III- NGHIÊN CỨU SINH THÁI BƢỚM
2. Thành phần và tần số xuất hiện loài theo độ cao
Phân chia độ cao trên và dƣới 800m (so với mực nƣớc biển) tại Tà Đùng cùng với số liệu khảo sát về đa dạng thành phần loài với tần số xuất hiện và kết quả kiểm định thống kê ANOVA để khảo sát ý nghĩa thống kê của phƣơng pháp nghiên cứu ta đƣợc bảng phân bố thành phần loài theo độ cao và tần số xuất hiện loài và thống kê ANOVA.
Bảng 3.8. Thành phần loài theo độ cao
Họ Pap Nym Dan Pie Sat Ama Lyca Rio Liby Tổng
Trên 800m 25 50 11 26 17 4 20 5 1 159
Dƣới 800m 18 40 10 21 7 1 16 1 1 115
Bảng 3.9. Tần số xuất hiện và ANOVA theo độ cao
Độ cao Trên 800m Dƣới 800m F P-value F crit Số phiếu (n) 72 33
0,35 0,56 3,93 Tần số xuất hiện 18,43 17,33
- Qua bảng phần bố thành phần loài theo độ cao, ta thấy số loài ghi nhận tại sinh cảnh trên 800m với 159 loài cao hơn so với sinh cảnh dƣới 800m với 115 loài. Điều này cho thấy về đa dạng thành phần loài tại sinh cảnh trên 800m cao hơn sinh cảnh dƣới 800m. Điều này có thể đƣợc giải thích: Tại KBTTN Tà Đùng, sinh cảnh dƣới 800m chủ yếu tại chung tại các làng bản, thung lũng đã bị ngƣời dân khai thác trong các hoạt động nông nghiệp và canh tác, sinh cảnh rừng tự nhiên ở độ cao dƣới 800m có khá ít. Vì vậy, mức độ đa dạng loài tại sinh cảnh dƣới 800m thấp hơn trên 800m.
- Qua tần số xuất hiện loài theo thời gian khảo sát và kết quả kiểm định thống kê ANOVA (mức ý nghĩa α = 0,05) cho thấy số loài trung bình trong một giờ khảo sát ở 02 độ cao tƣơng đồng nhau (17 – 18 loài).
Qua khảo sát về tương quan giữa độ cao với đa dạng thành phần loài và tần số bắt gặp theo thời gian cho thấy. Độ cao khảo sát không ảnh hưởng đến tần số
bắt gặp loài theo thời gian. Tuy nhiên, tại sinh cảnh trên 800m có xu hướng thành phần loài phong phú hơn sinh cảnh dưới 800m.