III- NGHIÊN CỨU SINH THÁI BƢỚM
1. Thành phần và tần số xuất hiện loài theo sinh cảnh
Theo phân chia thảm thực vật rừng Tà Đùng, có 04 sinh cảnh bao gồm: Sinh cảnh rừng tự nhiên (RTN); Rừng tác động (RTĐ); Trảng cỏ (TC); Đất hoạt động nông nghiệp (NN)
Kết quả khảo sát tiến hành đánh giá đa dạng thành phần loài tại các sinh cảnh trên. Cùng với đó, tiến hành khảo sát tần số xuất hiện loài theo thời gian để đánh giá mối tƣơng quan về tần số xuất hiện loài với sinh cảnh. Phƣơng pháp xử dụng kiểm định giả thiết thống kê ANOVA một yếu tố với độ tin cậy α = 0,05.
Bảng 3.6. Thành phần loài theo sinh cảnh
Họ RTN RTĐ TC NN Papilionidae 25 18 11 9 Nymphalidae 52 46 20 13 Danaidae 12 10 8 7 Pieridae 27 21 14 11 Satyridae 16 8 2 1 Amathusiidae 4 3 2 0 Lycaenidae 20 17 5 4 Riodinidae 4 2 2 1 Libytheidae 1 1 0 0 Tổng 161 126 64 46
Bảng 3.7. Tần số xuất hiện loài và kết quả thống kê ANOVA
Sinh cảnh RTN RTĐ TC NN P-value F F crit Số phiếu (n) 34 33 10 12 <0,05 10,19 2,69 Tần số xuất hiện 22,16 16,18 13,1 10,5 Trong đó: RTN: Rừng tự nhiên RTĐ: Rừng tác động TC: Trảng cỏ NN: Đất nông nghiệp
- Dựa vào bảng phân bố thành phần loài theo sinh cảnh ta thấy rừng tự nhiên có số loài đa dạng nhất với 161 loài (90%). Trong khi đó sinh cảnh trảng cỏ và đất hoạt động nông nghiệp có số loài thấp chỉ với 64 và 46 loài chiếm tỷ lệ thấp về độ phong phú thành phần loài.
- Qua kết quả thống kê tần số bắt gặp theo sinh cảnh, ta thấy rừng tự nhiên, có tần số xuất hiện loài cao hơn trung bình 22 loài xuất hiện/giờ khảo sát, tiếp theo là rừng tác động (16 loài/giờ khảo sát), sinh cảnh trảng cỏ và đất hoạt động nông nghiệp có tần số xuất hiện các loài tƣơng đối thấp với 13 và 11 loài/giờ khảo sát. Điều này cho về tần số xuất hiện loài có xu hƣớng gia tăng ở sinh cảnh rừng tự nhiên và giảm dần cho đến đất hoạt động nông nghiệp sẽ có tần số bắt gặp loài thấp nhất.
- Kết quả thống kê ANOVA về mối tƣơng quan giữa sinh cảnh và tần số xuất hiện theo thời gian cho thấy sinh cảnh ảnh hƣởng đến tần số bắt gặp loài có ý nghĩa thống kê với P-value = 6x10-6
< 0,05 (độ tin cậy α = 0,05)
Qua kết quả thống kê ANOVA tần số bắt gặp theo sinh cảnh điều tra cho thấy tại KBTTN Tà Đùng, mức độ phong phú về tần số xuất hiện loài tăng lên theo sinh cảnh từ thấp nhất ở đất hoạt động nông nghiệp cho đến rừng tự nhiên có tần số bắt gặp loài cao nhất theo thời gian khảo sát. Về đa dạng thành phần loài cũng cho thấy tại sinh cảnh rừng tự nhiên có số loài phong phú hơn so với các sinh cảnh còn lại. Điều này cho thấy, về tần số bắt gặp loài theo thời gian cũng nhƣ đa dạng thành phần loài tại sinh cảnh rừng tự nhiên là phong phú nhất.