Nghiên cứu đa dạng thành phần loài

Một phần của tài liệu Đa dạng sinh học bướm (Lepidoptera) tại KBTTN Tà Đùng 2011 (ĐH KHTN Tp.HCM) (Trang 29 - 114)

I- PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3. Nghiên cứu đa dạng thành phần loài

3.1. Thiết lập tuyến điều tra

Khu vực nghiên cứu đƣợc chia thành 10 tuyến khảo sát, mỗi tuyến đánh ký hiệu, chiều dài, tọa độ điểm đầu, cuối bằng máy định vị GPS. Ghi nhận địa điểm nghiên cứu trên bản đồ số bằng phần mềm Mapinfo 10.0.

Bảng 2.2. Phân bố các tuyến điều tra tại KBTTN Tà Đùng

STT Khu vực Tuyến khảo sát Tọa độ và độ cao đầu Tọa độ và độ cao cuối Chiều dài (km) 1 Trạm I Nam So Ni (S1) 107 o59’31”-11o54’43” 1.001m 108°0'2"-11°55'54" 1.008m 2,1 2 Trạm 1 Tà Đùng (S2) 107o57’16”–11o53’11” 907m 107o59’31”-11o54’43” 1.001m 6,8 3 Đỉnh Xá Xị (S3) 107°59'32"-11°54'43" 951m 108°1'3"-11°52'39" 1.300m 6 4 Trạm II Suối lớn ĐakPlao (S4) 107°58'47"-11°52'18" 593m 107°59'53"-11°52'41" 798m 4 5 QL 28 cũ (S5) 107°56'52"-11°52'18" 747m 107°57'20"-11°51' 605m 4

6 Làng Mông (S6) 107°58'1"-11°51'18" 583m 107°58'42"-11°52'14" 592m 3 7 Trạm III Khu du lịch Phƣơng Nam (S7) 108°4'13"-11°50'37" 985m 108°1'53"-11°49'14" 1.073m 7 8 Trạm IV Trạm 4 Tà Đùng (S8) 108°5'28"-11°54'53" 975m 108°4'40"-11°54'34" 977m 2 9 Suối lớn – Nhánh suối Đak G’Lây (S9) 108°3'53"-11°54'27" 957m 108°3'40"-11°53'46" 999m 2,5 10 Bà Sung (S10) 108°4'39"-11°54'27" 967m 108°3' 33"-11°54'2" 986m 2,3

Hình 2.1. Bản đồ KBTTN Tà Đùng

Nguồn: Phòng kỹ thuật KBTTN Tà Đùng (2010)

3.2. Nghiên cứu thành phần loài và tần số bắt gặp

3.2.1. Đánh giá độ thƣờng gặp

Để tính mức độ phổ biến của các nhóm loài tại KBTTN Tà Đùng. Sử dụng công thức tính tần suất bắt gặp trong quá trình điều tra [23]

Tần suất bắt gặp (%) = x 100 (1)

Mức độ phổ biến của bƣớm ở KBTTN Tà Đùng sẽ đƣợc đánh giá nhƣ sau:

 Loài hiếm gặp: tần suất bắt gặp nhỏ hơn 30% số lần điều tra

 Loài ít phổ biến (thƣờng gặp): tần suất bắt gặp từ 30% - 60% số lần điều tra

 Loài phổ biến: tần suất bắt gặp lớn hơn 60% số lần điều tra 3.2.2. Ƣớc lƣợng độ giàu loài

Qua kết quả từ các lần điều tra, từ đó thiết lập đƣờng cong tích lũy số lƣợng loài bổ sung. Số liệu đƣờng cong ở giai đoạn cuối làm cơ sở để ƣớc lƣợng độ giàu loài.

Giới hạn số loài của khu vực nghiên cứu đƣợc tính bằng công thức Jackknife [11][23][48]

̂ = s + ( ) (2)

Trong đó: ̂ = Độ giàu loài Jackknife n = Tổng số phiếu điều tra.

s = Số loài quan sát đƣợc từ thực tế k = số loài đơn độc.

Giới hạn số lƣợng loài của khu vực nghiên cứu dựa trên cơ sở số loài đã quan sát đƣợc:

̂ ± √ ̂ (3)

Trong đó Var ( ̂) = ∑ ( ) (4)

Trong đó: Var ( ̂): Phƣơng sai độ giàu loài Jackknife fj = Số lƣợng danh sách có j loài đơn độc. n = Tổng số danh sách đã đƣợc lập. k = Tổng số loài đơn độc.

3.2.3. Chỉ số tƣơng đồng Bray-Curtis

Để so sánh thành phần loài bƣớm giữa các sinh cảnh hay giữa các khu vực, chỉ số tƣơng đồng đƣợc đƣa ra (hệ số tƣơng đồng Bray-Curtis: S’jk) [23][48] về thành phần loài bƣớm giữa các loại sinh cảnh hay giữa các khu vực nghiên cứu đƣợc tính theo công thức (Clarke et Gorley, 2001)

S’jk = ( – )( – ) (5)

Trong đó: i – loài thứ i; j, k – điểm thứ j, k.

Giá trị chỉ số tƣơng đồng Bray-Curtis dao động từ 0 đến 100%. Giá trị S’jk > 50%, biểu thị mức độ tƣơng đồng cao, giá trị S’jk càng lớn thì mức độ tƣơng đồng giữa 2 khu vực càng lớn. Khi giá trị S’jk thấp sẽ cho độ tƣơng đồng ở 2 khu vực thấp.

Mục đích:

- Khảo sát độ phong phú giữa các sinh cảnh và độ cao.

- So sánh mức độ đa dạng thành phần loài giữa Tà Đùng với một số KBTTN và VQG khác.

4. Nghiên cứu sinh thái bướm

4.1. Biến động quần thể bướm theo sinh cảnh và độ cao

Nghiên cứu đƣợc tiến hành tại các sinh cảnh và độ cao khác nhau [23]. Theo đánh giá thảm thực vật rừng Tà Đùng [7][16] có thể chia cảnh khu vực nghiên cứu theo sinh cảnh và độ cao nhƣ sau:

Theo đai độ cao

- Đai thấp dƣới 800m (t): kiểu rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới

- Đai cao trên 800m (c): kiểu rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm á nhiệt đới núi thấp.

Theo sinh cảnh: 4 kiểu thảm thực vật

- Rừng tự nhiên (RTN): Sinh cảnh rừng nguyên sinh, ít bị tác động, hệ thực vật tƣơng đối phức tạp.

- Rừng tác động (RTĐ): Sinh cảnh rừng chịu ảnh hƣởng bởi con ngƣời nhƣ khai thác lâm sản, săn bắn, rừng trồng.

- Nông nghiệp (NN): Khu vực hoạt động nông nghiệp, làng mạc, khu dân cƣ - Trảng cỏ (TC): Sinh cảnh trảng cỏ, hệ thực vật chủ yếu là các nhóm cây bụi.

Nghiên cứu đƣợc khảo sát từ đa dạng thành phần loài và tần số bắt gặp theo sinh cảnh, theo độ cao và tổng hợp giữa sinh cảnh và độ cao. Qua số liệu thống kê với kiểm định ANOVA một yếu tố [28][34], từ đó đánh giá mối tƣơng quan giữa sinh cảnh và độ cao đến biến động quần thể bƣớm tại khu vực nghiên cứu.

4.2. Thời gian hoạt động bướm trong ngày.

Khảo sát thời gian hoạt động trong ngày qua tần số xuất hiện và thành phần loài nhằm đánh giá các thời điểm bƣớm phong phú trong ngày hỗ trợ công tác nghiên cứu đa dạng thành phần loài đƣợc hiệu quả [23].

Phƣơng pháp nghiên cứu: Phƣơng pháp tuyến đƣợc xử dụng, tiến hành đếm tần số bắt gặp loài trên 10 tuyến cố định vào thời điểm từ 08:00 – 17:00 trong ngày (01 giờ/phiếu khảo sát).

Kết quả nghiên cứu đƣợc kiểm định thống kê ANOVA một yếu tố với tần số bắt gặp loài [28][34] theo thời gian bƣớm xuất hiện trong ngày. Từ đó, đƣa ra các thời điểm bƣớm tập trung cao phục vụ cho công tác nghiên cứu cơ bản và du lịch sinh thái.

4.3. Đánh giá tác động của con người đến biến động quần thể bướm

Đông Bắc Tà Đùng là khu vực nhạy cảm với tình trạng đốt nƣơng làm rẫy và đãi vàng của ngƣời dân. Qua thời gian khảo sát thảm thực vật trƣớc vào sau khi rừng bị tác động tại Suối lớn (Phi Liêng). Từ đó, đánh giá mức độ tác động của con ngƣời đến hệ sinh thái nói chung và biến động quần thể bƣớm nói riêng.

- Tháng III/2011: Thảm thực vật phong phú với nhiều loài gỗ lớn nằm cách khu vực làng bản 7 – 10km. Thời điểm này ghi nhận lƣợng mƣa trung bình (năm 2010 – 2011 tại KBTTN Tà Đùng có mƣa quanh năm).

- Tháng VI/2011: Từ tháng V – VI/2011 ngƣời dân khai thác một phần lớn rừng tại Suối lớn để làm rẫy và đãi vàng. Ban quản lý KBTTN Tà Đùng đã lập biên bản xử lý, tình trạng rừng đƣợc giữ nguyên trạng. Thảm thực vật vào thời điểm khảo sát chỉ còn 1 ít cây gỗ bên ven suối. Phần lớn các loài gỗ

lớn đã bị đốt và còn lại một số cây bụi. Ghi nhận lƣợng mƣa vào thời điểm này cao hơn đôi chút so với thời gian tháng III.

Qua dữ liệu lƣợng mƣa và tình trạng rừng vào 02 thời điểm trên. Tiến hành đếm tần số bắt gặp và số loài hiện diện tại khu vực nghiên cứu. Qua số liệu thống kê từ đó, đánh giá tác động của con ngƣời đến đa dạng thành phần loài cũng nhƣ tần số bắt gặp bƣớm.

Phƣơng pháp nghiên cứu: Phƣơng pháp tuyến (Pollar walk) và kiểm định thống kê F-test đƣợc xử dụng để đánh giá tần số xuất hiện loài tại mỗi thời điểm.

4.4. Điều kiện thời tiết đến biến động quần thể bướm

Nghiên cứu ảnh hƣởng của điều kiện khí hậu nhƣ lƣợng mƣa, mùa trong năm đến biến động quần thể bƣớm nhằm khảo sát: tƣơng quan biến động quần thể loài với lƣợng mƣa và mùa trong năm. Kết quả thành phần loài và tần số bắt gặp theo mùa và lƣợng mƣa sử dụng số liệu của trạm quan trắc Đắk Nông năm 2010 – 2011.

Kết quả ghi nhận qua phiếu điều tra côn trùng và xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel 2010 [28][34].

5. Xử lý, bảo quản và định loại mẫu

Các mẫu sau khi làm tiêu bản đƣợc bảo quản trong các hộp gỗ kín. Mẫu khô đƣợc phơi hoặc sấy ở nhiệt độ 45oC – 50oC trong thời gian 3 – 5giờ, bảo quản trong hộp nhựa cứng có băng phiến và hạt chống ẩm silicagen. Ghi nhận các thông tin về mẫu nhƣ ngày thu, ngƣời thu, địa điểm, độ cao, loại sinh cảnh… đƣợc ghi nhận lại và lƣu trong phần mềm Excel. Mẫu đƣợc bảo quản tại Phòng thí nghiệm động vật Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên, một số còn lại tác giả lƣu trữ tại nhà.

Tên và hệ thống phân loại của bƣớm dựa vào tài liệu chính là bộ bƣớm Thailand: Butterflies in Thailand của Bro Amnuay Pinratana J.N Eliot vol 1, 2, 3, 4, 6 [46]. Ngoài ra, để kiểm định lại kết quả sử dụng thêm tài liệu của các tác giả

Monastyrskii và Devyatkin [1][2][43], và một số tác giả khác [27] [50] [52] [57][58][59]. Đánh giá các loài quý hiếm dựa theo tài liệu SĐVN của Bộ khoa học công nghệ [5][6].

CHƢƠNG III –KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

I- MÔ TẢ TUYẾN KHẢO SÁT

1. Nam So Ni (S1)

Tuyến có kiểu rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm á nhiệt đới núi thấp,bắt đầu từ Chòi canh lửa đến gần đỉnh Nam So Ni. Địa hình dốc, độ cao trung bình trên 1000m, không còn bắt gặp sinh cảnh hoạt động nông nghiệp, chủ yếu là rừng tự nhiên, còn bắt gặp 1 ít sinh cảnh rừng bị tác động đầu tuyến (mới hình thành) do hoạt động đốt rừng làm rẫy và khai thác gỗ.

Hệ thực vật chủ yếu là các cây lá rộng họ Dẻ (Fagaceae), Long não (Lauraceae), Ngọc lan (Magnoliaceae), Sau sau (Hamamelidaceae), Chè (Theaceae), Đỗ quyên (Ericaceae), Thích (Aceraceae)… [7]

Đầu tuyến Nam So Ni Đƣờng lên đỉnh Nam So Ni

Hình 3.1. Tuyến Nam So Ni

2. Trạm I Tà Đùng (S2)

Tuyến có sinh cảnh của kiểu phụ thứ sinh nhân tác rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm á nhiệt đới núi thấp sau khai thác và kiểu phụ thứ sinh nhân tác rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm á nhiệt đới núi thấp phục hồi sau nƣơng rẫy. Bắt đầu từ ngã 03 Quốc lộ 28 (mới) cho đến Chòi canh lửa, đây là sinh cảnh bị tác động của con ngƣời thông qua việc khai thác các loài cây có giá trị kinh tế cao và hoạt động nông nghiệp. Từ ngã 03 Quốc lộ 28 mới đến trạm thực nghiệm lâm nghiệp là sinh cảnh

hoạt động nông nghiệp đã hình thành từ lâu, từ trạm thực nghiệm lâm nghiệp đến Chòi canh lửa là sinh cảnh rừng bị tác động do hoạt động khai thác gỗ.

Việc khai thác các loài cây to đã tạo thành các lỗ hổng lớn trong tán rừng. Tuy đã bị tác động nhƣng kiểu phụ này vẫn còn giữ đƣợc trạng thái gần gũi với kiểu nguyên sinh, nếu đƣợc quản lý bảo vệ tốt trong tƣơng lai rừng có thể trở về trạng thái ban đầu. Đây là một trong các sinh cảnh lý tƣởng của các loài thú lớn và chim đặc hữu sinh sống [7].

Ngã 3 QL 28 mới Chòi canh lửa

Hình 3.2. Tuyến trạm I Tà Đùng

3. Đỉnh Xá Xị (S3)

Tuyến có sinh cảnh đặc trƣng của kiểu rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm á nhiệt đới núi thấp. Bắt đầu từ chòi canh lửa đi lên cây Xá Xị về hƣớng đỉnh Tà Đùng. Tuyến có độ dốc lớn, địa điểm nghiên cứu chủ yếu tại nhánh suối ĐakPlao trong rừng và đỉnh xá xị là các sinh cảnh rừng tự nhiên có độ che phủ cao tại KBTTN Tà Đùng.

Nhánh suối ĐakPlao Đỉnh xá xị Hình 3.3. Tuyến Xá Xị

4. Suối lớn ĐakPlao (S4)

Tuyến có sinh cảnh đặc trƣng của kiểu phụ thứ sinh nhân tác rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới phục hồi sau nƣơng rẫy. Đây cũng là sản phẩm thứ sinh của kiểu rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới, nhƣng do các hoạt động nƣơng rẫy và lửa rừng đã làm mất đi lớp thảm rừng nguyên sinh, sau đó bỏ hoang nhiều năm và rừng non đã xuất hiện [7]. Tuyến bắt đầu từ cuối làng Mông cho đến nhánh suối ĐakPlao trong rừng. Độ cao trung bình 700m đi qua các sinh cảnh ven suối và trảng cỏ.

Đầu tuyến suối ĐakPlao Nhánh suối ĐakPlao

5. Quốc Lộ (QL) 28 cũ (S5)

Tuyến có sinh cảnh đặc trƣng của kiểu rừng thƣa cây lá kim ẩm á nhiệt đới núi thấp. Hệ thực vật chủ yếu là cây lá kim với loài Thông 3 lá (Pinus kesiya) gần nhƣ thuần loại gặp khá phổ biến [7].

Quốc lộ 28 cũ là con đƣờng thông thƣơng giữa Đăk Nông và Lâm Đồng, cuối năm 2010 tuyến bị chia cắt bởi lòng hồ Thủy điện Đồng Nai III. Khu vực khảo sát từ trạm thực nghiệm Lâm Nghiệp xã ĐakPlao cho đến bến đò đi Làng Mông và Lâm Đồng với tổng chiều dài tuyến 4km.

Đầu tuyến QL 28 cũ Bến đò cuối tuyến QL 28 cũ

Hình 3.5. Tuyến Quốc lộ 28 cũ

6. Làng Mông (S6)

Đây là sinh cảnh kết hợp giữa đất hoạt động nông nghiệp và trảng cỏ cây bụi, cây gỗ rải rác thứ sinh nhân tác xung quanh làng Mông. Khu vực này đã đƣợc ngƣời dân quanh vùng sử dụng để canh tác ruộng nƣớc và nƣơng rẫy. Tuyến nằm trong khu vực thung lũng, sƣờn đồi và ven suối có độ cao trung bình 594m là sinh cảnh điều tra thấp nhất tại KBTTN. Sinh cảnh chủ yếu là đất hoạt động nông nghiệp và trảng cỏ ven suối có độ giàu loài bƣớm thấp. Các loại cây trồng đang đƣợc sử dụng trong vùng là lúa nƣơng, lúa nƣớc, sắn, ngô, khoai... cung cấp nhu cầu tại chỗ cho ngƣời dân trong vùng. Cuối năm 2010 khu vực làng Mông bị chia cắt bởi lòng hồ Thủy điện Đồng Nai III, dân cƣ phải di chuyển ra khỏi vùng, hồ nƣớc đãgây trở

ngại cho việc đi lại một phần lớn khu vực làng Mông đã không thể sản xuất nông nghiệp đƣợc [7].

Đầu tuyến vào làng Mông Sinh cảnh Làng Mông

Hình 3.6. Tuyến Làng Mông

7. Khu du lịch Phương Nam (S7)

Tọa lạc tại phía Nam Tà Đùng tiếp giáp rừng Lâm Hà (Lâm Đồng). Tuyến gồm nhiều sinh cảnh khác nhau từ sinh cảnh rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới cho đến các kiểu rừng phụ thứ sinh nhân tác phục hồi sau khai thác và rừng phụ thứ sinh nhân tác phục hồi sau nƣơng rẫy. Tuy nhiên, mức độ ảnh hƣởng hoạt động của con ngƣời ở đây không nhiều (chủ yếu là hoạt động khai thác du lịch sinh thái của công ty du lịch Phƣơng Nam).

Khu du lịch Phƣơng Nam Nhánh suối trong rừng

8. Trạm IV Tà Đùng (S8)

Khu vực Đông Bắc Tà Đùng tiếp giápxã Phi Liêng tỉnh Lâm Đồng và Đăk Nông. Sinh cảnh chủ yếu là kiểu phụ thứ sinh nhân tác rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm á nhiệt đới núi thấp sau khai thác và mƣa ẩm á nhiệt đới phục hồi sau nƣơng rẫy. Đôi khi tuyến cũng bắt gặp rải rác một ít kiểu rừng thƣa cây lá kim ẩm á nhiệt đới núi thấp phía Bắc trạm IV Tà Đùng.

Rừng thông gần trạm IV Nhánh suối ĐakPlao

Hình 3.8. Tuyến trạm IV Tà Đùng

9. Suối lớn – Nhánh suối Đăk G’Lây (S9)

Tuyến Suối lớn có sinh cảnh của kiểu rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm á nhiệt đới núi thấp và một phần kiểu phụ thứ sinh nhân tác rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm á nhiệt đới núi thấp sau khai thác. Đây là khu vực có sự tập trung cao các nhóm bƣớm tại Tà Đùng. Suối lớn còn tên địa phƣơng là nhánh suối Đăk G’Lây.

Khu vực tập trung bƣớm nhiều 1 góc nhánh suối Đak G’Lây Hình 3.9. Tuyến suối lớn

Suối lớn là khu vực nhạy cảm bởi tác động chặt phá rừng của ngƣời dân từ hoạt động khai thác rừng để đãi vàng cho đến việc đốt rừng làm nƣơng rẫy. Đây là địa điểm ghi nhận tác động của con ngƣời đến hoạt động các nhóm bƣớm trong các thời điểm khác nhau.

10.Tuyến Bà Sung (S10)

Đây là sinh cảnh đặc trƣng của kiểu phụ thứ sinh nhân tác rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm á nhiệt đới núi thấp phục hồi sau nƣơng rẫy. Tuyến đƣợc bắt đầu từ cuối trạm IV Tà Đùng về hƣớng lên đỉnh Tà Đùng, sinh cảnh đất hoạt động nông nghiệp là chính. Khu vực chịu tác động nặng bởi hoạt động đốt nƣơng làm rẫy, địa điểm nghiên cứu chính là khu vực rừng bị tác động sau khi đốt rừng.

Mảng rừng bị đốt tại tuyến Bà Sung Nhánh suối trong rừng Hình 3.10. Tuyến Bà Sung

Ghi chú: Tên của các tuyến được đặt theo tên của người dân địa phương cung cấp và theo các cán

Một phần của tài liệu Đa dạng sinh học bướm (Lepidoptera) tại KBTTN Tà Đùng 2011 (ĐH KHTN Tp.HCM) (Trang 29 - 114)