Thành phần và tần số xuất hiện loài theo sinh cảnh và độ cao

Một phần của tài liệu Đa dạng sinh học bướm (Lepidoptera) tại KBTTN Tà Đùng 2011 (ĐH KHTN Tp.HCM) (Trang 60 - 114)

III- NGHIÊN CỨU SINH THÁI BƢỚM

3. Thành phần và tần số xuất hiện loài theo sinh cảnh và độ cao

Qua kết quả đánh giá độc lập giữa đa dạng thành phần loài và tần số bắt gặp theo thời gian ở sinh cảnh khác nhau và độ cao khác nhau. Từ đó, tiến hành khảo sát tổng hợp mối quan hệ giữa sinh cảnh và độ cao với đa dạng thành phần loài cũng nhƣ tần số xuất hiện của bƣớm.

Dựa vào số liệu tổng hợp về phân bố thành phần loài theo các chuyến khảo sát, ta đƣợc bảng phân bố thành phần loài theo sinh cảnh và độ cao tại khu vực nghiên cứu.

Bảng 3.10. Đa dạng thành phần loài theo sinh cảnh và độ cao

RTNc RTĐc TCc NNc RTNt RTĐt TCt NNt Papilionidae 25 12 8 4 16 12 8 8 Nymphalidae 45 30 18 3 29 30 10 12 Danaidae 10 8 7 2 8 9 4 7 Pieridae 25 18 7 9 18 15 12 8 Satyridae 15 4 2 1 4 5 1 1 Amathusiidae 4 3 2 0 1 0 0 0 Lycaenidae 19 15 2 1 12 9 4 3 Riodinidae 4 2 2 1 1 0 0 0 Libytheidae 1 1 0 0 1 1 0 0 Tổng 148 93 48 21 90 81 39 39

Trong đó: RTNc: Rừng tự nhiên trên 800m RTNt: Rừng tự nhiên dưới 800m RTĐc: Rừng tác động trên 800m RTĐt: Rừng tác động dưới 800m TCc: Trảng cỏ trên 800m TCt: Trảng có dưới 800m NNc: Đất nông nghiệp trên 800m NNt: Đất nông nghiệp dưới 800m

Ngoài đánh giá đa dạng thành phần loài giữa các sinh cảnh và độ cao khác nhau, kết quả còn tiến hành khảo sát tần số xuất hiện loài theo thời gian và kiểm

định giả thuyết thống kê ANOVA để cho thấy mối tƣơng quan giữa tần số bắt gặp loài với sinh cảnh và độ cao.

Bảng 3.11. Tần số xuất hiện và kết quả thống kê ANOVA

Sinh cảnh

và độ cao RTNc RTĐc NNc TCc RTNt RTĐt NNt TCt P-value F F crit

Số phiếu 37 24 5 6 13 9 7 4

<0,05 3,74 2,01

Tần số

xuất hiện 23 15,4 5,6 13 19,8 18,2 14 13,3

Qua kết quả phân bố đa dạng thành phần loài theo sinh cảnh và độ cao khác nhau. Cho ta thấy tại sinh cảnh rừng tự nhiên trên 800m có độ phong phú về thành phần loài cao nhất với 148 loài. Đa dạng thành phần loài bƣớm tại Tà Đùng cho thấy xu thế giảm dần theo mức độ tác động của sinh cảnh. Điều này có nghĩa là ở các sinh cảnh trên 800m luôn có thành phần loài phong phú hơn các sinh cảnh rừng ở độ cao dƣới 800m.

Nhƣ vậy, về đa dạng thành phần loài theo sinh cảnh và độ cao cho thấy xu hƣớng thành phần loài phong phú nhất ở sinh cảnh rừng tự nhiên trên 800m và giảm dần cho đến đất hoạt động nông nghiệp dƣới 800m. Tuy nhiên, tại đất hoạt động nông nghiệp dƣới 800m lại có thành phần loài cao hơn sinh cảnh trên 800m. Nhƣ đã ghi nhận ở trên, tại KBTTN Tà Đùng ở dƣới 800m chủ yếu là các sinh cảnh đất hoạt động nông nghiệp của ngƣời dân đã có từ lâu. Độ cao trên 800m chỉ rải rác một số ít khu vực có đất hoạt động nông nghiệp (chủ yếu là mới khai thác vào các hoạt động trồng café do đốt nƣơng làm rẫy). Vì vậy, cho ta thấy tại đất hoạt động nông nghiệp dƣới 800m lại có thành phần loài cao hơn ở độ cao trên 800m.

Kết quả kiểm định thống kê ANOVA về tần số xuất hiện bƣớm theo thời gian cho giá trị P-value = 6x10-4< 0,05 điều này có thể kết luận sinh cảnh và độ cao có ảnh hƣởng đến tần số bắt gặp loài có ý nghĩa thống kê (α = 0,05). Qua bảng 3.11 ta nhận thấy ở sinh cảnh rừng tự nhiên trên 800m có số loài phong phú nhất với 23 loài/giờ khảo sát. Ngoài ra, kết quả về tần số xuất hiện loài tại sinh cảnh đất hoạt

động nông nghiệp dƣới 800m cũng cao hơn hẳn ở sinh cảnh trên 800m. Các kết quả này cũng phù hợp với phân bố thành phần loài tại các khu vực trên.

Để tính toán các nhóm loài nhạy cảm với sinh cảnh, ta có bảng tần số xuất hiện các loài tại Tà Đùng theo sinh cảnh và độ cao.

Bảng 3.12. Tỷ lệ % các nhóm bƣớm theo sinh cảnh và độ cao

RTNc RTĐc TCc NNc RTNt RTĐt TCt NNt TC Papilionidae 0,89 0,83 0,67 0,80 1 0,89 1 1 0,89 Nymphalidae 0,97 0,92 0,83 0,40 1 0,78 1 1 0,91 Danaidae 0,95 0,96 0,67 0,40 1 0,89 1 1 0,91 Pieridae 0,97 0,96 0,83 1 1 1 1 1 0,97 Satyridae 0,59 0,50 0,50 0,20 0,69 0,33 0,20 0,50 0,51 Amathusiidae 0,51 0,08 0,17 0 0,08 0 0 0 0,22 Lycaenidae 0,86 0,83 0,50 0,20 0,85 0,44 0,40 0,33 0,71 Riodinidae 0,43 0,08 0,17 0,20 0,8 0 0 0 0,20 Libytheidae 0,08 0,13 0 0 0,08 0,11 0 0 0,08

Qua tỷ lệ % các nhóm bƣớm theo sinh cảnh và độ cao, cũng cho thấy họ Papilionidae, Nymphalidae, Danaidae và Pieridae bắt gặp hầu hết tại các sinh cảnh và độ cao khác nhau. Đặc biệt với họ Pieridae có tần số xuất hiện 97,1%, Danaidae 91,4% cho thấy đây là các họ bƣớm phổ biến tại khu vực nghiên cứu.

Họ Amathusiidae chỉ có loài Faunis eumeus là bắt gặp ở sinh cảnh trảng cỏ.Ngoài ra các nhóm khác chỉ xuất hiện ở sinh cảnh rừng tự nhiên và có tần số bắt gặp thấp ở sinh cảnh rừng tác động. Họ Libytheidae hầu nhƣ không có sự xuất hiện loài bƣớm nào ở sinh cảnh trảng cỏ và đất nông nghiệp. Tuy nhiên, ở họ này cho thấy có xu hƣớng xuất hiện cao ở rừng tác động hơn rừng tự nhiên. Điều này cho thấy họ Libytheidae có xu hƣớng ƣa thích sinh cảnh rừng tác động hơn.

Nhận xét trên về 04 họ bƣớm phổ biến cũng phù hợp với kết quả ghi nhận về chỉ số tƣơng đồng Bray-Curtis giữa Tà Đùng và một số khu vực nghiên cứu khác tại phần nghiên cứu đa dạng bƣớm. Điều này có thể cho ta nhận định đây là 04 họ bƣớm phổ biến có thể bắt gặp tại nhiều khu vực khảo sát khác nhau.

Qua tần số xuất hiện loài họ Amathusiidae cho thấy đây là các nhóm nhạy cảm với môi trƣờng có thể đƣợc sử dụng nhƣ sinh vật chỉ thị cho môi trƣờng rừng còn nguyên vẹn hoặc ít bị tác động. Họ Libytheidae có tập tính ƣa thích sinh cảnh bị tác động, tuy nhiên không xuất hiện ở sinh cảnh đất hoạt động nông nghiệp.

Chỉ số tương đồng Bray-Curtis giữa sinh cảnh và độ cao khác nhau

Qua các kết quả đánh giá về thành phần loài, tần số xuất hiện hay tỷ lệ % các nhóm loài theo sinh cảnh và độ cao. Từ đó tiến hành khảo sát chỉ số tƣơng đồng Bray Curtis để đánh giá sự giống và khác nhau về thành phần loài giữa các sinh cảnh này.

Bảng 3.13. Chỉ số Bray-Curtis giữa sinh cảnh và độ cao

% RTNc RTĐc TCc NNc RTNt RTĐt TCt RTĐc 70 TCc 43,1 52,5 NNc 25 28,1 34,8 RTNt 65 61,2 53,6 30,6 RTĐt 57 55,2 57,4 35,3 69 TCt 41,9 48,5 52,9 36,7 52,7 56,7 NNt 35,5 45,5 52,9 46,7 52,7 58,3 53,8

Trong đó: RTNc: Rừng tự nhiên trên 800m RTNt: Rừng tự nhiên dưới 800m RTĐc: Rừng tác động trên 800m RTĐt: Rừng tác động dưới 800m TCc: Trảng cỏ trên 800m TCt: Trảng có dưới 800m

NNc: Đất nông nghiệp trên 800m NNt: Đất nông nghiệp dưới 800m

Kết quả chỉ số tƣơng đồng giữa sinh cảnh và độ cao cho thấy mức độ giống nhau về thành phần loài có xu hƣớng giảm dần theo sinh cảnh. Với các sinh cảnh gần nhau thì sẽ có chỉ số tƣơng đồng cao hơn các sinh cảnh cách xa nhau. Nhƣ sinh cảnh rừng tự nhiên với rừng tác động sẽ có độ tƣơng đồng cao hơn sinh cảnh rừng tự nhiên với trảng cỏ và đất hoạt động nông nghiệp.

Kết luận ảnh hưởng sinh cảnh và độ cao đến đa dạng bướm

Qua các khảo sát độc lập giữa sinh cảnh, độ cao và kết quả tổng hợp của các yếu tố này đến đa dạng thành phần loài bƣớm cũng nhƣ tần số xuất hiện loài cho ta một số kết luận:

- Về đa dạng thành phần loài bƣớm tại Tà Đùng có xu thế giảm từ sinh cảnh rừng tự nhiên độ cao trên 800m có số loài phong phú nhất cho đến đất hoạt động nông nghiệp dƣới 800m. Tuy nhiên, xu thế này có sự khác biệt khi ở sinh cảnh đất hoạt động nông nghiệp dƣới 800m có thành phần loài cao hơn sinh cảnh trên 800m.

- Kết quả về tần số xuất hiện loài tại Tà Đùng cũng tuân theo qui luật giống với đa dạng thành phần loài.

- Qua tỷ lệ % xuất hiện các họ bƣớm theo sinh cảnh và độ cao cho thấy phù hợp với kết quả tính toán chỉ số tƣơng đồng Bray-Curtis giữa Tà Đùng với các khu vực khác về 04 họ bƣớm phổ biến.

- Chỉ số tƣơng đồng thành phần loài giữa sinh cảnh và độ cao có xu hƣớng ở các sinh cảnh tƣơng đồng nhau sẽ có chỉ số Bray-Curtis cao hơn các sinh cảnh xa nhau. Ví dụ chỉ số tƣơng đồng giữa rừng tự nhiên trên 800m và rừng tác động trên 800m là 70% cao hơn chỉ số tƣơng đồng giữa rừng tự nhiên trên 800m với sinh cảnh trảng cỏ trên 800m (43,1%) và chỉ số tƣơng đồng sẽ thấp hơn đối với sinh cảnh rừng tự nhiên trên 800m với đất hoạt động trên 800m (25%).

4. Tác động của con người đến biến động quần thể bướm

Đông Bắc Tà Đùng (trạm IV Tà Đùng), thuộc địa phận xã Phi Liêng – Lâm Đồng và Tà Đùng – Đăk Nông. Đây là khu vực nhạy cảm với nạn đốt nƣơng làm rẫy tại khu vực Tây Nguyên nói chung và Đăk Nông nói riêng. Tại đây, trong quá trình nghiên cứu và khảo sát sinh thái bƣớm đã ghi nhận đƣợc tình trạng chặt phá rừng để phục vụ mục đích làm rẫy và đãi vàng của ngƣời dân tại khu Suối lớn (tuyến S9) qua 02 thời điểm gần nhau vào tháng III/2011 và tháng VI/2011.

Khu vực Suối lớn (còn có tên địa phƣơng là suối Đak G’Lây) trong thời điểm khảo sát vào tháng III/2011 tình trạng rừng còn nguyên vẹn và đƣợc đánh giá theo phiếu điều tra côn trùng là sinh cảnh rừng tự nhiên có độ cao trung bình 975m (RTNc). Tuy nhiên, giai đoạn nghiên cứu tháng VI/2011 khu vực này đã bị ngƣời dân ở đây chặt phá và đốt một phần lớn diện tích phục vụ cho hoạt động nông nghiệp và đãi vàng.

Hình 3.19. Suối lớn Phi Liêng III/2011

Hình 3.20. Suối lớn Phi Liêng VI/2011

Qua kết quả khảo sát thành phần loài và tần số bắt gặp vào 02 thời điểm khác nhau ta đƣợc kết quả theo bảng 3.14 và 3.15.

Bảng 3.14. Đa dạng thành phần loài ghi nhận tháng III và VI/2011 Tháng Pap Nym Dan Pie Sat Ama Lyca Rio Liby Tổng

III/2011 21 33 8 17 3 0 18 1 1 102

Bảng 3.15. Tần số xuất hiện loài thời điểm tháng III và VI/2011

TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14

III/2011 31 24 38 37 29 5 8 24 31 32 31 36 41 36

VI/2011 14 13 22 10 - - - -

Ghi chú: Tần số xuất hiện tính theo số loài bắt gặp/giờ khảo sát “-“: không ghi nhận số liệu

Theo kết quả đa dạng thành phần loài giữa 02 thời điểm theo bảng 3.14 cho thấy các họ vào giai đoạn tháng III/2011 khảo sát đƣợc đều có thành phần loài phong phú hơn giai đoạn tháng VI/2011. Số họ bƣớm ghi nhận đƣợc vào thời điểm tháng III cũng cao hơn tháng VI. Tổng số loài định danh đƣợc vào giai đoạn này cũng cao hơn đáng kể so với tháng VI.

Để đánh giá ý nghĩa thống kê tần số xuất hiện loài theo giờ tại 02 thời điểm khác nhau, sử dụng phƣơng pháp kiểm định giả thiết F-test (kết quả đƣợc xử lý bằng phần mềm Excel) [34] với mức ý nghĩa α = 0,05 ta đƣợc

Bảng 3.16. Tần số bắt gặp và kết quả F-test

Thời gian Tần số xuất hiện F P(F<=f) F Critical

VI/2011 15

0,23 0,1 0,1

III/2011 29

Kết quả thống kê F-test về tần số bắt gặp loài giữa 02 thời điểm khác nhau ta đƣợc F (0,23) > F Critical (0,11). Vậy, tần số xuất hiện loài vào giai đoạn tháng III/2011 đa dạng hơn vào tháng VI/2011 có ý nghĩa thống kê. Điều này cho thấy tác động của con ngƣời đã làm ảnh hƣởng đến tần số xuất hiện bƣớm và diễn ra theo chiều hƣớng xấu, đa dạng thành phần loài cũng nhƣ tần số xuất hiện đã suy giảm một cách đáng kể.

Thời gian khảo sát thời điểm tháng III/2011, theo thời tiết Đăk Nông đây là giai đoạn mùa khô tuy nhiên tại Tà Đùng vào thời điểm này đã có những cơn mƣa đầu mùa. Vì vậy, có thể đã có những gia tăng số lƣợng cũng nhƣ tần số xuất hiện loài bƣớm do thời điểm giao mùa. Tuy nhiên, giai đoạn tháng VI/2011 đã vào mùa mƣa tại các khu vực khảo sát khác vào thời điểm này cũng có tần số xuất hiện loài

tƣơng đối cao. Đặc biệt chỉ có khu vực suối lớn sau khi bị tác động đã có tần số xuất hiện loài giảm một cách đáng kể so với giai đoạn tháng III.

Kết quả đánh giá sự suy giảm độ phong phú về thành phần loài cũng nhƣ tần số xuất hiện bƣớm theo thời gian tại tuyến suối lớn vào thời điểm tháng III và tháng VI/2011 đƣợc khảo sát hoàn toàn ngẫu nhiên.Vì vậy, các số liệu ghi nhận hoàn toàn mang tính khách quan. Tuy nhiên, thời gian khảo sát và số lần quan sát không nhiều. Ngoài ra, thời gian nghiên cứu các nhóm bƣớm trong 01 năm (VII/2010 – VI/2011). Vì vậy, không có các số liệu đối chứng vào cùng thời điểm các năm trƣớc. Tuy nhiên, kết quả phần nào cho thấy tình trạng chặt phá rừng làm rẫy nói riêng và tác động của con ngƣời đến hệ sinh thái nói chung đã gây ra những ảnh hƣởng suy giảm một cách đáng kể đến đa dạng thành phần loài.

5. Ảnh hưởng thời gian trong ngày đến tập tính sinh thái bướm

Khảo sát tần số xuất hiện loài trong ngày qua các đợt nghiên cứu. Tính toán thời điểm xuất hiện để ghi nhận thời gian bƣớm thƣờng xuất hiện. Thời gian nghiên cứu từ 08:00 đến 17:00 hàng ngày qua các phiếu điều tra côn trùng (1 giờ/phiếu). Từ đó, ta đƣợc các bảng phân bố thành phần loài và tần số xuất hiện bƣớm theo thời gian trong ngày.

Bảng 3.17. Phân bố thành phần loài theo giờ trong ngày

Họ - thời gian 8-9 9-10 10-11 11-12 12-13 13-14 14-15 15-16 16-17 Papilionidae 3 12 18 19 18 14 10 7 4 Nymphalidae 14 26 33 36 31 24 18 15 5 Danaidae 8 10 9 10 10 8 10 5 3 Pieridae 11 16 19 17 21 12 15 9 4 Satyridae 2 7 3 5 6 3 2 5 1 Amathusiidae 0 2 3 2 2 0 2 1 0 Lycaenidae 5 17 17 18 14 11 7 6 2 Riodinidae 0 3 3 3 2 1 1 1 0 Libytheidae 0 1 1 1 0 1 0 0 0 Tổng 43 94 110 111 104 74 65 49 19

Qua bảng phân bố thành phần loài theo thời gian hoạt động trong ngày. Ta thấy, thời điểm xuất hiện loài cao vào khoảng 09:00 – 13:00 giờ trong ngày và tần số xuất hiện loài cao nhất là 11:00 – 12:00 giờ.

Theo bảng thống kê tần số xuất hiện loài theo giờ trong ngày, ta đƣợc số loài trung bình trong 1 giờ khảo sát và kết quả thống kê ANOVA với độ tin cậy (α = 0,05).

Bảng 3.18. Tần số xuất hiện loài theo giờ trong ngày

Thời gian 8-9 9-10 10-11 11-12 12-13 13-14 14-15 15-16 16-17

Số phiếu 5 16 21 15 15 7 9 7 2

Tần số

xuất hiện 11,6 14,19 20,24 22,8 19,93 18,71 12 11,29 12

Bảng 3.19. Kết quả ANOVA về tần số xuất hiện theo thời gian

ANOVA P-value F F crit

<0,05 3,52 2,04

Số liệu ghi nhận đa dạng thành phần và tần số xuất hiện loài theo giờ trong ngày. Ta đƣợc, biểu đồ về tƣơng quan giữa tần số xuất hiện loài và đa dạng loài theo giờ.

Biểu đồ 3.4. Thành phần và tần số xuất hiện loài theo thời gian

0 5 10 15 20 25 0 20 40 60 80 100 120 8-9 9-10 10-11 11-12 12-13 13-14 14-15 15-16 16-17 số loài/giờ thời gian trong ngày số loài

Tƣơng quan tần số xuất hiện và đa dạng loài theo giờ trong ngày

Một phần của tài liệu Đa dạng sinh học bướm (Lepidoptera) tại KBTTN Tà Đùng 2011 (ĐH KHTN Tp.HCM) (Trang 60 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)