Nam SoNi (S1)

Một phần của tài liệu Đa dạng sinh học bướm (Lepidoptera) tại KBTTN Tà Đùng 2011 (ĐH KHTN Tp.HCM) (Trang 36 - 114)

I- MÔ TẢ TUYẾN KHẢO SÁT

1. Nam SoNi (S1)

Tuyến có kiểu rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm á nhiệt đới núi thấp,bắt đầu từ Chòi canh lửa đến gần đỉnh Nam So Ni. Địa hình dốc, độ cao trung bình trên 1000m, không còn bắt gặp sinh cảnh hoạt động nông nghiệp, chủ yếu là rừng tự nhiên, còn bắt gặp 1 ít sinh cảnh rừng bị tác động đầu tuyến (mới hình thành) do hoạt động đốt rừng làm rẫy và khai thác gỗ.

Hệ thực vật chủ yếu là các cây lá rộng họ Dẻ (Fagaceae), Long não (Lauraceae), Ngọc lan (Magnoliaceae), Sau sau (Hamamelidaceae), Chè (Theaceae), Đỗ quyên (Ericaceae), Thích (Aceraceae)… [7]

Đầu tuyến Nam So Ni Đƣờng lên đỉnh Nam So Ni

Hình 3.1. Tuyến Nam So Ni

2. Trạm I Tà Đùng (S2)

Tuyến có sinh cảnh của kiểu phụ thứ sinh nhân tác rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm á nhiệt đới núi thấp sau khai thác và kiểu phụ thứ sinh nhân tác rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm á nhiệt đới núi thấp phục hồi sau nƣơng rẫy. Bắt đầu từ ngã 03 Quốc lộ 28 (mới) cho đến Chòi canh lửa, đây là sinh cảnh bị tác động của con ngƣời thông qua việc khai thác các loài cây có giá trị kinh tế cao và hoạt động nông nghiệp. Từ ngã 03 Quốc lộ 28 mới đến trạm thực nghiệm lâm nghiệp là sinh cảnh

hoạt động nông nghiệp đã hình thành từ lâu, từ trạm thực nghiệm lâm nghiệp đến Chòi canh lửa là sinh cảnh rừng bị tác động do hoạt động khai thác gỗ.

Việc khai thác các loài cây to đã tạo thành các lỗ hổng lớn trong tán rừng. Tuy đã bị tác động nhƣng kiểu phụ này vẫn còn giữ đƣợc trạng thái gần gũi với kiểu nguyên sinh, nếu đƣợc quản lý bảo vệ tốt trong tƣơng lai rừng có thể trở về trạng thái ban đầu. Đây là một trong các sinh cảnh lý tƣởng của các loài thú lớn và chim đặc hữu sinh sống [7].

Ngã 3 QL 28 mới Chòi canh lửa

Hình 3.2. Tuyến trạm I Tà Đùng

3. Đỉnh Xá Xị (S3)

Tuyến có sinh cảnh đặc trƣng của kiểu rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm á nhiệt đới núi thấp. Bắt đầu từ chòi canh lửa đi lên cây Xá Xị về hƣớng đỉnh Tà Đùng. Tuyến có độ dốc lớn, địa điểm nghiên cứu chủ yếu tại nhánh suối ĐakPlao trong rừng và đỉnh xá xị là các sinh cảnh rừng tự nhiên có độ che phủ cao tại KBTTN Tà Đùng.

Nhánh suối ĐakPlao Đỉnh xá xị Hình 3.3. Tuyến Xá Xị

4. Suối lớn ĐakPlao (S4)

Tuyến có sinh cảnh đặc trƣng của kiểu phụ thứ sinh nhân tác rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới phục hồi sau nƣơng rẫy. Đây cũng là sản phẩm thứ sinh của kiểu rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới, nhƣng do các hoạt động nƣơng rẫy và lửa rừng đã làm mất đi lớp thảm rừng nguyên sinh, sau đó bỏ hoang nhiều năm và rừng non đã xuất hiện [7]. Tuyến bắt đầu từ cuối làng Mông cho đến nhánh suối ĐakPlao trong rừng. Độ cao trung bình 700m đi qua các sinh cảnh ven suối và trảng cỏ.

Đầu tuyến suối ĐakPlao Nhánh suối ĐakPlao

5. Quốc Lộ (QL) 28 cũ (S5)

Tuyến có sinh cảnh đặc trƣng của kiểu rừng thƣa cây lá kim ẩm á nhiệt đới núi thấp. Hệ thực vật chủ yếu là cây lá kim với loài Thông 3 lá (Pinus kesiya) gần nhƣ thuần loại gặp khá phổ biến [7].

Quốc lộ 28 cũ là con đƣờng thông thƣơng giữa Đăk Nông và Lâm Đồng, cuối năm 2010 tuyến bị chia cắt bởi lòng hồ Thủy điện Đồng Nai III. Khu vực khảo sát từ trạm thực nghiệm Lâm Nghiệp xã ĐakPlao cho đến bến đò đi Làng Mông và Lâm Đồng với tổng chiều dài tuyến 4km.

Đầu tuyến QL 28 cũ Bến đò cuối tuyến QL 28 cũ

Hình 3.5. Tuyến Quốc lộ 28 cũ

6. Làng Mông (S6)

Đây là sinh cảnh kết hợp giữa đất hoạt động nông nghiệp và trảng cỏ cây bụi, cây gỗ rải rác thứ sinh nhân tác xung quanh làng Mông. Khu vực này đã đƣợc ngƣời dân quanh vùng sử dụng để canh tác ruộng nƣớc và nƣơng rẫy. Tuyến nằm trong khu vực thung lũng, sƣờn đồi và ven suối có độ cao trung bình 594m là sinh cảnh điều tra thấp nhất tại KBTTN. Sinh cảnh chủ yếu là đất hoạt động nông nghiệp và trảng cỏ ven suối có độ giàu loài bƣớm thấp. Các loại cây trồng đang đƣợc sử dụng trong vùng là lúa nƣơng, lúa nƣớc, sắn, ngô, khoai... cung cấp nhu cầu tại chỗ cho ngƣời dân trong vùng. Cuối năm 2010 khu vực làng Mông bị chia cắt bởi lòng hồ Thủy điện Đồng Nai III, dân cƣ phải di chuyển ra khỏi vùng, hồ nƣớc đãgây trở

ngại cho việc đi lại một phần lớn khu vực làng Mông đã không thể sản xuất nông nghiệp đƣợc [7].

Đầu tuyến vào làng Mông Sinh cảnh Làng Mông

Hình 3.6. Tuyến Làng Mông

7. Khu du lịch Phương Nam (S7)

Tọa lạc tại phía Nam Tà Đùng tiếp giáp rừng Lâm Hà (Lâm Đồng). Tuyến gồm nhiều sinh cảnh khác nhau từ sinh cảnh rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới cho đến các kiểu rừng phụ thứ sinh nhân tác phục hồi sau khai thác và rừng phụ thứ sinh nhân tác phục hồi sau nƣơng rẫy. Tuy nhiên, mức độ ảnh hƣởng hoạt động của con ngƣời ở đây không nhiều (chủ yếu là hoạt động khai thác du lịch sinh thái của công ty du lịch Phƣơng Nam).

Khu du lịch Phƣơng Nam Nhánh suối trong rừng

8. Trạm IV Tà Đùng (S8)

Khu vực Đông Bắc Tà Đùng tiếp giápxã Phi Liêng tỉnh Lâm Đồng và Đăk Nông. Sinh cảnh chủ yếu là kiểu phụ thứ sinh nhân tác rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm á nhiệt đới núi thấp sau khai thác và mƣa ẩm á nhiệt đới phục hồi sau nƣơng rẫy. Đôi khi tuyến cũng bắt gặp rải rác một ít kiểu rừng thƣa cây lá kim ẩm á nhiệt đới núi thấp phía Bắc trạm IV Tà Đùng.

Rừng thông gần trạm IV Nhánh suối ĐakPlao

Hình 3.8. Tuyến trạm IV Tà Đùng

9. Suối lớn – Nhánh suối Đăk G’Lây (S9)

Tuyến Suối lớn có sinh cảnh của kiểu rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm á nhiệt đới núi thấp và một phần kiểu phụ thứ sinh nhân tác rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm á nhiệt đới núi thấp sau khai thác. Đây là khu vực có sự tập trung cao các nhóm bƣớm tại Tà Đùng. Suối lớn còn tên địa phƣơng là nhánh suối Đăk G’Lây.

Khu vực tập trung bƣớm nhiều 1 góc nhánh suối Đak G’Lây Hình 3.9. Tuyến suối lớn

Suối lớn là khu vực nhạy cảm bởi tác động chặt phá rừng của ngƣời dân từ hoạt động khai thác rừng để đãi vàng cho đến việc đốt rừng làm nƣơng rẫy. Đây là địa điểm ghi nhận tác động của con ngƣời đến hoạt động các nhóm bƣớm trong các thời điểm khác nhau.

10.Tuyến Bà Sung (S10)

Đây là sinh cảnh đặc trƣng của kiểu phụ thứ sinh nhân tác rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm á nhiệt đới núi thấp phục hồi sau nƣơng rẫy. Tuyến đƣợc bắt đầu từ cuối trạm IV Tà Đùng về hƣớng lên đỉnh Tà Đùng, sinh cảnh đất hoạt động nông nghiệp là chính. Khu vực chịu tác động nặng bởi hoạt động đốt nƣơng làm rẫy, địa điểm nghiên cứu chính là khu vực rừng bị tác động sau khi đốt rừng.

Mảng rừng bị đốt tại tuyến Bà Sung Nhánh suối trong rừng Hình 3.10. Tuyến Bà Sung

Ghi chú: Tên của các tuyến được đặt theo tên của người dân địa phương cung cấp và theo các cán bộ kiểm lâm thường gọi.

II- ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI

1. Thành phần loài và độ thường gặp

Qua thời gian khảo sát từ tháng VII/2010 đến tháng VI/2011, đã ghi nhận 179 loài trong 09 họ bƣớm (Rhopalocera, Papilionoidea). Ngoài số liệu nghiên cứu về thành phần loài, kết quả còn ghi nhận tính phổ biến các nhóm bƣớm (chi tiết trong phụ lục 2 về thành phần loài và tần số bắt gặp). Sau đây là kết quả tóm tắt về

số loài và độ thƣờng gặp; biểu đồ tỉ lệ các họ bƣớm khảo sát và tính phổ biến các nhóm loài tại Tà Đùng.

Bảng 3.1. Số loài và độ thƣờng gặp tại Tà Đùng

Họ Tà Đùng

2010 Tỷ lệ Loài đơn độc Hiếm gặp Thƣờng gặp Phổ biến

Papilionidae 25 14,0 2 23 2 0 Nymphalidae 62 34,6 14 61 0 1 Pieridae 28 15,6 3 21 5 2 Danaidae 12 6,7 1 9 3 0 Satyridae 20 11,2 11 19 1 0 Libytheidae 1 0,6 0 1 0 0 Riodinidae 5 2,8 2 5 0 0 Amathusiidae 4 2,2 0 4 0 0 Lycaenidae 22 12,3 3 22 0 0 Tổng số 179 1 36 165 11 3

Biểu đồ 3.1. Phân bố tỉ lệ các họ bƣớm tại Tà Đùng

Papilionidae, 14.0% Nymphalidae, 34.6% Pieridae, 15.6% Danaidae, 6.7% Satyridae, 11.2% Libytheidae, 0.6% Riodinidae, 2.8% Amathusiidae, 2.2% Lycaenidae, 12.3% Tỷ lệ các họ bƣớm tại Tà Đùng

Biểu đồ 3.2. Tỉ lệ các nhóm phổ biến tại Tà Đùng

Qua biểu đồ về phân bố tỉ lệ các họ bƣớm tại Tà Đùng. Ta thấy, họ Nymphalidae có số loài đông đảo nhất với 62 loài (chiếm 34,6%) trên tổng số loài khảo sát. Họ Libytheidae có duy nhất 01 loài Libythea myrrha sanguinalis

(Fruhstorfer, 1898) với tỉ lệ 0,6% trên tổng số loài khảo sát.

Theo mức độ phổ biến các nhóm bƣớm, tại Tà Đùng có 92% loài hiếm gặp. Trong đó, 36 loài (18%) đơn độc chỉ bắt gặp duy nhất 01 lần trong các đợt điều tra. Điều này cho thấy tính phổ biến các nhóm bƣớm tại Tà Đùng không cao. Có 03 loài phổ biến (tần số bắt gặp trên 60%) đƣợc ghi nhận bao gồm Catopsilia pomona, Eurema hecabe (Họ Pieridae) và Neptis hylas (Họ Nymphalidae). Có 11 loài thƣờng gặp tại Tà Đùng trong đó Papilionidae (02 loài), Pieridae (05 loài), Danaidae (03 loài) và Satyridae (01 loài).

Đánh giá theo mức độ phổ biến loài tại Tà Đùng tuy không cao, nhƣng nếu xét về đa dạng thành phần loài so với một số VQG và KBTTN khác thì đây cũng là một khu vực có mức độ giàu loài tƣơng đối phong phú nhƣ: VQG Bidoup Núi Bà 145 loài (11 họ) [30] ; KBTTN Tàkóu 144 loài (9 họ) [11]; VQG Bù Gia Mập 112 loài [56] …

Kết quả độ thƣờng gặp (chi tiết trong phụ lục 2) đƣợc tính theo tỷ lệ tần số xuất hiện loài trên các sinh cảnh nghiên cứu. Vì vậy, một loài đƣợc đánh giá là hiếm

Hiếm gặp 92% Thƣờng gặp 6% Phổ biến 2% TÍNH PHỔ BIẾN CÁC NHÓM BƢỚM

gặp trên các địa điểm nghiên cứu tại Tà Đùng, nhƣng có thể là loài phổ biến trên một sinh cảnh nhất định. Ví dụ nhƣ:

- Loài Cyrestis thyodamas (Họ Nymphalidae) độ thƣờng gặp là 28,6% đƣợc đánh giá chung là loài hiếm gặp. Tuy nhiên đây là loài phổ biến (62%) ở rừng tự nhiên trên 800m.

- Hay loài Papilio polytes (Họ Papilionidae) độ thƣờng gặp là 11,4% đƣợc đánh giá là loài hiếm gặp. Nhƣng là loài phổ biến ở sinh cảnh đất hoạt động nông nghiệp dƣới 800m.

Vì vậy, ngoài việc ghi nhận độ thƣờng gặp loài trên toàn khu vực nghiên cứu. Kết quả còn xem xét tính phổ biến loài theo các sinh cảnh đặc trƣng, từ đó sẽ cho thấy phần nào sự ƣa thích sinh cảnh sống của chúng.

Có 36 loài đơn độc trong kết quả nghiên cứu đa dạng bƣớm tại Tà Đùng. Sự xuất hiện các loài đơn độc (bắt gặp một lần duy nhất trong các chuyến khảo sát) giúp ƣớc lƣợng độ giàu loài Jackknife. Ngoài ra, sự xuất hiện các loài đơn độc tại các sinh cảnh khác nhau tại Tà Đùng cho thấy tính đặc hữu loài tại các sinh cảnh khác nhau.

Nghiên cứu đã bổ sung thêm 148 loài cho khu hệ bƣớm Tà Đùng (bảng 3.1 và bảng 3.2), kết quả điều tra của Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật tại Tà Đùng năm 2000 phần côn trùng đã ghi nhận đƣợc 69 loài bƣớm (có 08 loài chưa xác định). Trong thời gian khảo sát năm 2010 - 2011, đã ghi nhận lại 38 loài trong danh lục Tà Đùng 2000 còn hiện diện (chi tiết thành phần loài trong phụ lục 6).

Những loài không ghi nhận trong danh lục Tà Đùng năm 2000 có thể do một số nguyên nhân nhƣ thời gian hơn 10 năm sinh cảnh rừng có nhiều biến đổi nhƣ hoạt động của con ngƣời (làm nƣơng, đốt rẫy, đãi vàng…) đã làm suy giảm các nhóm thực vật là cây chủ của các loài này.

Bảng 3.2. So sánh danh lục Tà Đùng năm 2010 và 2000

Họ Tà Đùng 2010 Tà Đùng 2000 Loài giống nhau

Papilionidae 25 10 7 Nymphalidae 62 18 13 Pieridae 28 9 6 Danaidae 12 11 3 Satyridae 20 7 1 Libytheidae 1 0 0 Riodinidae 5 1 1 Amathusiidae 4 1 1 Lycaenidae 22 12 6 Tổng số 179 69 38

Nguồn: Theo danh lục Tà Đùng 2000 [16]

2. Loài đặc trưng tại Tà Đùng

2.1. Loài quý, hiếm trong danh lục sách đỏ Việt Nam

Trong nghiên cứu đa dạng thành phần loài tại Tà Đùng, kết quả đã ghi nhận các nhóm bƣớm quý, hiếm trong danh lục sách đỏ Việt Nam (SĐVN).

 Theo danh lục sách đỏ Việt Nam (SĐVN) năm 2000 (“Sách đỏ Việt Nam – Phần Động vật”, Vol 1; NXB KH&KT, HN) [5] nhóm bƣớm ngày (Lepidoptera, Rhopalocera) gồm 3 loài đƣợc ghi nhận: Lamproptera curius

(mức độ T: bị đe dọa), Troides helena (mức độ EN: đang nguy cấp) và

Graphium antiphates (Mức độ EN: đang nguy cấp) (Papilionidae). Cả 3 loài trên đều xuất hiện tại KBTTN Tà Đùng.

 Danh lục SĐVN2007 [6], còn hiện diện 01 loài trong danh lục Tà Đùng là

T. helena cerberus (EN) SĐVN 2000, (VU) 2007 Hình 3.11. Loài bƣớm trong danh lục đỏ Việt Nam

Vậy, kết quả nghiên cứu đa dạng bướm tại KBTTN Tà Đùng, chúng tôi đã tiến hành khảo sát và định danh loài Troides helena cerberus (Papilionidae) có mức độ nguy cấp thuộc nhóm VU (Vulerable: sẽ nguy cấp) cần phải được bảo tồn. 2.2. Các loài đặc trưng và phổ biến.

2.2.1. Loài đặc hữu tại các tuyến khảo sát

Kết quả nghiên cứu tại KBTTN Tà Đùng, có 36 loài đơn độc đƣợc ghi nhận. Các loài đơn độc trên các tuyến nghiên cứu là những nhóm, loài đặc trƣng cho mỗi loại sinh cảnh. Các nhóm này phân bố chủ yếu trên các sinh cảnh rừng tự nhiên theo các tuyến khảo sát bao gồm:

 Tuyến Nam So Ni (S1) 10 loài: Arhopala horsfieldi (Lycaenidae);

Mandarinia regalis, Melanitis zitenius, Mycalesis nicotia, Lethe kansa, Erites falcipennis (Satyridae), Graphium aristeus (Papilionidae), Cyrestis themire, Tanaecia cocytus, Laringa horsfieldi (Nymphalidae).

Erites falcipennis Lethe kansa

Mandarinia regalis Arhopala horsfieldi

Hình 3.12. Một số loài đơn độc tại tuyến Nam So Ni

 Tuyến Trạm I Tà Đùng (S2) và tuyến Nam So Ni (S3) 03 loài: Stiboges nymphidia (S2), Abisara saturata (S3) (Riodinidae), Coelites nothis (S3)

(Satyridae)

Stiboges nymphidia (S2) Abisara saturata (S3) Hình 3.13. Loài đơn độc tại trạm I Tà Đùng và đỉnh xá xị

 Tại tuyến suối lớn ĐakPlao (S4) 09 loài: Dichorragia nesimachus, Cirrochroa tyche, Tanaecia julii, Chersonesia intermedia, Chersonesia risa

(Nymphalidae); Lethe europa, Mycalesis anapita, Mycalesis perseoides

(Satyridae); Portia erycinoides (Lycaenidae).

Portia erycinoides Dichorragia nesimachus

Hình 3.14. Loài đơn độc tuyến Suối lớn ĐakPlao

 Tại tuyến QL 28 cũ (S5) 05 loài: Athyma ranga, Neptis miah, Terinos atlita

(Nymphalidae); Eurema laeta (Pieridae); Jamides alecto (Lycaenidae)

Jamides alecto Terinos atlita

Hình 3.15. Một số loài đơn độc tuyến QL 28 cũ

 Khu du lịch Phƣơng Nam (S7) và Trạm IV Tà Đùng (S8) ghi nhận 02 loài:

 Khu vực suối lớn Đak G’Lây (Phi Liêng) (S9) ghi nhận 07 loài: Appias libythea, Delias acalis (Pieridae); Ariadne specularia (Nymphalidae);

Melanitis phedima, Mycalesis francisca (Satyridae); Papilio protenor

(Papilionidae); Parantica melaneus (Danaidae).

Neptis ananta (S8) Delias acalis (S9)

Ariadne specularia (S9) Parantica melaneus (S9) Hình 3.16. Loài đơn độc tại Trạm IV Tà Đùng và Suối lớn

2.2.2. Loài phổ biến tại Tà Đùng

 Theo kết quả số loài và độ thƣờng gặp tại Tà Đùng đã ghi nhận 03 loài phổ biến (tần số bắt gặp trên 60%) bao gồm: Catopsilia pomona, Eurema hecabe

(Pieridae); Neptis hylas (Nymphalidae). Đây là các loài bắt gặp tần số cao trên tất cả các sinh cảnh khác nhau tại Tà Đùng.

 Trong đó loài C. pomona có xu hƣớng ƣa thích sinh cảnh tác động hơn các sinh cảnh còn lại. Ở cả 02 độ cao trên và dƣới 800m tại sinh cảnh rừng tác động C. pomona đều có tần số bắt gặp cao.

Eurema hecabe (Pieridae) Catopsilia pomona (Pieridae)

Neptis hylas (Nymphalidae) Hình 3.17. Loài phổ biến tại Tà Đùng

 Ngoài 03 loài phổ biến xuất hiện trên các sinh cảnh tại Tà Đùng, kết quả nghiên cứu ghi nhận một số loài có tần số bắt gặp không cao, nhƣng lại xuất hiện trên tất cả các sinh cảnh nghiên cứu tại khu vực khảo sát bao gồm:

Papilio demoleus (Papilionidae); Appias albina, Appias lyncida (Pieridae);

Euploea mulciber, Ideopsis similis (Danaidae) và Ypthima baldus

Papilio demoleus (Papilionidae) Appias lyncida (Pieridae)

Ideopsis similis (Danaidae) Euploea mulciber (Danaidae) Hình 3.18. Loài bắt gặp trên các tuyến khảo sát tại Tà Đùng

3. Ước lượng độ giàu loài Jackknife

Kết quả ghi nhận số loài bắt gặp theo các phiếu điều tra côn trùng và loài bổ sung trên các tuyến khảo sát. Từ đó, tiến hành vẽ đƣờng cong phát hiện loài để ƣớc lƣợng độ giàu loài tại khu vực nghiên cứu.

Biểu đồ 3.3. Đƣờng cong phát hiện loài

Theo biểu đồ đƣờng cong phát hiện loài cho ta thấy số loài số loài phát hiện mới giảm dần theo thời gian. Điều này cũng có nghĩa là đƣờng cong phát hiện loài đang dần ổn định và đi đến tiệm cận về số loài bổ sung. Từ đó làm cơ sở để ƣớc lƣợng độ giàu loài Jackknife (Krebs, 1999) (2) [11][23] sẽ cho thấy tỷ lệ số loài đã nghiên cứu và mức độ phong phú về thành phần loài tại Tà Đùng (Các số liệu đƣợc xử lý và tính toán trên phần mềm EstimateS 8.0).

Một phần của tài liệu Đa dạng sinh học bướm (Lepidoptera) tại KBTTN Tà Đùng 2011 (ĐH KHTN Tp.HCM) (Trang 36 - 114)