Phân tích tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn – hà nội chi nhánh quảng nam (Trang 29 - 31)

Đvt : ngđ

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Chỉ tiêu ĐVT

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1. Từ tổ chức kinh tế ngđ 18,091,789 37.0% 15,098,198 51.0% 22,231,189 40.35%

2. Từ cá nhân ngđ 14,098,120 28.8% 4,081,890 13.8% 24,098,120 43.74%

3. Từ các nguồn khác ngđ 16,711,880 34.2% 10,418,035 35.2% 8,761,793 15.90%

4. Tổng ngđ 48,901,789 100% 29,598,123 100% 55,091,102 100%

(Nguồn : Bảng báo cáo tổng hợp của chi nhánh SHB Quảng Nam năm 2009-2011) Bảng 2.2 : Tình hình huy động vốn năm 2009 – 2011 tại chi nhánh SHB Quảng Nam

0 10,000,000 20,000,000 30,000,000 40,000,000 50,000,000 60,000,000 n g đ

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Tình hình huy động vốn tại CN ngân hàng SHB Quảng Nam năm

2009 - 2011

Từ nguồn khác Từ cá nhân Từ TCKT

Biểu đồ 2.2: Tình hình huy động vốn tại SHB Quảng Nam năm 2009 – 2011 Nhận xét :

Tình hình huy động vốn ít biến động qua các năm, điều này chứng tỏ SHB đã tạo được niềm tin đối với khách hàng. Hơn nữa nguồn vốn ngân hàng huy động được từ các tổ chức kinh tế là khá lớn, năm nào cũng từ trên 35% dến 50%. Đạt được kết quả này một phần cũng nhờ uy tín và chất lượng cũng như cách làm việc chuyên nghiệp của ngân hàng. Nguồn huy động từ cá nhân cũng tăng dần qua các năm từ năm 2009 đến 2011. Chứng tỏ SHB đã dần dần tạo được niềm tin đối với khách hàng cá nhân, đồng thời tận dụng được lượng tiền nhàn rỗi rất lớn trong dân cư. Tuy nhiên lượng vốn huy động từ các nguồn khác của SHB không có chuyển biến tốt qua các năm. Đây là vấn đề mà SHB cần quan tâm và tích cực điều chỉnh.

Năm 2009, cuộc khủng hoảng kinh tế trên thế giới dần đi qua, thị trường tài chính ổn định, nhờ đó ngành ngân hàng bắt đầu trở lại hoạt động. Sau khủng hoảng SHB cũng đã khởi động rất tốt. Bằng chứng là trong năm 2009 SHB đã huy động được gần 50 tỷ đồng. Đây là nguồn vốn vô cùng quan trọng để SHB tiếp tục hoạt động kinh doanh của mình.

Năm 2010, thị trường vàng bấp bênh mất ổn định, người dân bắt đầu tìm đến các giải pháp an toàn hơn và nhiều người đã chọn gởi tiền vào ngân hàng. Nhờ vậy mà con số huy động của SHB năm 2010 từ cá nhân tăng vọt lên 24,098,120 Ngđ, đạt tỷ lệ 44.1%. Có được kết quả này một phần cũng nhờ vào nổ lực tìm kiếm nguồn vốn huy động của ngân hàng.

Năm 2011 SHB tiếp tục duy trì mối quan hệ với các khách hàng cũ với nhiều ưu đãi dành cho những khách hàng này nên nguồn huy động của SHB khá ổn định.

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn – hà nội chi nhánh quảng nam (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)