Tỷ lệ đóng ÔĐM tự nhiên của 65 bệnh nhân trong nhóm nghiên

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá kết quả điều trị và tiến triển bệnh còn ống động mạch ở trẻ đẻ non tại bệnh viện nhi trung ương (Trang 65 - 67)

Mục tiêu thứ hai của nghiên cứu là nghiên cứu tiến triển đóng ống động mạch tự nhiên ở đẻ non CÔĐM chưa có chỉ định điều trị ibuprofen.

Trong điều trị nội khoa, Ibuprofen và Indomethacin đã được chứng minh có hiệu quả đóng CÔĐM tương đương nhau. Nhưng hai thuốc này vẫn có những tác dụng phụ nhất định như thiểu niệu, giảm kết tập tiểu cầu có nguy cơ gây chảy máu, vàng da do tăng bilirubin … Còn phẫu thuật thắt ống động mạch là một can thiệp nặng nề đối với trẻ sơ sinh, mặc dù hiện nay đã có phương pháp phẫu thuật nội soi thắt ÔĐM nhưng những tai biến và biến chứng vẫn có thể chưa kiểm soát được. Vì vậy, nếu không cần chịu tác dụng phụ của thuốc và những tai biến, biến chứng của phẫu thuật mà ống động mạch vẫn có thể đóng thì đó quả là điều mà tất cả chúng ta mong muốn.

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có 89,2% trẻ được đóng ống tự nhiên (Bảng 3.14). Tuy nhiên, hầu hết những trẻ được theo dõi trong nhóm này có ống động mạch nhỏ, tỉ lệ ÔĐM/kg < 1.4mm/kg là 72.3%. Kết quả đóng ống

động mạch tự nhiên của chúng tôi thấp hơn kết quả nghiên cứu của Vanhaesebrouck và cộng sự [76]. Tác giả cho rằng việc điều chỉnh thông khí và hạn chế dịch đưa vào đã dẫn đến việc tất cả các ÔĐM đều đóng.

Kết quả trên đã chứng tỏ ống động mạch ở trẻ sơ sinh non tháng có khả năng tự đóng cao. Việc sử dụng phương pháp dự phòng ibuprofen hay indomethacin hay phẫu thuật thắt ống cần được cân nhắc trên những trường hợp cụ thể. Đánh giá, theo dõi tình trạng suy hô hấp trên lâm sàng cũng như siêu âm tim có thể giúp xác định được những trẻ CÔĐM với shunt có ý nghĩa đẻ quyết định điều trị.

4.3.2. Thời điểm đóng ÔĐM.

Thời điểm đóng ống động mạch theo sinh lý của trẻ sơ sinh đủ tháng khỏe mạnh và trẻ sơ sinh non tháng không có suy hô hấp đã được một số tác giả trên thế giới nghiên cứu là trong vòng 96 giờ sau sinh.

Nghiên cứu của Gentile và cộng sự trên 50 trẻ sơ sinh đủ tháng, khỏe mạnh được siêu âm tim ngay sau sinh phát hiện thấy 92% trẻ CÔĐM. Những trẻ này được siêu âm kiểm tra ngày 2 lần cho đến khi không phát hiện CÔĐM. Kết quả là: 42% không phát hiện CÔĐM sau 24 giờ tuổi, 78% sau 40 giờ, 90% sau 48 giờ, và 100% trẻ không phát hiện CÔĐM sau 96 giờ tuổi [38]. Như vậy một trẻ sơ sinh đủ tháng khỏe mạnh sẽ đóng ÔĐM trong vòng 4 ngày đầu sau sinh.

Một nghiên cứu khác của Reller và cộng sự trên 36 trẻ sơ sinh non tháng có tuổi thai từ 30 – 37 tuần cho thấy chỉ có 4/36 (11.1%) còn shunt qua ÔĐM vào ngày thứ 4 sau đẻ. Chứng tỏ rằng, đóng ống chức năng vào ngày thứ 4 ở hầu hết trẻ khỏe mạnh có tuổi thai hơn 30 tuần [61].

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy đóng ÔĐM vào tuần thứ 2 – 4 sau khi sinh có tỷ lệ cao 81% (47/58), trong đó ống đóng vào tuần thứ 2 chiếm tỷ lệ cao nhất 43.1% (Biểu đồ 3.5). Việc đóng ống muộn của các bệnh nhân

trong nghiên cứu có thể do nhiều bệnh nhân có tuổi thai < 28 tuần (27.7%) và hầu hết các bệnh nhân đều nhập viện trong tình trạng suy hô hấp phải hỗ trợ hô hấp như thở máy, N-CPAP, thở ôxy.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá kết quả điều trị và tiến triển bệnh còn ống động mạch ở trẻ đẻ non tại bệnh viện nhi trung ương (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w