3. Ý nghĩa của đề tài
2.3.3.2. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến
năng suất và phẩm chất chè SƠ ĐỒ BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM Nhắc lại Công thức I CT1 CT2 CT1 (Đ/C) II CT1 (Đ/C) CT3 CT2 III CT2 CT1 (Đ/C) CT3
- CT 1: Bón phân hữu cơ + phân khoáng theo quy trình.
- CT 2: Bón phân vi sinh sông Gianh + Phân khoáng theo quy trình - CT 3: Bón phân hữu cơ sinh học NTT + Phân khoáng theo quy trình Phân hữu cơ 20 tấn phân chuồng/ha.
Phân vi sinh Sông Gianh: 8 tấn/ha. Phân hữu cơ sinh học NTT: 8 tấn /ha.
Tỷ lệ NPK : 300 N-160 P205-200 K20 chia làm 3 lần bón.
Phân hữu cơ bón vào đầu vụ xuân bón cùng toàn bộ phân lân. Phân hữu cơ vi sinh chia 3 lần bón. Lần 1 bón 50%, lần 2 và 3 mỗi lần bón 25%. Phân Ka li và phân đạm chia làm 3 lần bón: Tháng 4, tháng 6 và tháng 8. Lần 1 bón 40%, lần 2 và 3 mỗi lần bón 30%.
Phân bón qua lá Rong biển: Phun theo chỉ dẫn trên bao bì. Phân bón qua lá Pomior: Phun theo chỉ dẫn trên bao bì. Phân bón qua lá Yogen No2: Phun theo chỉ dẫn trên bao bì. * Các chỉ tiêu theo dõi chung trong thí nghiệm 1, 2
Mỗi công thức ở các thí nghiệm có 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc 30 m2
. Theo dõi: Số lứa hái trên năm: Tính từ lứa hái đầu tiên đến lứa hái cuối cùng.
- Các chỉ tiêu cấu thành năng suất:
+ Mật độ búp (búp/m2): Dùng khung 40cm x 50cm tính số vết hái trong khung ở các vị trí rìa tán, giữa tán, lấy trị số trung bình và quy ra búp/m2
, theo dõi theo lứa hái.
+ Trọng lượng búp 1 tôm 2 lá (gam): Hái ngẫu nhiên 100 búp 1 tôm 2 lá theo 5 điểm ở mỗi công thức, đem cân trên cân kỹ thuật, lấy trị số trung bình, rồi quy ra trọng lượng của 1 búp, theo dõi theo lứa hái.
+ Năng suất: Theo dõi năng suất thực thu trên các ô thí nghiệm của từng lứa tính ra khối lượng búp tươi/ha.
thức sau đó đem phân tích tại phòng Thí nghiệm trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
Các chỉ tiêu phân tích chè:
Đường khử Phương pháp Betrand
Cafein Phương pháp trọng lượng
Tanin và chất hòa tan Phương pháp Levanthanl
Vitamin C Phương pháp Iot
- Thử nếm: Bằng phương pháp cảm quan, đánh giá và cho điểm.
+ Bốn chỉ tiêu cảm quan: Ngoại hình chè khô, màu sắc, mùi, vị của nước pha được đánh giá riêng rẽ bằng cách cho thang điểm 5, điểm cao nhất là 5, điểm thấp nhất là 1.
Ở trong khoảng giữa 2 điểm nguyên liên tục theo sự cảm nhận về chất lượng của từng chỉ tiêu, người thử chè có thể cho chính xác tới 0,5 điểm.
Chú thích: Có thể quan sát bã chè để xem xét các chỉ tiêu khác.
+ Mức độ quan trọng của từng chỉ tiêu được đánh giá qua hệ số quan trọng và được trình bày trong bảng 2.1:
Bảng 2.1: Mức độ quan trọng của từng chỉ tiêu đánh giá
STT Tên chỉ tiêu Hệ số quan trọng
Theo % Bằng số
1 Ngoại hình 25 1,0
2 Màu nước pha 15 0,6
3 Mùi 30 1,2
4 Vị 30 1,2
+ Cách tính điểm và xử lý điểm:
Điểm trung bình của từng chỉ tiêu: là trung bình cộng điểm của tất cả các uỷ viên trong hội đồng đã cho từng chỉ tiêu và lấy chính xác đến một chữ số đằng sau dấu phẩy.
Khi có uỷ viên hội đồng cho điểm số lệch với điểm số trung bình của cả hội đồng 1,5 điểm trở lên mà uỷ viên hội đồng đó có đủ lập luận hoặc có chứng cứ rõ ràng thì điểm của hội đồng bị bác bỏ và ngược lại.
Chỉ cần có một uỷ viên hội đồng cho điểm 1 thì hội đồng cần phải thử lại. Kết quả thử lại là quyết định.
Điểm tổng hợp của một sản phẩm được tính theo công thức sau:
4 1 i Ki Di D Trong đó:
Di - điểm trung bình của cả hội đồng cho 1 tiêu chí thứ i; Ki - hệ số quan trọng của chỉ tiêu tương ứng.
Sản phẩm đạt yêu cầu khi:
+ Tổng điểm đạt từ 11,2 điểm trở lên, không có bất cứ tiêu chí nào dưới 2 điểm và 3 tiêu chí khác phải không thấp hơn 2,8 điểm.
Bảng 2.2: Xếp hạng mức chất lƣợng theo điểm tổng số Thứ tự Xếp hạng chất lƣợng Điểm số 1 Tốt 18,2 - 20 2 Khá 15,2 - 18,1 3 Trung bình 11,2 - 15,1 4 Kém 7,2 - 11,1 5 Hỏng 0 - 7,1
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN