3. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1.1. Kết quả nghiên cứu chọn giống chè
Theo Đỗ Văn Ngọc (2005)[11]: Viện Nghiên cứu Chè đã nghiên cứu chọn tạo và nhân giống chè chất lượng cao trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2004. Kết quả đã công nhận giống LDP1 là giống quốc gia, 7 giống khảo nghiệm có nguồn gốc từ Trung quốc; và 13 cây chè shan đầu dòng khảo nghiệm trong sản xuất. Cơ cấu giống chè đã thay đổi với 35,15% diện tích giống chè mới chọn lọc và trồng bằng cành. Chỉ trong vòng 5 năm tỉ lệ diện tích trồng giống mới chọn lọc đã tăng khoảng 22% so trước 2000, năng suất chè cũng đạt 5,288 tấn/ha (tăng 43,69% so trước 2000). Tập đoàn giống chè được thu thập bảo quản để khai thác cũng tăng 54 giống, tăng 36,4% so tổng số giống bảo quản. Kết quả trồng khảo nghiệm các giống chè Trung Quốc nhập nội cho thấy: Tại các tỉnh Phú Thọ, Thái Nguyên, Hà Tĩnh, Hà Giang, Sơn La, Lâm Đồng các giống đã nhập vào Việt Nam năm 2000 gồm: PT95, Keo Am Tích (KAT), Phú Thọ 10 (PT10), Hoa Nhật Kim (HNK), Phúc Vân Tiên (PVT), Thiết Bảo Trà (TBT), Long Vân 2000 (LV2000), Hùng Đỉnh Bạch (HĐB). Kết quả cho thấy 4 giống PT95, Phúc Vân Tiên, Keo Am Tích, và Hùng Đỉnh Bạch là 4 giống sinh trưởng phát triển tốt hơn cả. Giống Thiết Bảo Trà sinh trưởng phát triển kém nhất. Năng suất cao nhất 2 giống Phúc Vân Tiên và PT95. Chất lượng chè xanh của tất cả các giống đều xếp loại khá, trong đó chất lượng tốt nhất là giống Keo Am Tích.
giống: Kim Tuyên, Thuý Ngọc, Ôlong Thanh Tâm, D4 và Bát Tiên nhập vào Việt Nam trước năm 2000.
Kết quả đã thông qua HĐKH Bộ NN& PTNT 7 giống chè nhập nội là: Bát Tiên, Phúc Vân Tiên, Hùng Đỉnh Bạch, Keo Am Tích, PT95, Kim Tuyên, Thuý Ngọc năm 2003.