Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp canh tác đến năng suất và chất lượng chè Bát Tiên tại Thái Nguyên (Trang 38 - 78)

3. Ý nghĩa của đề tài

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá thực trạng sản xuất, công nghệ chế biến, thị trường tiêu thụ chè Bát Tiên tại Thái Nguyên.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ, kỹ thuật thu hái đến chất lượng chè Bát Tiên.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến năng suất, chất lượng chè Bát Tiên.

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Đánh giá thực trạng sản xuất chè, tình hình sử dụng phân bón cho chè Bát Tiên tại Thái Nguyên

Phương pháp nghiên cứu: Dùng phiếu điều tra; Lập bộ câu hỏi, tiến hành điều tra tình hình sản xuất, diện tích giống Bát tiên, thị trường tiêu thụ giống chè Bát Tiên tại Thái Nguyên. Chọn ba địa điểm mỗi địa điểm 3 xã để điều tra. Các xã La Bằng, Phú Xuyên, Văn Hán, Sông Cầu, Khe Mo, Phúc Xuân, Phúc Trìu, Hoàng Nông, Tân Cương.

2.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng kỹ thuật thu hái đến năng suất và chất lượng chè Bát Tiên, đánh giá ảnh hưởng của thời vụ thu hái đến chất lượng chè Bát Tiên.

2.3.2.1. Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng kỹ thuật thu hái đến năng suất và chất lượng chè Bát Tiên

SƠ ĐỒ BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM

Nhắc lại Công thức

I 3 2 1 (Đ/C)

II 1 (Đ/C) 3 2

III 2 1 (Đ/C) 3

CT1: Hái nguyên liệu búp gồm 1 tôm 1 lá (khi đọt chè có 1 tôm 4 lá). CT2: Hái nguyên liệu búp gồm 1 tôm 2 lá (khi đọt chè có 1 tôm 4 lá). CT3: Hái nguyên liệu búp gồm 1 tôm 3 lá (khi đọt chè có 1 tôm 5 lá). Mỗi ô thí nghiệm là 30 m2, 3 lần nhắc lại. Tại mỗi ô thí nghiệm tiến hành thu hái chè theo ô vuông theo đường chéo. Mỗi ô thí nghiệm chọn 5 điểm, mỗi điểm chọn 5 cây. Tại mỗi ô tiến hành cân trọng lượng búp, năng suất thực thu của từng ô.

Phân tích các chỉ tiêu sinh hoá của búp chè tươi.

Sao khô và đánh giá bằng phương pháp thử nếm cảm quan.

2.3.2.2. Thí nghiệm 2: Đánh giá ảnh hưởng của thời vụ thu hái đến chất lượng chè Bát Tiên lượng chè Bát Tiên

CT1: Chế biến vào khung thời vụ từ tháng 3 đến tháng 4

CT2: Chế biến vào khung thời vụ từ tháng 5 đến tháng 7 CT3: Chế biến vào khung thời vụ từ tháng 8 đến tháng 9 CT4: Chế biến vào khung thời vụ từ tháng 10 đến tháng 11

Chè được lấy mẫu sau đó được phân tích các chỉ tiêu sinh hoá. Sau khi sấy khô được thử nếm và cho điểm

Diện tích mỗi ô thí nghiệm: 30 m2; Mỗi công thức nhắc lại 3 lần. Trong đó: Mỗi công thức chè được lấy mẫu từ 2 lứa hái.Chè được lấy mẫu sau đó được phân tích các chỉ tiêu sinh hoá. Sau khi sấy khô được thử nếm và cho điểm.

2.3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến năng suất, chất lượng chè

2.3.3.1. Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số phân bón qua lá đến năng suất và phẩm chất chè SƠ ĐỒ BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM Nhắc lại Công thức I CT4 CT1 (Đ/C) CTC2 CT3 II CT2 CT4 CT1 (Đ/C) CT3 III CT1 (Đ/C) CT2 CT3 CT4

Diện tích mỗi ô thí nghiệm: 30 m2; Mỗi công thức nhắc lại 3 lần. Trong đó: - CT 1: Bón phân hữu cơ + phân khoáng theo quy trình.

- CT 2: Phân hữu cơ + Bón phân khoáng QT + Phun phân bón lá Rong biển.

- CT 3: Phân hữu cơ + Bón phân khoáng QT + Phun phân bón lá Pomior. - CT 4: Phân hữu cơ + Bón phân khoáng QT + Phun phân bón lá Yogen No.2 Phân hữu cơ: 10 tấn phân chuồng/ha.

Tỷ lệ NPK: 300 N-160 P205-200 K20 chia làm 3 lần bón.

Phân hữu cơ bón vào đầu vụ xuân bón cùng toàn bộ phân lân. Phân Kali và phân đạm chia làm 3 lần bón: tháng 4, tháng 6 và tháng 8. Lần 1 bón 40%, lần 2 và 3 mỗi lần bón 30%.

+ Phân bón lá Rong Biển: Đơn vị sản xuất và phân phối bởi Công ty Việt Gia

Thành phần phân bón lá Rong biển SEAWEED X.O: N: 1,2%, P: 0,46%, K: 1,75%, trung và vi lượng: Cu: 300mg/kg, Fe: 7000mg/kg, Zn: 350mg/kg, B: 100mg/kg, Mo: 170mg/kg, Ca, Mg, S, chất kích thích sinh trưởng: Giberelins, Auxins, Cytokinins.

Cách sử dụng:

- Phun ngay sau đợt thu hái búp, định kỳ 7 – 10 ngày phun 1 lần - Liều lượng: pha 1 gói 15ml cho bình 12 – 16 lít nước

- Phun ướt đều mặt lá vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, phun lại trong trường hợp sau khi phun gặp trời mưa và có thể pha chung với thuốc trừ sâu được.

+ Phân bón lá Pomior: Sản xuất tại trung tâm giống cây trồng Phú Thọ. Thành phần phân bón lá Pomior: N: 10,75%, P2O5: 5,5%, K2O: 4,8%, CaO: 0,045, Mg2+: 540mg/l, Cu2+: 163mg/l, FeO: 322mg/l, chất điều tiết sinh trưởng < 0,2%.

Cách sử dụng:

- Phun sau khi thu hái búp, định kỳ 7 – 10 ngày phun 1 lần - Liều lượng: pha 1 gói 25 – 30ml cho 1 bình 12 – 16 lít nước

- Khi phun có thể pha cùng thuốc trừ sâu bệnh, không pha chung với các loại thuốc có nồng độ kiềm cao.

+ Phân bón lá Yogen No.2: Sản xuất bởi Công ty phân bón Miền Nam. Thành phần phân bón lá Yogen No.2: N: 31,7%, P2O5: 10,6%, K2O: 10,6%, các nguyên tố trung lượng: Fe 100ppm, Mn 1000ppm, Cu 100ppm, Zn 50ppm, Bo 500ppm.

Cách sử dụng:

- Phun sau thu hoạch 3 – 5 ngày, cách 10 ngày phun 1 lân, ngưng phun trước thu hoạch 7 – 10 ngày.

- Liều lượng: pha 20 gam cho 1 bình 16 – 20 lít nước, phun ướt đều hai mặt lá.

2.3.3.2. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến năng suất và phẩm chất chè năng suất và phẩm chất chè SƠ ĐỒ BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM Nhắc lại Công thức I CT1 CT2 CT1 (Đ/C) II CT1 (Đ/C) CT3 CT2 III CT2 CT1 (Đ/C) CT3

- CT 1: Bón phân hữu cơ + phân khoáng theo quy trình.

- CT 2: Bón phân vi sinh sông Gianh + Phân khoáng theo quy trình - CT 3: Bón phân hữu cơ sinh học NTT + Phân khoáng theo quy trình Phân hữu cơ 20 tấn phân chuồng/ha.

Phân vi sinh Sông Gianh: 8 tấn/ha. Phân hữu cơ sinh học NTT: 8 tấn /ha.

Tỷ lệ NPK : 300 N-160 P205-200 K20 chia làm 3 lần bón.

Phân hữu cơ bón vào đầu vụ xuân bón cùng toàn bộ phân lân. Phân hữu cơ vi sinh chia 3 lần bón. Lần 1 bón 50%, lần 2 và 3 mỗi lần bón 25%. Phân Ka li và phân đạm chia làm 3 lần bón: Tháng 4, tháng 6 và tháng 8. Lần 1 bón 40%, lần 2 và 3 mỗi lần bón 30%.

Phân bón qua lá Rong biển: Phun theo chỉ dẫn trên bao bì. Phân bón qua lá Pomior: Phun theo chỉ dẫn trên bao bì. Phân bón qua lá Yogen No2: Phun theo chỉ dẫn trên bao bì. * Các chỉ tiêu theo dõi chung trong thí nghiệm 1, 2

Mỗi công thức ở các thí nghiệm có 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc 30 m2

. Theo dõi: Số lứa hái trên năm: Tính từ lứa hái đầu tiên đến lứa hái cuối cùng.

- Các chỉ tiêu cấu thành năng suất:

+ Mật độ búp (búp/m2): Dùng khung 40cm x 50cm tính số vết hái trong khung ở các vị trí rìa tán, giữa tán, lấy trị số trung bình và quy ra búp/m2

, theo dõi theo lứa hái.

+ Trọng lượng búp 1 tôm 2 lá (gam): Hái ngẫu nhiên 100 búp 1 tôm 2 lá theo 5 điểm ở mỗi công thức, đem cân trên cân kỹ thuật, lấy trị số trung bình, rồi quy ra trọng lượng của 1 búp, theo dõi theo lứa hái.

+ Năng suất: Theo dõi năng suất thực thu trên các ô thí nghiệm của từng lứa tính ra khối lượng búp tươi/ha.

thức sau đó đem phân tích tại phòng Thí nghiệm trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

Các chỉ tiêu phân tích chè:

Đường khử Phương pháp Betrand

Cafein Phương pháp trọng lượng

Tanin và chất hòa tan Phương pháp Levanthanl

Vitamin C Phương pháp Iot

- Thử nếm: Bằng phương pháp cảm quan, đánh giá và cho điểm.

+ Bốn chỉ tiêu cảm quan: Ngoại hình chè khô, màu sắc, mùi, vị của nước pha được đánh giá riêng rẽ bằng cách cho thang điểm 5, điểm cao nhất là 5, điểm thấp nhất là 1.

Ở trong khoảng giữa 2 điểm nguyên liên tục theo sự cảm nhận về chất lượng của từng chỉ tiêu, người thử chè có thể cho chính xác tới 0,5 điểm.

Chú thích: Có thể quan sát bã chè để xem xét các chỉ tiêu khác.

+ Mức độ quan trọng của từng chỉ tiêu được đánh giá qua hệ số quan trọng và được trình bày trong bảng 2.1:

Bảng 2.1: Mức độ quan trọng của từng chỉ tiêu đánh giá

STT Tên chỉ tiêu Hệ số quan trọng

Theo % Bằng số

1 Ngoại hình 25 1,0

2 Màu nước pha 15 0,6

3 Mùi 30 1,2

4 Vị 30 1,2

+ Cách tính điểm và xử lý điểm:

Điểm trung bình của từng chỉ tiêu: là trung bình cộng điểm của tất cả các uỷ viên trong hội đồng đã cho từng chỉ tiêu và lấy chính xác đến một chữ số đằng sau dấu phẩy.

Khi có uỷ viên hội đồng cho điểm số lệch với điểm số trung bình của cả hội đồng 1,5 điểm trở lên mà uỷ viên hội đồng đó có đủ lập luận hoặc có chứng cứ rõ ràng thì điểm của hội đồng bị bác bỏ và ngược lại.

Chỉ cần có một uỷ viên hội đồng cho điểm 1 thì hội đồng cần phải thử lại. Kết quả thử lại là quyết định.

Điểm tổng hợp của một sản phẩm được tính theo công thức sau:

    4 1 i Ki Di D Trong đó:

Di - điểm trung bình của cả hội đồng cho 1 tiêu chí thứ i; Ki - hệ số quan trọng của chỉ tiêu tương ứng.

Sản phẩm đạt yêu cầu khi:

+ Tổng điểm đạt từ 11,2 điểm trở lên, không có bất cứ tiêu chí nào dưới 2 điểm và 3 tiêu chí khác phải không thấp hơn 2,8 điểm.

Bảng 2.2: Xếp hạng mức chất lƣợng theo điểm tổng số Thứ tự Xếp hạng chất lƣợng Điểm số 1 Tốt 18,2 - 20 2 Khá 15,2 - 18,1 3 Trung bình 11,2 - 15,1 4 Kém 7,2 - 11,1 5 Hỏng 0 - 7,1

CHƢƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đánh giá thực trạng sản xuất, tình hình sử dụng phân bón cho chè giống mới tại Thái Nguyên giống mới tại Thái Nguyên

3.1.1. Thực trạng sản xuất giống chè Bát Tiên tại một số khu vực

Thái Nguyên là tỉnh miền núi thuộc vùng Trung du - Miền núi Bắc bộ, Do nằm sát chí tuyến Bắc trong vành đai Bắc bán cầu, khí hậu tỉnh Thái Nguyên mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa nóng mưa nhiều, từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình khoảng 23 - 280C và lượng mưa chiếm tới 90% lượng mưa cả năm. Mùa đông có khí hậu lạnh, mưa ít, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Song do có sự khác biệt rõ rệt ở độ cao và địa hình, địa thế nên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hình thành các tiểu vùng khí hậu khác nhau.

Sự đa dạng về khí hậu của Thái Nguyên đã tạo nên sự đa dạng, phong phú về tập đoàn cây trồng, vật nuôi. Đặc biệt tại Thái Nguyên có cả cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới. Đây là cơ sở cho tỉnh Thái Nguyên sản xuất sản phẩm nông nghiệp hàng hoá đa dạng, phong phú, phát huy lợi thế của tỉnh. Sản xuất chè là một trong những ngành có thế mạnh ở Trung du và Miền núi nói chung và ở Thái Nguyên nói riêng. Cây chè ít tranh chấp đất với cây lương thực, thích hợp trên đất dốc. Trồng chè có tác dụng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, hạn chế xói mòn, rửa trôi. Chè là cây trồng sử dụng có hiệu quả đất đai, khí hậu vùng đồi núi. Phát triển chè sẽ thu hút được lượng lao động đáng kể, không những chỉ trong khâu sản xuất nguyên liệu mà cả khâu chế biến và tiêu thụ.

Do vậy phát triển chè ngoài ý nghĩa kinh tế, còn ổn định đời sống và định cư cho người dân do sử dụng nhiều lao động tại chỗ để chăm sóc, thu hái, vận chuyển, chế biến và tiêu thụ chè. Ưu điểm tương đối của chè là hệ số chi phí nội nguồn thấp (DRC - Domestic Resource Cost) do nguồn lực tự

nhiên dồi dào và chi phí lao động thấp. Cây chè thực sự được coi là người bạn “chung thuỷ” của nông dân. Cây chè tỉnh Thái Nguyên đã từng là “cây xoá đói giảm nghèo” và hiện đang là “cây làm giàu” của của nhiều hộ nông dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên.

Hiện nay tỉnh Thái Nguyên có diện tích chè lớn thứ 2 trong cả nước (17.660 ha), cả 9 huyện, thành thị đều có sản xuất chè. Trong đó, tổng diện tích trồng chè của 3 huyện (Đại Từ, Đồng Hỷ, TP Thái Nguyên) chiếm tới 51,99% tổng diện tích trồng chè của toàn tỉnh. Đại Từ là huyện có diện tích trồng chè cao nhất chiếm 30,31% tổng diện tích trồng chè của tỉnh (khoảng 5253 ha).

Từ năm 2000 trở lại đây, Thái Nguyên đã nỗ lực trong công tác chuyển đổi giống chè Trung Du sang trồng các giống chè mới. Tính đến năm 2010 diện tích trồng các giống chè mới chiếm 34,20% tổng diện tích trồng chè toàn tỉnh (khoảng 6041 ha). Diện tích trồng giống chè mới tại 03 huyện: Đại Từ, Đồng Hỷ, TP Thái Nguyên được thể hiện qua biểu đồ sau:

Hình 3.1: Biểu đồ diện tích chè giống mới tại 03 khu vực điều tra

Qua biểu đồ trên ta thấy: Diện tích chè giống mới tại 03 khu vực điều tra lên tới 2674,6 ha chiếm 29,13% tổng diện tích trồng chè của 03 khu vực.

541.6 961 1172 0 200 400 600 800 1000 1200 Khu v? c Tp. Thái Nguyên Đ?ng H? Đ?i t?

Trong 03 huyện Đại Từ là huyện có diện tích trồng chè giống mới cao nhất đạt 1172 ha, chiếm 43,82% tổng diện tích chè giống mới tại 03 huyện.

 Khu vực thành phố Thái Nguyên:

Bảng 3.1: Cơ cấu các giống chè mới của thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2008 – 2010 Đơn vị: ha Cơ cấu Năm Kim Tuyên Phúc Vân Tiên Chè LDP1 TRI777 Bát tiên 2008 2,1 18 1,0 1,1 2,1 2009 5,9 3,7 8,2 5,4 1,3 2010 7,5 4,3 7,6 4,8 1,2 Tổng 15,5 9,8 16,8 11,3 4,6

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp thành Phố Thái Nguyên)

Qua điều tra cho thấy: có 05 giống chè mới được trồng trên 03 khu vực Tân Cương, Phúc Xuân, Phúc Trìu. Theo số liệu thống kê của phòng Nông nghiệp thành phố Thái Nguyên có 05 giống trồng phổ biến: Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên, Chè LDP1, TRI777, Bát Tiên.

Bát Tiên là giống có chất lượng chè chế biến thành chè xanh cao cấp hơn các giống chè khác nhưng diện tích trồng giống chè này lại thấp hơn.

 Khu vực Đại Từ:

Đại Từ là huyện có diện tích trồng chè lớn nhất tỉnh Thái Nguyên. Tổng diện tích chè của toàn huyện khoảng trên 5.200 ha, trong đó diện tích chè kinh doanh là 5.054 ha, năng suất chè đạt 99 tạ/ha. Huyện đã chỉ đạo các địa phương trồng các giống chè mới cho năng suất, chất lượng cao như: LDP1, Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên, TRI 777, Bát Tiên… với diện tích đất hơn 1.000 ha. Với diện tích 1.074 ha chè chất lượng cao, hàng năm sản lượng chè búp khô ước đạt trên 2.500 tấn, chiếm 25,3% tổng sản lượng chè búp khô toàn huyện. Trên địa bàn huyện Đại Từ có 7 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và chế biến chè. Hàng năm thu mua khoảng 1.500 tấn chè búp tươi, khoảng 900 tấn chè búp khô.

Những năm qua, UBND huyện Đại Từ đã tập trung đẩy mạnh các ứng dụng KHKT mới trong thâm canh, cải tạo và trồng mới cây chè, đẩy mạnh việc xây dựng các mô hình ứng dụng KHKT mới trong phát triển cây chè. Đưa năng suất, sản lượng chè của huyện không ngừng nâng cao.

Các giống chè được ưu tiên trồng trên địa bàn huyện trong những năm qua là LDP1, Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên, Bát Tiên, Keo Am Tích… Diện

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp canh tác đến năng suất và chất lượng chè Bát Tiên tại Thái Nguyên (Trang 38 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)