Hình thức kế toán áp dụng tại chi nhánh ngân hàng SHB Quảng Nam

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn – hà nội chi nhánh quảng nam (Trang 33 - 35)

 Chế độ kế toán áp dụng tại chi nhánh :

- Theo quyết định 479/2004QĐ-NHNN ngày 29/4/2004 của thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam “ Về việc ban hành hệ thống tài khoản kế toán cho các TCTD ”

- Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01/N đến ngày 31/12/N

- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là VND, đối với ngoại tệ hoạch toán theo ngoài tệ và qui đổi ra VND theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng theo thông báo của ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội Việt Nam.

 Hình thức kế toán áp dụng tại chi nhánh : Chứng từ ghi sổ kết hợp với sử dụng máy tính (theo chương trình kế toán thống nhất của ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội Việt Nam.

2.4. Phương hướng hoạt động của chi nhánh trong thời gian tới

Với phương châm vì sự thịnh vượng và phát triển bền vững của khách hàng và ngân hàng, mục tiêu của SHB là tiếp tục giữ vững vị trí một trong những ngân hàng thương mại uy tín và chất lượng của Việt Nam.

SHB kiên trì với định hướng chiến lược phát triển là: Tiếp tục triển khai mạnh mẽ đề án tái cơ cấu, chuẩn bị điều kiện để tiếp tục vươn top ngân hàng hàng đầu Việt Nam.

Đảm bảo đẩy nhanh tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế, tăng cường hợp tác, tranh thủ tối đa sự hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến của các nước, các tổ chức tài chính – ngân hàng quốc tế đảm bảo hoạt động đạt hiệu quả cao, ổn định và phát triển bền vững.

Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức hợp lý, đảm bảo cân đối, an toàn và khả năng sinh lời. Đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông

nghiệp, nông thôn, mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng đủ năng lực cạnh tranh. Tập trung đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ ngân hàng theo hướng hiện đại hoá, đủ năng lực cạnh tranh và hội nhập. Nâng cao năng lực tài chính và phát triển giá trị thương hiệu trên cơ sở đẩy mạnh và kết hợp với văn hoá doanh nghiệp.

Phấn đấu tăng tổng nguồn vốn từ 25 - 28%/năm, tổng dư nợ từ 20 - 25 %/năm, trong đó tỷ trọng tín dụng trung dài hạn tối đa chiếm 45 % tổng dư nợ trên cơ sở cân đối nguồn vốn cho phép, nợ quá hạn dưới 1 % tổng dư nợ, lợi nhuận tối thiểu tăng 10%.

Tập trung đầu tư cho hệ thống tin học trên cơ sở đẩy nhanh tốc độ thực hiện tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng điều hành và phục vụ nhiều tiện ích cho khách hàng.

Xây dựng ngân hàng theo mô hình ngân hàng 2 cấp quản lý tập trung thành các mô hình tổ chức quản lý theo nhóm khách hàng và loại sản phẩm dịch vụ.

Triển khai các biện pháp phòng ngừa rủi ro nhằm đảm bảo cho hoạt động ngân hàng được an toàn, hiệu quả, bền vững.

Đột phá trong quản trị điều hành là mục tiêu số một nhằm tạo lực đẩy cho quá trình tái cơ cấu và hội nhập. Đó là quá trình cải cách đồng bộ bắt đầu từ cơ cấu bộ máy tổ chức của trụ sở chính, hệ thống mạng lưới chi nhánh theo hướng tinh gọn, chuyên môn hóa, hiệu quả phù hợp với yêu cầu kinh doanh, quản lý theo mô hình tập đoàn. Đổi mới căn bản về tư duy và phương pháp quản trị điều hành, hoàn thiện cơ chế, quy chế điều hành kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp và thông lệ quốc tế.

Lĩnh vực công nghệ tin học cũng là một trong những ưu tiên hàng đầu nhằm đẩy nhanh việc mở rộng, nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ, tăng cường thông tin quản lý và kiểm soát hoạt động. Đồng thời Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội đặt mục tiêu nâng cao năng lực tài chính và phát triển giá trị thương hiệu trên cơ sở đẩy mạnh và kết hợp với văn hóa doanh nghiệp, đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nông thôn, dịch vụ ngân hàng đủ năng

lực cạnh tranh, tập trung đầu tư, đòa tạo nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ ngân hàng theo hướng hiện đại hóa, đủ năng lực cạnh tranh và hội nhập

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn – hà nội chi nhánh quảng nam (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)