Ƣớc lƣợng độ giàu loài Jackknife

Một phần của tài liệu Đa dạng sinh học bướm (Lepidoptera) tại KBTTN Tà Đùng 2011 (ĐH KHTN Tp.HCM) (Trang 54 - 114)

II- ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI

3. Ƣớc lƣợng độ giàu loài Jackknife

Họ Số loài thực tế Ƣớc lƣợng Jackknife Papilionidae 25 26,98 ± 1,39 Nymphalidae 62 75,87 ± 4,68 Pieridae 28 30,97 ± 1,7 Danaidae 12 12,99 ± 0,99 Satyridae 20 30,9 ± 3,7 Libytheidae 1 1 ± 0,02 Riodinidae 5 6,98 ± 1,39 Amathusiidae 4 4 ± 0 Lycaenidae 22 24,97 ± 1,7 Tổng số 179 214,65 ± 8,06

- Qua đƣờng cong phát hiện loài ta thấy, các thời điểm khảo sát ban đầu số loài phát hiện tăng lên nhanh chóng (độ dốc cao) đến khoảng 149 loài, đƣờng cong bắt đầu tăng chậm cho đến 179 loài. Điều này cho thấy việc khảo sát đa dạng loài đang dần đi đến giới hạn số loài tại Tà Đùng.

- Theo kết quả đƣờng cong phát hiện loài đang dần đến tiệm cận cùng với thành phần số lƣợng các loài đơn độc tại Tà Đùng. Tiến hành ƣớc lƣợng độ giàu loài bƣớm (Theo công thức Jackknife). Ta đƣợc kết quả số loài có thể xuất hiện tại khu vực nghiên cứu là 207 – 223 loài. Từ đó, cho thấy kết quả đã điều tra đƣợc 83% số loài bƣớm tại KBTTN Tà Đùng.

- Họ Papilionidae, Pieridae, Danaidae, Libytheidae, Riodinidae, Amathusiidae và Lycaenidae có kết quả ƣớc lƣợng độ giàu loài gần với số liệu điều tra thực tế (bảng 6) với sai số ƣớc lƣợng thấp. Điều này, cho thấy số loài khảo sát đƣợc trong các họ này đã đi đến giới hạn ổn định loài.

- Họ Nymphalidae, Satyridae có kết quả ƣớc lƣợng độ giàu loài sai khác nhiều so với thực tế với 62/75,87 (82%), 20/30,9 (65%). Công thức ƣớc lƣợng độ giàu loài Jackknife có kết quả phụ thuộc vào số loài đơn độc nghiên cứu tại khu vực khảo sát. Vì vậy, với 70% loài đơn độc tại Tà Đùng trong 02 họ

Nymphalidae và Satyridae cho thấy các lần điều tra kế tiếp số loài phát hiện mới tại khu vực nghiên cứu sẽ tập chung chủ yếu vào 02 nhóm này.

4. Chỉ số tương đồng Bray-Curtis

Đánh giá mức độ đa dạng loài theo công thức (5) giữa các sinh cảnh, chỉ số tƣơng đồng Bray Curtis đƣợc sử dụng nhằm đánh giá mức giống nhau giữa 02 hay nhiều khu vực nghiên cứu (chi tiết trong phụ lục 6). Địa điểm đƣợc đánh giá chỉ số tƣơng đồng bao gồm:

- Rừng ĐăkMil (ĐM) tỉnh Đăk Lăk (Bắc Tà Đùng)

- VQG Bidoup – Núi Bà (BD - NB) tỉnh Lâm Đồng: Độ cao 1300 – 2200m - VQG Cát Tiên (CT) tỉnh Đồng Nai:phía Nam Tà Đùng, độ cao trung bình

100 – 670m

- VQG Bù Gia Mập (BGM) tỉnh Bình Phƣớc: độ cao 300 – 700m - KBTTN Tàkóu tỉnh Bình Thuận: Núi thấp độ cao dƣới 700m

Bảng 3.4. Số loài bƣớm giữa các khu vực

Họ ĐM BD –NB CT BGM TK TĐ Papilionidae 18 18 30 17 13 25 Nymphalidae 20 27 98 42 32 62 Pieridae 13 19 31 15 17 28 Danaidae 14 7 25 10 19 12 Amathusiidae 2 3 11 5 1 4 Lycaenidae 2 31 99 0 16 22 Satyridae 0 10 28 16 15 20 Riodinidae 0 5 8 6 1 5 Libytheidae 0 1 3 1 0 1 Tổng 69 121 333 112 114 179

Trong đó: BD-NB: Bidoup – Núi Bà TK: TàKóu CT: Cát Tiên TĐ: Tà Đùng BGM: Bù Gia Mập ĐM: ĐăkMil

Sau khi tính toán ta đƣợc kết quả chỉ số tƣơng đồng Bray-Curtis giữa KBTTN Tà Đùng giai đoạn khảo sát năm 2010 với các khu vực khác

Bảng 3.5. Chỉ số Bray – Curtis giữa Tà Đùng và một số khu vực khác % ĐM BD-NB CT BGM TK Papilionidae 69,8 55,8 83,6 71,4 57,9 Nymphalidae 48,8 33,7 62,5 57,7 51,1 Pieridae 58,5 63,8 74,6 51,2 57,8 Danaidae 61,5 52,6 59,5 72,7 51,6 Amathusiidae 33,3 57,1 40 44,4 0 Lycaenidae 8,3 7,5 19,8 0 26,3 Satyridae 0 46,7 45,8 44,4 40 Riodinidae 0 60 46,2 36,4 0 Libytheidae 0 100 50 100 0 Tổng 46 41,3 53,1 52,9 46,4

- Kết quả cho thấy VQG Cát Tiên và Bù Gia Mập có trên 50% số loài giống với Tà Đùng. Điều này cho thấy về sinh cảnh cũng nhƣ đa dạng loài tại KBTTN Tà Đùng gần với các sinh cảnh và thành phần loài ở 02 khu vực trên hơn so với các khu vực khác. Tuy nhiên, nhìn chung các kết quả này cho thấy độ tƣơng đồng về thành phần loài bƣớm giữa KBTTN Tà Đùng và các khu vực so sánh khác tƣơng đối xa nhau về thành phần loài cũng nhƣ hệ sinh thái.

- Chỉ số tƣơng đồng các họ bƣớm Papilionidae, Nymphalidae, Pieridae và Danaidae cao hơn so với các họ bƣớm khác. Vì vậy, đây có thể là 04 họ bƣớm phổ biến tại hầu hết các khu vực.

- Họ Lycaenidae có chỉ số tƣơng đồng thấp so với các khu vực khác điều này cho thấy đây là nhóm có biên độ dao động cao về đa dạng thành phần loài. Ở các khu vực khảo sát khác nhau sẽ có thành phần loài không giống nhau trong họ Lycaenidae.

Chỉ số tƣơng đồng nói lên ý nghĩa giống hay khác nhau về thành phần loài hay sinh cảnh giữa các khu vực. Vì vậy, kết quả cho thấy mối quan hệ giữa sự đa dạng về quần thể bƣớm với sinh cảnh ở các địa điểm đánh giá khác nhau. Tuy nhiên

kết quả chỉ số tƣơng đồng sẽ phụ thuộc nhiều đến các yếu tố nhƣ: Thời gian nghiên cứu giữa các khu vực (dài hay ngắn), kinh nghiệm của nhóm khảo sát, mùa khảo sát khác nhau… Vì vậy, kết quả khảo sát chỉ số tương đồng Bray-Curtis phần nào đánh giá được sự giống và khác nhau về thành phần loài bướm, mức độ đa dạng loài của khu vực khảo sát với các khu vực khác.

III- NGHIÊN CỨU SINH THÁI BƢỚM

1. Thành phần và tần số xuất hiện loài theo sinh cảnh

Theo phân chia thảm thực vật rừng Tà Đùng, có 04 sinh cảnh bao gồm: Sinh cảnh rừng tự nhiên (RTN); Rừng tác động (RTĐ); Trảng cỏ (TC); Đất hoạt động nông nghiệp (NN)

Kết quả khảo sát tiến hành đánh giá đa dạng thành phần loài tại các sinh cảnh trên. Cùng với đó, tiến hành khảo sát tần số xuất hiện loài theo thời gian để đánh giá mối tƣơng quan về tần số xuất hiện loài với sinh cảnh. Phƣơng pháp xử dụng kiểm định giả thiết thống kê ANOVA một yếu tố với độ tin cậy α = 0,05.

Bảng 3.6. Thành phần loài theo sinh cảnh

Họ RTN RTĐ TC NN Papilionidae 25 18 11 9 Nymphalidae 52 46 20 13 Danaidae 12 10 8 7 Pieridae 27 21 14 11 Satyridae 16 8 2 1 Amathusiidae 4 3 2 0 Lycaenidae 20 17 5 4 Riodinidae 4 2 2 1 Libytheidae 1 1 0 0 Tổng 161 126 64 46

Bảng 3.7. Tần số xuất hiện loài và kết quả thống kê ANOVA

Sinh cảnh RTN RTĐ TC NN P-value F F crit Số phiếu (n) 34 33 10 12 <0,05 10,19 2,69 Tần số xuất hiện 22,16 16,18 13,1 10,5 Trong đó: RTN: Rừng tự nhiên RTĐ: Rừng tác động TC: Trảng cỏ NN: Đất nông nghiệp

- Dựa vào bảng phân bố thành phần loài theo sinh cảnh ta thấy rừng tự nhiên có số loài đa dạng nhất với 161 loài (90%). Trong khi đó sinh cảnh trảng cỏ và đất hoạt động nông nghiệp có số loài thấp chỉ với 64 và 46 loài chiếm tỷ lệ thấp về độ phong phú thành phần loài.

- Qua kết quả thống kê tần số bắt gặp theo sinh cảnh, ta thấy rừng tự nhiên, có tần số xuất hiện loài cao hơn trung bình 22 loài xuất hiện/giờ khảo sát, tiếp theo là rừng tác động (16 loài/giờ khảo sát), sinh cảnh trảng cỏ và đất hoạt động nông nghiệp có tần số xuất hiện các loài tƣơng đối thấp với 13 và 11 loài/giờ khảo sát. Điều này cho về tần số xuất hiện loài có xu hƣớng gia tăng ở sinh cảnh rừng tự nhiên và giảm dần cho đến đất hoạt động nông nghiệp sẽ có tần số bắt gặp loài thấp nhất.

- Kết quả thống kê ANOVA về mối tƣơng quan giữa sinh cảnh và tần số xuất hiện theo thời gian cho thấy sinh cảnh ảnh hƣởng đến tần số bắt gặp loài có ý nghĩa thống kê với P-value = 6x10-6

< 0,05 (độ tin cậy α = 0,05)

 Qua kết quả thống kê ANOVA tần số bắt gặp theo sinh cảnh điều tra cho thấy tại KBTTN Tà Đùng, mức độ phong phú về tần số xuất hiện loài tăng lên theo sinh cảnh từ thấp nhất ở đất hoạt động nông nghiệp cho đến rừng tự nhiên có tần số bắt gặp loài cao nhất theo thời gian khảo sát. Về đa dạng thành phần loài cũng cho thấy tại sinh cảnh rừng tự nhiên có số loài phong phú hơn so với các sinh cảnh còn lại. Điều này cho thấy, về tần số bắt gặp loài theo thời gian cũng nhƣ đa dạng thành phần loài tại sinh cảnh rừng tự nhiên là phong phú nhất.

2. Thành phần và tần số xuất hiện loài theo độ cao

Phân chia độ cao trên và dƣới 800m (so với mực nƣớc biển) tại Tà Đùng cùng với số liệu khảo sát về đa dạng thành phần loài với tần số xuất hiện và kết quả kiểm định thống kê ANOVA để khảo sát ý nghĩa thống kê của phƣơng pháp nghiên cứu ta đƣợc bảng phân bố thành phần loài theo độ cao và tần số xuất hiện loài và thống kê ANOVA.

Bảng 3.8. Thành phần loài theo độ cao

Họ Pap Nym Dan Pie Sat Ama Lyca Rio Liby Tổng

Trên 800m 25 50 11 26 17 4 20 5 1 159

Dƣới 800m 18 40 10 21 7 1 16 1 1 115

Bảng 3.9. Tần số xuất hiện và ANOVA theo độ cao

Độ cao Trên 800m Dƣới 800m F P-value F crit Số phiếu (n) 72 33

0,35 0,56 3,93 Tần số xuất hiện 18,43 17,33

- Qua bảng phần bố thành phần loài theo độ cao, ta thấy số loài ghi nhận tại sinh cảnh trên 800m với 159 loài cao hơn so với sinh cảnh dƣới 800m với 115 loài. Điều này cho thấy về đa dạng thành phần loài tại sinh cảnh trên 800m cao hơn sinh cảnh dƣới 800m. Điều này có thể đƣợc giải thích: Tại KBTTN Tà Đùng, sinh cảnh dƣới 800m chủ yếu tại chung tại các làng bản, thung lũng đã bị ngƣời dân khai thác trong các hoạt động nông nghiệp và canh tác, sinh cảnh rừng tự nhiên ở độ cao dƣới 800m có khá ít. Vì vậy, mức độ đa dạng loài tại sinh cảnh dƣới 800m thấp hơn trên 800m.

- Qua tần số xuất hiện loài theo thời gian khảo sát và kết quả kiểm định thống kê ANOVA (mức ý nghĩa α = 0,05) cho thấy số loài trung bình trong một giờ khảo sát ở 02 độ cao tƣơng đồng nhau (17 – 18 loài).

Qua khảo sát về tương quan giữa độ cao với đa dạng thành phần loài và tần số bắt gặp theo thời gian cho thấy. Độ cao khảo sát không ảnh hưởng đến tần số

bắt gặp loài theo thời gian. Tuy nhiên, tại sinh cảnh trên 800m có xu hướng thành phần loài phong phú hơn sinh cảnh dưới 800m.

3. Thành phần và tần số xuất hiện loài theo sinh cảnh và độ cao

Qua kết quả đánh giá độc lập giữa đa dạng thành phần loài và tần số bắt gặp theo thời gian ở sinh cảnh khác nhau và độ cao khác nhau. Từ đó, tiến hành khảo sát tổng hợp mối quan hệ giữa sinh cảnh và độ cao với đa dạng thành phần loài cũng nhƣ tần số xuất hiện của bƣớm.

Dựa vào số liệu tổng hợp về phân bố thành phần loài theo các chuyến khảo sát, ta đƣợc bảng phân bố thành phần loài theo sinh cảnh và độ cao tại khu vực nghiên cứu.

Bảng 3.10. Đa dạng thành phần loài theo sinh cảnh và độ cao

RTNc RTĐc TCc NNc RTNt RTĐt TCt NNt Papilionidae 25 12 8 4 16 12 8 8 Nymphalidae 45 30 18 3 29 30 10 12 Danaidae 10 8 7 2 8 9 4 7 Pieridae 25 18 7 9 18 15 12 8 Satyridae 15 4 2 1 4 5 1 1 Amathusiidae 4 3 2 0 1 0 0 0 Lycaenidae 19 15 2 1 12 9 4 3 Riodinidae 4 2 2 1 1 0 0 0 Libytheidae 1 1 0 0 1 1 0 0 Tổng 148 93 48 21 90 81 39 39

Trong đó: RTNc: Rừng tự nhiên trên 800m RTNt: Rừng tự nhiên dưới 800m RTĐc: Rừng tác động trên 800m RTĐt: Rừng tác động dưới 800m TCc: Trảng cỏ trên 800m TCt: Trảng có dưới 800m NNc: Đất nông nghiệp trên 800m NNt: Đất nông nghiệp dưới 800m

Ngoài đánh giá đa dạng thành phần loài giữa các sinh cảnh và độ cao khác nhau, kết quả còn tiến hành khảo sát tần số xuất hiện loài theo thời gian và kiểm

định giả thuyết thống kê ANOVA để cho thấy mối tƣơng quan giữa tần số bắt gặp loài với sinh cảnh và độ cao.

Bảng 3.11. Tần số xuất hiện và kết quả thống kê ANOVA

Sinh cảnh

và độ cao RTNc RTĐc NNc TCc RTNt RTĐt NNt TCt P-value F F crit

Số phiếu 37 24 5 6 13 9 7 4

<0,05 3,74 2,01

Tần số

xuất hiện 23 15,4 5,6 13 19,8 18,2 14 13,3

Qua kết quả phân bố đa dạng thành phần loài theo sinh cảnh và độ cao khác nhau. Cho ta thấy tại sinh cảnh rừng tự nhiên trên 800m có độ phong phú về thành phần loài cao nhất với 148 loài. Đa dạng thành phần loài bƣớm tại Tà Đùng cho thấy xu thế giảm dần theo mức độ tác động của sinh cảnh. Điều này có nghĩa là ở các sinh cảnh trên 800m luôn có thành phần loài phong phú hơn các sinh cảnh rừng ở độ cao dƣới 800m.

Nhƣ vậy, về đa dạng thành phần loài theo sinh cảnh và độ cao cho thấy xu hƣớng thành phần loài phong phú nhất ở sinh cảnh rừng tự nhiên trên 800m và giảm dần cho đến đất hoạt động nông nghiệp dƣới 800m. Tuy nhiên, tại đất hoạt động nông nghiệp dƣới 800m lại có thành phần loài cao hơn sinh cảnh trên 800m. Nhƣ đã ghi nhận ở trên, tại KBTTN Tà Đùng ở dƣới 800m chủ yếu là các sinh cảnh đất hoạt động nông nghiệp của ngƣời dân đã có từ lâu. Độ cao trên 800m chỉ rải rác một số ít khu vực có đất hoạt động nông nghiệp (chủ yếu là mới khai thác vào các hoạt động trồng café do đốt nƣơng làm rẫy). Vì vậy, cho ta thấy tại đất hoạt động nông nghiệp dƣới 800m lại có thành phần loài cao hơn ở độ cao trên 800m.

Kết quả kiểm định thống kê ANOVA về tần số xuất hiện bƣớm theo thời gian cho giá trị P-value = 6x10-4< 0,05 điều này có thể kết luận sinh cảnh và độ cao có ảnh hƣởng đến tần số bắt gặp loài có ý nghĩa thống kê (α = 0,05). Qua bảng 3.11 ta nhận thấy ở sinh cảnh rừng tự nhiên trên 800m có số loài phong phú nhất với 23 loài/giờ khảo sát. Ngoài ra, kết quả về tần số xuất hiện loài tại sinh cảnh đất hoạt

động nông nghiệp dƣới 800m cũng cao hơn hẳn ở sinh cảnh trên 800m. Các kết quả này cũng phù hợp với phân bố thành phần loài tại các khu vực trên.

Để tính toán các nhóm loài nhạy cảm với sinh cảnh, ta có bảng tần số xuất hiện các loài tại Tà Đùng theo sinh cảnh và độ cao.

Bảng 3.12. Tỷ lệ % các nhóm bƣớm theo sinh cảnh và độ cao

RTNc RTĐc TCc NNc RTNt RTĐt TCt NNt TC Papilionidae 0,89 0,83 0,67 0,80 1 0,89 1 1 0,89 Nymphalidae 0,97 0,92 0,83 0,40 1 0,78 1 1 0,91 Danaidae 0,95 0,96 0,67 0,40 1 0,89 1 1 0,91 Pieridae 0,97 0,96 0,83 1 1 1 1 1 0,97 Satyridae 0,59 0,50 0,50 0,20 0,69 0,33 0,20 0,50 0,51 Amathusiidae 0,51 0,08 0,17 0 0,08 0 0 0 0,22 Lycaenidae 0,86 0,83 0,50 0,20 0,85 0,44 0,40 0,33 0,71 Riodinidae 0,43 0,08 0,17 0,20 0,8 0 0 0 0,20 Libytheidae 0,08 0,13 0 0 0,08 0,11 0 0 0,08

Qua tỷ lệ % các nhóm bƣớm theo sinh cảnh và độ cao, cũng cho thấy họ Papilionidae, Nymphalidae, Danaidae và Pieridae bắt gặp hầu hết tại các sinh cảnh và độ cao khác nhau. Đặc biệt với họ Pieridae có tần số xuất hiện 97,1%, Danaidae 91,4% cho thấy đây là các họ bƣớm phổ biến tại khu vực nghiên cứu.

Họ Amathusiidae chỉ có loài Faunis eumeus là bắt gặp ở sinh cảnh trảng cỏ.Ngoài ra các nhóm khác chỉ xuất hiện ở sinh cảnh rừng tự nhiên và có tần số bắt gặp thấp ở sinh cảnh rừng tác động. Họ Libytheidae hầu nhƣ không có sự xuất hiện loài bƣớm nào ở sinh cảnh trảng cỏ và đất nông nghiệp. Tuy nhiên, ở họ này cho thấy có xu hƣớng xuất hiện cao ở rừng tác động hơn rừng tự nhiên. Điều này cho thấy họ Libytheidae có xu hƣớng ƣa thích sinh cảnh rừng tác động hơn.

Nhận xét trên về 04 họ bƣớm phổ biến cũng phù hợp với kết quả ghi nhận về chỉ số tƣơng đồng Bray-Curtis giữa Tà Đùng và một số khu vực nghiên cứu khác tại phần nghiên cứu đa dạng bƣớm. Điều này có thể cho ta nhận định đây là 04 họ bƣớm phổ biến có thể bắt gặp tại nhiều khu vực khảo sát khác nhau.

Một phần của tài liệu Đa dạng sinh học bướm (Lepidoptera) tại KBTTN Tà Đùng 2011 (ĐH KHTN Tp.HCM) (Trang 54 - 114)