2. Mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài
3.1. Kết quả đánh giá thực trạng công tác trồng rừng Keo tai tượng (Acacia
(Acacia mangium)
Keo tai tượng là cây trồng được lựa chọn chủ yếu trong các chương trình, dự án trồng rừng với năng suất cao và thời gian sinh trưởng nhanh. Keo tai tượng được đưa vào trồng tại huyện Phú Lương từ năm 1990, và hiện nay đang được gây trồng rộng rãi và phổ biến trên toàn huyện. Kể từ năm 2006 đến năm 2010, ngoài diện tích rừng trồng sẵn có, huyện đã liên tục tiến hành trồng mới, mở rộng diện tích rừng theo chương trình 661. Kết quả được thể hiện như sau:
Bảng 3.1: Số liệu trồng rừng từ năm 2006 đến năm 2010 tại huyện Phú Lương
TT Chỉ tiêu Tổng cộng Năm 2006 2007 2008 2009 2010 1 Trồng rừng (ha) 2.652,1 421,3 571,4 696,8 419,6 543 - Phòng hộ (ha) 1.243,5 211,3 271,4 257,5 214,1 289,2 - Sản xuất (ha) 1.408,6 210 300 439,3 205,5 253,8 2 Khoán BVR (ha) 4.722,6 1.393,5 773,6 837,4 409,4 1.308,7 3 Chăm sóc rừng (ha) 2.856,6 648,4 373 472,3 638,6 724,3 - Năm 2 (ha) 1.059,4 174,2 160,8 252,8 257,5 214,1 - Năm 3 (ha) 1.004,9 250,7 115,5 128,4 252,8 257,5 - Năm 4 (ha) 792,7 223,5 96,8 91,2 128,4 252,8
(Nguồn: Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên)
Kết quả bảng 3.1 cho thấy:
Về công tác trồng rừng: Qua 5 năm, từ năm 2006 đến năm 2010, huyện Phú Lương đã trồng được 2.652,1 ha rừng, trong đó năm 2008 là trồng được nhiều nhất với 696,8 ha, tính trung bình mỗi năm trồng được 530,42 ha. Tuy nhiên diện tích rừng phòng hộ và rừng sản xuất không có sự khác biệt nhiều lắm (1.243,5 ha rừng phòng hộ và 1.408,6 ha rừng sản xuất). Qua khảo sát thì diện
tích các loài cây trồng rừng sản xuất được phân bố rải rác trên toàn huyện với các loài cây chủ yếu như Keo lai, Keo tai tượng. Trong đó, Keo tai tượng được trồng nhiều nhất. Theo đó thì từ năm 2009 đã trồng theo mật độ 1660 cây/ha, loài cây trồng là Keo tai tượng nhập từ Úc và Keo tai tượng nội. Do có sự chỉ đạo thay đổi về mật độ trồng rừng qua các năm từ mật độ 2.500 cây/ha xuống còn 1.660 cây/ha nên việc thực hiện quy trình kỹ thuật về mật độ trồng chưa đảm bảo yêu cầu đề ra, rải rác vẫn còn một số nơi người dân quen với mật độ trồng 2500 cây/ha, vẫn cuốc hố với cự ly 2 m x 2 m. Cây giống cho trồng rừng những năm đầu còn kém, việc quản lý giống theo chuỗi hành trình mới được thực hiện từ năm 2006, chất lượng cây giống mới dần được quản lý chặt chẽ. Thời vụ trồng rừng bị phụ thuộc vào thời tiết từng năm, có năm mưa sớm thời vụ trồng rừng kết thúc ngay từ đầu tháng 7, có năm thời tiết không thuận, nắng hạn kéo dài phải trồng rừng sang cả vụ thu, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng rừng trồng, rải rác ở một số dự án vẫn còn số ít những diện tích trồng nhưng không thành rừng, không được nghiệm thu thanh toán bởi nhiều lý do khác nhau.
Kết quả khoán BVR: Tính đến hết năm 2010 diện tích rừng được đưa vào khoán BVR là 4.722,6 ha. Việc thực hiện khoán BVR theo chương trình 5 triệu ha rừng đã được tổ chức triển khai khá phổ biến trên toàn huyện. Căn cứ kế hoạch được giao hàng năm, dự án trồng rừng tổ chức giao khoán BVR đến các hộ dân và các tổ chức, cộng đồng dân cư những diện tích rừng với mức hỗ trợ 70.000 đồng/ha (năm 2007). Do đầu tư quá thấp, đời sống nhân dân trong vùng dự án chủ yếu sống dựa vào sản phẩm từ rừng, lực lượng Kiểm Lâm mỏng, giao thông không thuận lợi do vậy việc bảo vệ rừng còn nhiều bất cập, tình trạng chặt phá rừng trái phép vẫn thường xuyên xảy ra, mặc dù đã có rất nhiều biện pháp để ngăn chặn nhưng thực sự chưa thể giải quyết triệt để.
Về chăm sóc rừng trồng: Tổng diện tích thực hiện chăm sóc rừng trồng đạt 2.856,6 ha. Các dự án đã chỉ đạo người dân thực hiện chăm sóc rừng trồng 2
lần trong năm theo quy định, tuy nhiên người dân chủ yếu chỉ thực hiện xử lý thực bì còn công đoạn xới cỏ, vun gốc chưa thực hiện đúng, đủ theo quy định, dẫn đến chất lượng chăm sóc rừng nhiều nơi chưa đảm bảo yêu cầu của quy trình kỹ thuật đề ra. Nguyên nhân là do những năm đầu thực hiện dự án suất đầu tư quá thấp, bên cạnh đó thời vụ chăm sóc rừng lại xen với mùa vụ thu hoạch lúa của nông dân dẫn đến việc chăm sóc rừng trồng còn gặp nhiều hạn chế.
Nhìn chung diện tích rừng trồng, khoán khoanh nuôi bảo vệ rừng có tỷ lệ thành rừng khá cao. Rừng đã được phát triển, phục hồi bền vững nâng cao khả năng phòng hộ của rừng cho các khu vực đầu nguồn, các công trình hồ đập trọng điểm của huyện. Trong việc khoanh nuôi tái sinh rừng những loài cây có giá trị kinh tế được bảo vệ, những loài cây kém giá trị được tỉa thưa, khả năng tái sinh thành rừng đạt hiệu quả cao qua từng năm.