2. Mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài
3.2.2. Sinh trưởng về đường kính tán
Đường kính tán là nhân tố quyết định đến hiệu quả giữ nước của rừng, là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến tính chất của đất rừng. Vì vây, việc nghiên cứu sinh trưởng đường kính tán là rất cần thiết. Quá trình tính toán sự sai khác về sinh trưởng đường kính tán ở các ÔTC được thể hiện thông qua bảng sau:
Bảng 3.4: Kết quả so sánh sự sai khác về sinh trưởng đường kính tán ở các ÔTC Tuổi Vị trí cây/ÔTCSố Dt (m) Dt min (m) Dt max (m) P.value FTính F05 4 ChânSườn 7169 2,12.0 0,9 3,0 0,034 3,44 3,04 Đỉnh 64 2.0 Trung bình 68 2,0 5 Chân 57 2,1 1,0 4,0 0,001 7,31 3,05 Sườn 53 2,5 Đỉnh 48 2,3 Trung bình 52,7 2,3 6 Chân 45 2,5 0,8 3,8 0,018 4,15 3,06 Sườn 50 2,7 Đỉnh 44 2,5 Trung bình 46,3 2,6
Theo kết quả bảng 3.4 cho thấy: Đường kính tán bình quân nằm trong khoảng từ 1,96 m đến 2,74 m. Giá trị P.value nhỏ hơn 0,05, chứng tỏ tồn tại giá trị FTính. Giá trị FTính lớn hơn F05 (Bảng 3.4), do đó có sự sai khác về sinh trưởng đường kính tán ở các độ tuổi là khác nhau và ở các ÔTC cũng khác nhau. Với rừng trồng thuần loài qua các tuổi 4, 5, 6 thì đường kính tán có xu hướng tăng lên qua quá trình sinh trưởng của cây và sự tỉa thưa của chủ rừng tạo điều kiện về không gian dinh dưỡng ánh sáng cho cây rừng. Ở các độ tuổi, sự chênh lệch giữa giá trị nhỏ nhất với giá trị lớn nhất của đường kính tán là khá lớn. Điều này là hợp lý khi điều tra về chất lượng cây ngoài thực địa, số lượng cây sinh trưởng kém vẫn còn.
Sinh trưởng về đường kính tán là một trong các chỉ tiêu ảnh hưởng đến khả năng cải thiện điều kiện sinh thái của rừng. Vì vậy, việc tác động các biện pháp chăm sóc, giảm mật độ cây trồng để thúc đẩy sự tăng trưởng về đường kính tán là khá quan trọng. Quá trình thu thập số liệu, tính toán số liệu về sinh trưởng đường kính tán ở các vị trí được thể hiện như sau:
Bảng 3.5: Kết quả so sánh sinh trưởng về đường kính tán ở các vị trí
Tuổi Vị trí so sánh t Start T Critical two-
tail P (T<=t) two-tail
4 Chân - SườnSườn - Đỉnh 67,83225,812 12,70612,706 0,0090,024
Chân - Đỉnh 18,702 12,706 0,034
5 Chân - SườnSườn - Đỉnh 26,26519,244 12,70612,706 0,0240,033
Chân - Đỉnh 11,179 12,706 0,057
6 Chân - SườnSườn - Đỉnh 17,93214,783 12,70612,706 0,0350,043
Chân - Đỉnh 84,063 12,706 0,008
Theo bảng 3.5 ta thấy: Ở tuổi 4, tuổi 5 và tuổi 6. Ngoài vị trí Chân - Đỉnh ở tuổi 5, giá trị của t Start nhỏ hơn giá trị của t Critical two-tail, giá trị của P(T<=t) two-tail lớn hơn 0,05 nên chưa thấy rõ sự sai khác thì các vị trí còn lại đều có sự sai khác về sinh trưởng đường kính tán (giá trị của t Start lớn hơn giá trị của t Critical two-tail, giá trị của P(T<=t) two-tail nhỏ hơn 0,05). Điều này chứng tỏ ở các vị trí khác nhau thì sự sinh trưởng về đường kính tán của Keo tai tượng là khác nhau. Tuy nhiên, ở tuổi 6 ta thấy sự khác nhau là không lớn vì lúc này cây đã bắt đầu vào tuổi khai khác và đã qua nhiều lần chặt tỉa nên có nhiều không gian sinh trưởng, từ đó sinh trưởng của cây về đường kính tán cũng ít bị cạnh tranh.