Sinh trưởng về đường kính ngang ngực

Một phần của tài liệu nghiên cứu sinh trưởng keo tai tượng (acacia mangium wild) tại huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 48 - 51)

2. Mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài

3.2.3. Sinh trưởng về đường kính ngang ngực

3.2.3.1. So sánh sự sai khác về sinh trưởng đường kính ngang ngực ở các ÔTC

Đường kính ngang ngực của cây rừng là chỉ tiêu phản ánh tình hình sinh trưởng của từng cá thể cũng như toàn lâm phần. Quá trình đo đếm, thu thập và xử lý số liệu về sự sai khác của sinh trưởng đường kính ngang ngực tại các ÔTC được thể hiện vào bảng sau:

Bảng 3.6: Kết quả so sánh sự sai khác về sinh trưởng đường kính ngang ngực ở các ÔTC Tuổi Vị trí cây/ÔTCSố D1.3 (cm) D1.3 min (cm) D1.3 max (m) P.value FTính F05 4 Chân 71 11,6 5,8 16,8 0,011 4,6 3,04 Sườn 69 10,8 Đỉnh 64 11,7 Trung bình 68 11,4 5 Chân 57 13,2 7,4 19,6 0,022 3,91 3,05 Sườn 53 12,5 Đỉnh 48 13,5 Trung bình 52,7 13,1 6 Chân 45 14,2 8,2 18,9 0,029 3,62 3,06 Sườn 50 15,0 Đỉnh 44 14,1 Trung bình 46,3 14,4

Qua bảng 3.6 ta thấy giá trị P.value nhỏ hơn 0,05 nên tồn tại giá trị FTính. Giá trị FTính lớn hơn F05 (bảng 3.6) do đó có sự sai khác về sinh trưởng về đường kính ngang ngực ở các ÔTC. Sinh trưởng về đường kính ngang ngực của Keo tai tượng ở các lâm phần tuổi khác nhau có tốc độ sinh trưởng khác nhau, đường kính ngang ngực bình quân nằm trong khoảng 10,76 (cm) đến 14,99 (cm). Điều này cho thấy mức tăng trưởng về đường kính có xu hướng tăng dần từ lâm phần tuổi 4 đến lâm phần tuổi 6 và việc theo dõi đường kính ngang ngực qua các năm thể hiện được mức độ sinh trưởng và tích lũy của cây qua từng độ tuổi, sự sinh trưởng của cây ở các lập địa khác nhau là rất khác nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Đất đai, ánh sáng, không gian dinh dưỡng... và các biện pháp tác động của con người.

Theo bảng 3.6, trong cùng một độ tuổi thì mức độ chênh lệch giữa giá trị lớn nhất D1.3 (max) và giá trị nhỏ nhất D1.3 (min) của đường kính ngang ngực là khá cao. Ở tuổi 4, đường kính ngang ngực nhỏ nhất D1.3 (min) đạt 5,8 cm và lớn nhất D1.3 (max) đạt 16,8 cm; Tuổi 5, D1.3 (min): 7,4 cm và D1.3

Ngọc Hải [8], đưa ra kết quả nghiên cứu sinh trưởng về đường kính ngang ngực Keo tai tượng tại vùng Trung tâm Bắc Bộ cho thấy giá trị trung bình đường kính ngang ngực tuổi 4 đạt 11,2 cm, tuổi 5 đạt 14,3 cm và tuổi 6 đạt 14,1 cm. Khi so sánh kết quả của Hoàng Ngọc Hải với khu vực nghiên cứu thì có thể nhận thấy, sinh trưởng đường kính ngang ngực của khu vực nghiên cứu nhìn chung tương đương với sinh trưởng đường kính ngang ngực ở vùng Trung tâm Bắc Bộ, ngoại trừ đường kính ngang ngực tuổi 5 (13,1 cm) là thấp hơn vùng Trung tâm Bắc Bộ (14,3 cm).

3.2.3.2. So sánh sinh trưởng về đường kính ngang ngực ở các vị trí

Quá trình đo đếm, thu thập và sử lý số liệu về sinh trưởng đường kính ngang ngực ở các vị trí được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.7: Kết quả so sánh sinh trưởng về đường kính ngang ngực ở các vị trí

Tuổi Vị trí so sánh t Start t Critical two-tail P (T<=t) two-tail

4 Chân - SườnSườn - Đỉnh 53,83021,741 12,70612,706 0,0120,029

Chân - Đỉnh 15,955 12,706 0,040

5 Chân - SườnSườn - Đỉnh 20,76914,670 12,70612,706 0,0310,043

Chân - Đỉnh 8,691 12,706 0,073

6 Chân - SườnSườn - Đỉnh 12,99210,702 12,70612,706 0,0490,059

Chân - Đỉnh 60,654 12,706 0,010

Từ các giá trị t Start, t Critical two-tail và P (T<=t) two-tail (Bảng 3.7) cho thấy, ngoài các vị trí Chân - Đỉnh ở tuổi 5 và Sườn - Đỉnh ở tuổi 6 chưa thấy rõ sự sai khác (giá trị t Start nhỏ hơn giá trị t Critical two-tail và giá trị P (T<=t) two-tail lớn hơn 0,05) thì các vị trí còn lại đều có sự sai khác về sinh trưởng đường kính ngang ngực. Điều này có thể giải thích do nguyên nhân như ảnh hưởng của đất đai, mức độ tỉa thưa… Nhưng có sự khác nhau đó là do trong giai đoạn tuổi 4, cây còn đang phát triển mạnh, sức cạnh tranh còn

lớn nên sự phân hoá về sinh trưởng đường kính ngang ngực tại các vị trí là khá rõ ràng. Đến giai đoạn sau cây sinh trưởng chậm dần do đó sự sai khác về sinh trưởng đường kính ngang ngực giữa các vị trí chưa được rõ ràng.

Qua bảng 3.6 và bảng 3.7, ta có thể thấy sinh trưởng về đường kính ngang ngực giữa các vị trí là có sự khác nhau. Tuy nhiên, càng về sau mức độ sai khác giữa các vị trí càng giảm do đã được tỉa thưa khá nhiều lần nên mức độ cạnh tranh dinh dưỡng cũng giảm từ đó mức độ phân hoá đường kính ngang ngực cũng giảm theo. Qua đây cho thấy việc tỉa thưa điều chỉnh mật độ, giảm sự phân hoá về đường kính lâm phần là một việc cần tiến hành đối với rừng trồng nguyên liệu.

Quá trình nghiên cứu kết quả sinh trưởng về chiều cao và đường kính của Keo tai tượng trong giai đoạn từ tuổi 4 đến tuổi 6 cho thấy sức sinh trưởng của Keo tai tượng tại khu vực nghiên cứu chỉ ở mức trung bình, khả năng sinh trưởng của các độ tuổi khác nhau bước đầu đã có sự phân hoá, khả năng sinh trưởng về chiều cao vút ngọn và đường kính giữa các vị trí có sự khác nhau. Tuy nhiên, càng về sau mức độ sai khác về sinh trưởng giữa các vị trí càng không rõ ràng vì lúc này cây bắt đầu vào chu kỳ khai thác.

Một phần của tài liệu nghiên cứu sinh trưởng keo tai tượng (acacia mangium wild) tại huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w