Tình hình sản xuất tiêu thụ chè ở Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp canh tác đến năng suất và chất lượng chè Bát Tiên tại Thái Nguyên (Trang 27 - 28)

3. Ý nghĩa của đề tài

1.3. Tình hình sản xuất tiêu thụ chè ở Thái Nguyên

Cây chè được tỉnh Thái Nguyên xác định là cây công nghiệp chủ lực. Tính đến hết năm 2011, toàn tỉnh có 18.199 ha chè trong đó có 17.153 ha chè đang trong giai đoạn kinh doanh. Năng suất đạt 107 tạ/ha, sản lượng đạt 174.000 tấn búp tươi.

Trong giai đoạn 2006 - 2010, mỗi năm Thái Nguyên tổ chức trồng mới và trồng lại trên 600 ha chè. Việc tổ chức trồng lại chè thực hiện đối với những diện tích chè Trung Du già cỗi được phá đi trồng thay thế bằng các giống chè mới có năng suất chất lượng cao. Từ năm 2006 đến hết năm 2011 toàn tỉnh đã trồng mới và trồng lại được 4.552 ha chè, trong đó có 2.206 ha trồng mới và 2346 ha trồng lại. Riêng năm 2011 đã trồng mới và trồng thay thế 1.118 ha chè. Toàn bộ diện tích này đều được trồng bằng các giống mới nhân bằng phương pháp giâm cành, chủ yếu là các giống như LDP, Phúc Vân Tiên, Kim Tuyên. Cơ cấu giống chè của tỉnh được cải thiện theo hướng chất lượng cao. Đến hết năm 2011 tỉnh Thái Nguyên đã có 29,4% diện tích chè giống LDP1, chè TRI777 và PH1: 4,85% diện tích (860 ha), chè nhập nội: 10,6% diện tích, diện tích chè Trung Du chỉ còn 60% tổng diện tích chè.

Việc chuyển đổi cơ cấu giống chè đã đem lại hiệu quả cao trong sản xuất, góp phần đáng kể làm tăng giá trị sản xuất chè của tỉnh Thái Nguyên. Chất lượng trồng mới và trồng lại chè cao hơn nhiều so với những năm trước.

Thâm canh chè và chuyển đổi cơ cấu giống chè cũng đã làm tăng giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích. Năm 2011 giá trị sản xuất bình quân đối với cây chè của tỉnh đạt 70 triệu đồng/ 1 ha, một số địa phương có giá trị sản xuất đối với cây chè cao trên 100 triệu đồng/ha như Thành phố Thái Nguyên, Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Lương...

Về chính sách khuyến nông cho cây chè: Thực hiện chính sách trợ giá giống chè cho diện tích trồng mới và trồng lại chè bằng các giống chè có năng suất cao, chất lượng tốt, mức trợ giá 30%, từ năm 2010- 2011 mức hỗ trợ là 100% giá giống. Các giống chè được trợ giá hàng năm đều là giống đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, được cơ quan có thẩm quyền chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn; Duy trì hoạt động của đội ngũ cán bộ khuyến nông chè. Các cán bộ khuyến nông được phân công trực tiếp làm công tác khuyến nông trong lĩnh vực phát triển sản xuất chè tại các vùng chè trong tỉnh đã phát huy được vai trò chủ lực trong việc tuyên truyền, hướng dẫn người dân ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong canh tác, chuyển đổi giống, nâng cao giá trị trong sản xuất chè.

Hàng năm, toàn tỉnh thực hiện thâm canh từ 7400- 7.800 ha chè kinh doanh. Các biện pháp thâm canh chè cũng ngày càng được hoàn thiện theo hướng ứng dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao giá trị kinh tế, đảm bảo an toàn sản phẩm. Cùng với thâm canh chè, việc chuyển đổi cơ cấu giống chè đã đưa năng suất chè tăng một cách nhanh chóng. Năm 2010 năng suất chè búp tươi toàn tỉnh đã đạt 107,29 tạ/ha, sản lượng chè búp tươi đạt 174.772 tấn, tăng 145% so với sản lượng năm 2005.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp canh tác đến năng suất và chất lượng chè Bát Tiên tại Thái Nguyên (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)