Sự phân bố về giới

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá kết quả điều trị và tiến triển bệnh còn ống động mạch ở trẻ đẻ non tại bệnh viện nhi trung ương (Trang 54 - 57)

Sự phân bố về giới trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi có sự khác biệt khá rõ rệt, tỷ lệ nam/nữ = 1.73/1 (Biểu đồ 3.3). So sánh với nghiên cứu của các tác giả trong nước, kết quả này của chúng tôi tương tự kết quả nghiên cứu của hai nghiên cứu ở trẻ sơ sinh non tháng với tỷ lệ nam/nữ lần lượt là 1.58/1 và 1.7/1 [5], [14]. Tuy nhiên, tham khảo các nghiên cứu của những tác giả nghiên cứu trên bệnh nhân lớn như Trần Thị An, Nguyễn Thị Mai Ngọc, Bùi Đức Phú thì tỷ lệ này ngược lại, tỷ lệ nam/nữ lần lượt là 1/2.3, 1/3 và 1/2. Một nghiên cứu khác của Masura (1998) cho thấy tỷ lệ nam/ nữ cũng là 1/3 [1], [9], [10], [54]

4.1.3. Đặc điểm lâm sàng khi nhập viện

4.1.3.1. Tình trạng suy hô hấp, bệnh lý và phương pháp hỗ trợ khi nhập viện

Hầu hết các bệnh nhân đều có biểu hiện suy hô hấp lúc nhập viện. Tím là triệu chứng thường gặp hơn cả và cũng là nguyên nhân chính khiến trẻ nhập viện (Bảng 3.2). Trẻ sơ sinh non tháng nhập viện có tình trạng bệnh lý phổi nặng, trong đó gặp chủ yếu là bệnh màng trong 69.2% (Bảng 3.3). Những trẻ này đa số cần được hỗ trợ hô hấp: 65.3% trẻ cần thở máy, 12.9% thở áp lực dương liên tục không xâm nhập (NCPAP) và 9.9% trẻ phải thở ôxy (Biểu đồ 3.4). So sánh với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Anh Vy thì 100% trẻ suy hô hấp, tỉ lệ trẻ thở máy chỉ chiếm 18%, thở CPAP là 82% [14]; của Nguyễn Thị Thu Hà là 71% cần phải thở máy hỗ trợ, 29% thở thông khí áp lực dương liên tục [5].

4.1.3.2. Các thông số siêu âm tim về ÔĐM của đối tượng nghiên cứu

Chúng tôi sử dụng siêu âm 2 chiều và siêu âm Doppler tim đánh giá huyết động của shunt qua ÔĐM. Mặt cắt hõm trên ức và mặt cắt trục ngang cạnh ức trái là 2 mặt cắt chính để đo đường kính ÔĐM. Để đo chính xác đường kính ÔĐM, chúng tôi phối hợp giữa hình ảnh 2D và Doppler màu. Nghiên cứu cho thấy đường kính ÔĐM trung bình của nhóm được điều trị Ibuprofen là 3.01 ± 0.64 mm, tương đương 2.06 ± 0.54 mm/kg cao hơn nhóm theo dõi đóng ÔĐM tự nhiên có ý nghĩa thống kê (Bảng 3.4). Kết quả này tương đương với Nguyễn Thị Thu Hà; Roberson [63], nhưng thấp hơn so với nghiên cứu mới đây của Kwinta năm 2009 [50] trên 44 trẻ từ 24 – 32 tuần thai, CÔĐM shunt có ý nghĩa với đường kính ÔĐM trung bình là 2,6 ± 0.83 mm/kg. Sự khác biệt này có thể do các đối tượng nghiên cứu đều được làm siêu âm tim sớm (từ 12 đến 48 giờ đầu sau sinh), trong khi nghiên cứu của chúng tôi bao gồm cả trẻ trước và sau 48 giờ tuổi.

Đường kính ống động mạch trong nhóm theo dõi đóng ống tự nhiên của chúng tôi là 1.8 ± 0.7mm thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm được điều trị bằng ibuprofen. Điều này là hiển nhiên vì đây chính là tiêu chuẩn để lựa chọn bệnh nhân vào các nhóm nghiên cứu.

Shunt lớn gây ra áp lực tâm trương ở ĐM hệ thống thấp, đôi khi bằng không hoặc đảo ngược do máu bị “đánh cắp’’ bởi ÔĐM và đưa sang ĐM phổi. Dòng chảy tâm trương của ĐMC xuống đảo ngược điển hình gặp trong shunt trái - phải lớn. Tốc độ cuối tâm trương của động mạch phổi trái ≥ 0.2 m/s có độ nhậy 92%, độ đặc hiệu 100% trong chẩn đoán shunt lớn qua ÔĐM [48]. Trong nghiên cứu của chúng tôi thấy 38.6% trường hợp áp lực cuối tâm trương của động mạch chủ xuống bằng không hay đảo ngược, 27.7% trường hợp tăng vận tốc cuối tâm trương của động mạch phổi trái > 20 cm/s. Kết quả của chúng tôi thấp hơn nhiều so với kết quả của Nguyễn Thị Thu Hà (91% và

87% ). Điều này là do kết quả của chúng tôi bao gồm 2 nhóm, trong đó nhóm theo dõi đóng ống tự nhiên chiếm đa số gồm những bệnh nhân CÔĐM có shunt vừa và nhỏ dẫn đến có sự khác biệt này.

Siêu âm Doppler tim có vai trò quan trọng trong loại trừ những bệnh lý tuần hoàn phụ thuộc ống (như hẹp eo động mạch chủ, hẹp van ĐMC, thiểu sản thất trái, teo van ĐMP, Fallot 4, hẹp ĐM phổi nặng), trước bất kỳ chỉ định can thiệp điều trị nào.

Những nghiên cứu gần đây cho thấy làm siêu âm tim theo dõi tại đơn vị hồi sức sơ sinh đem lại lợi ích cao trong chẩn đoán những bất thường về cấu trúc và chức năng tim mạch, và đem lại hiệu quả cao trong điều trị [51]

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá kết quả điều trị và tiến triển bệnh còn ống động mạch ở trẻ đẻ non tại bệnh viện nhi trung ương (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w