân ở khu vực nghiên cứu thì đa số các hộ không bón phân, chỉ có 12 hộ điều tra là có bón phân, 18 hộ còn lại tuy được cấp phân nhưng không bón cho cây rừng mà bón cho các loại cây trồng khác hoặc là bán lấy tiền, các hộ chỉ bón phân khi họ nhận thấy sự sinh trưởng khác biệt giữa rừng của họ không bón phân và những khoảnh rừng bên cạnh có bón phân. Có thể thấy việc bón phân là chưa đồng bộ và triệt để, khâu quản lý giám sát chưa tốt dẫn đến tình trạng hộ bón hộ không, không những không nâng cao được năng suất và chất lượng rừng trồng mà còn gây lãng phí, tốn kém tiền của Nhà nước.

Tưới nước: Qua điều tra phỏng vấn 30 hộ dân hầu hết là không tưới nước chỉ tận dụng trồng cây vào thời điểm thời tiết hay có mưa. Như vậy khâu tưới nước trong trồng rừng Keo tai tượng tại khu vực điều tra nói chung chưa được người dân thực sự tuân thủ và quan tâm áp dụng. Mặc dù, họ biết tưới nước sẽ tăng tỷ lệ cây sống rất cao, đặc biệt thời kỳ cây mới trồng.

Nhìn chung đa số người dân khi được phỏng vấn đã nhận thức được lợi ích từ rừng, họ đã thực hiện đúng các quy trình kỹ thuật được hướng dẫn trong việc trồng và chăm sóc rừng trồng, rừng phát triển và phục hồi tốt, diện tích khoanh nuôi bảo vệ có tỷ lệ thành rừng khá cao. Tuy nhiên, việc thực hiện của người dân chủ yếu mang tính chất cá nhân mà chưa đạt tính đồng bộ cao, một số hộ dân chưa chú trọng đến việc chăm sóc, nâng cao hiệu quả kinh

tế từ rừng nhất là việc bón phân và tưới nước cho rừng trồng dẫn đến khả năng sinh trưởng của rừng đạt hiệu quả chưa cao.

Một phần của tài liệu nghiên cứu sinh trưởng keo tai tượng (acacia mangium wild) tại huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 61 - 64)