, tỉnh Tuyên Quang
3.2.3.4. Chính sách hỗ trợ
Căn cứ Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004; Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ; Quyết định số 19/2009/QĐ-UBND
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
29/10/2009 của UBND tỉnh Tuyên Quang về việc ban hành Quy định chính sách hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, mục đích phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Chính sách hỗ trợ tại 2 dự án được thực hiện theo nguyên tắc sau:
- Hỗ trợ di chuyển đối với trường hợp thu hồi đất ở.
+ Hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở được hỗ trợ: Hỗ trợ di chuyển trong phạm vi nội tỉnh = 4.000.000 đ/ 1hộ.
Các hộ gia đình trong khu vực giải phóng mặt bằng đều tự di chuyện trong địa bàn thôn, xã nơi thu hồi đất. Đối với dự án 1 có 50 hộ phải di chuyển nhà ra khỏi khu vực lòng hồ thuỷ điện đều được hỗ trợ. Dự án 2 có 4 hộ di chuyển nhà.
- Hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ở
Hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất ở phải di chuyển chỗ ở mà tự lo được đất ở thì được hỗ trợ một khoản tiền bằng 20% giá trị quyền sử dụng đất của 01 (một) lô đất ở được bồi thường tại vị trí bị thu hồi (đối với địa bàn còn lại). Đối với dự án 1 có 50 hộ phải di chuyển nhà ra khỏi khu vực lòng hồ thuỷ điện đều được hỗ trợ. Dự án 2 có 4 hộ di chuyển nhà.
- Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất: Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp thì được hỗ trợ ổn định đời sống, cụ thể như sau:
+ Thu hồi từ 30% - 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng được hỗ trợ ổn định đời sống trong thời gian 06 (sáu) tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 24 (hai mươi bốn) tháng nếu phải di chuyển chỗ ở.
+ Thu hồi trên 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng được hỗ trợ ổn định đời sống trong thời gian 12 (mười hai) tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 36 (ba mươi sáu) tháng nếu phải di chuyển chỗ ở.
+ Mức hỗ trợ bằng tiền cho một nhân khẩu tương đương 30 (ba mươi) kg gạo tẻ (loại trung bình)/01 tháng, giá hỗ trợ được tính tại thời điểm thu hồi đất.
Dự án 1 có 255 hộ, 787 khẩu bị thu hồi đất trên 30% đất nông nghiệp được hỗ trợ, trong đó có 95 hộ, 394 khẩu có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi trên 70%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Dự án 2 do nâng cấp theo đường tuyến cũ nên không có hộ nào bị thu hồi diện tích đất >30% đất nông nghiệp đang sử dụng.
- Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp: Hỗ trợ bằng tiền với mức bằng 03 (ba) lần giá đất nông nghiệp đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi; diện tích được hỗ trợ không vượt quá hạn mức 01 (một) ha đối với đất trồng cây hàng năm và đất nuôi trồng thủy sản, 05 (năm) ha đối với đất trồng cây lâu năm; 10 (mười) ha đối với đất trồng rừng sản xuất. Từ khi có Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 ban hành, chính sách hỗ trợ này đã thay đổi cuộc sống của người trực tiếp sản xuất nông nghiệp các hộ gia đình có nguồn kinh phí để chuyển đổi nghề nghiệp phù hợp.
- Hỗ trợ khác.
+ Hỗ trợ hộ nghèo: Đối với hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi từ 30% diện tích đất, có mức sống thuộc diện hộ nghèo. Mức hỗ trợ: 17.500.000 đồng/01hộ đối với hộ phải di chuyển chỗ ở đến nơi ở mới; 10.000.000 đồng/01hộ đối với hộ bị thu hồi đất nhưng không phải di chuyển chỗ ở. Dự án 1 có 255 hộ nghèo, trong đó hộ nghèo bị thu hồi đất trên 30% được hỗ trợ để thoát nghèo là 104 hộ. Dự án 2 không có hộ nghèo nào được hỗ trợ.
+ Hỗ trợ mua sắm công cụ lao động cho những lao động phải chuyển đổi nghề nghiệp. Mức hỗ trợ 3.000.000 đồng/01 lao động và chỉ được hỗ trợ một lần. Dự án 1 có 531 khẩu trong độ tuổi lao động được hỗ trợ. Dự án 2 không có khẩu nào được hỗ trợ do các hộ bị thu hồi đất ít, chưa đạt tỷ lệ % thu hồi.
+ Thưởng di chuyển đúng kế hoạch: Các hộ gia đình bị thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở đến nơi ở mới được thưởng di chuyển 5.000.000 đồng/01hộ, Đối với dự án 1 có 50 hộ phải di chuyển nhà ra khỏi khu vực lòng hồ thuỷ điện đều được hỗ trợ. Dự án 2 có 4 hộ di chuyển nhà được hỗ trợ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 3.9. Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ trong bồi thƣờng, GPMB ở 2 dự án TT Hạng mục ĐVT Số lƣợng Thời gian Đơn giá (đ/ĐVT) Thành tiền (1000đồng) I Dự án 1 72.889.049,8 1 Hỗ trợ di chuyển nội tỉnh hộ 50 4.000.000 200.000,0 2 Hỗ trợ thuê nhà (6 tháng) hộ 50 6 300.000 90.000,0
3 Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp Tính theo diện tích từng loại đất
và giá từng loại 66.808.749,8 4 Hỗ trợ ổn định đời sống Khẩu 784 Tính theo tỷ lệ % đất thu hồi 2.764.800,0 5 Hỗ trợ hộ nghèo Hộ 104 hộ phải di chuyển và
không phải di chuyển 1.182.500,0 6 Hỗ trợ công cụ lao động Khẩu 531 3.000.000 1.593.000,0 7 Thưởng di chuyển đúng tiến độ Hộ 50 5.000.000 250.000,0
II Dự án 2 2.589.266,6
1 Hỗ trợ di chuyển nội tỉnh hộ 4 4.000.000 16.000,0
2 Hỗ trợ thuê nhà (6 tháng) hộ 4 6 300.000 7.400,0
3 Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp Tính theo diện tích từng loại đất
và giá từng loại 2.545.866,6
4 Hỗ trợ ổn định đời sống 0,0
5 Hỗ trợ hộ nghèo 0,0
6 Hỗ trợ công cụ lao động 0,0
7 Thưởng di chuyển đúng tiến độ hộ 4 5.000.000 20.000,0
(Nguồn số liệu Ban Bồi thường GPMB huyện Chiêm Hóa) 3.2.3.5. Thực hiện chính sách tái định cư
Quy mô dự án tuy lớn phải di chuyển 50 hộ theo dự án 1, 4 hộ theo dự án 2, nhưng với đặc thù khu vực dự án chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số đã sinh sống
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
lâu đời trên địa bàn nên quỹ đất của mỗi hộ gia đình sau thu hồi lớn nên các hộ chủ yếu là di chuyển chỗ ở tại chỗ, không cần bố trí tái định cư. Đây là một thuận lợi cho dự án bởi các khu tái định cư hiện nay khi xác định giá trị giao đất có thu tiền cho các hộ dân thuộc đối tượng bố trí tái định cư thì giá tiền thường lớn hơn giá trị đất được bồi thường. Điều này dẫn tới một số hộ không đủ tiền để nhận đất tái định cư dẫn đến cuộc sống của người có đất bị thu hồi gặp rất nhiều khó khăn với một số dự án trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang như hiện nay.
Bảng 3.10. Tổng hợp kinh phí bồi thƣờng, hỗ trợ của 02 dự án nghiên cứu
Đơn vị tính: 1.000 đồng T T Chỉ tiêu Tổng cộng Bồi thƣờng hỗ trợ về đất Bồi thƣờng hoa mầu, VKT, di chuyển mồ mả Hỗ trợ I Dự án 1 105.754.403,5 18.902.602,8 13.962.750,9 72.889.049,8 Hộ gia đình, cá nhân 105.754.403,5 18.902.602,8 13.962.750,9 72.889.049,8 II Dự án 2 5.883.377,0 1.987.994,0 1.306.116,0 2.589.266,6 Hộ gia đình, cá nhân 5.883.377,0 1.987.994,0 1.306.116,0 2.589.266,6
(Nguồn số liệu Ban Bồi thường GPMB huyện Chiêm Hóa)
* Đánh giá chung.
Qua nghiên cứu việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại 2 dự án cho thấy:
- Ƣu điểm:
Về trình tự thực hiện, các bước tiến hành và nội dung phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của cả 2 dự án được thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004; Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ; Quy định của UBND tỉnh về bộ đơn giá chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Hội đồng bồi thường đã thực hiện nghiêm túc việc phân loại nguồn gốc, áp mức bồi thường đảm bảo đúng đối tượng, đúng chính sách. Vận dụng linh hoạt chính sách trong áp giá, áp mức bồi thường và xét duyệt đối tượng thuộc diện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho 546 hộ dân của dự án 1 và 407 hộ dân của dự án 2.
Việc áp giá bồi thường được thực hiện thống nhất trong các dự án về loại đất theo khu vực, vị trí; loại công trình, các loại cây trồng, vật nuôi theo đúng quy định của UBND tỉnh.
Việc chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định. Đại bộ phận nhân dân hiểu và thực hiện tốt nghĩa vụ của mình trong phối hợp với các cơ quan chức năng kê khai nguồn gốc sử dụng đất, đo đạc, kiểm đếm tài sản, công trình vật kiến trúc, cây trồng vật nuôi trên đất, nhận đất tái định cư, nhận tiền bồi thường, hỗ trợ và bàn giao mặt bằng đúng tiến độ, không có trường hợp nào phải cưỡng chế.
- Nhƣợc điểm.
Bộ đơn giá bồi thường các loại đất còn thấp, nhất là đất ở nông thôn chưa sát, chưa phù hợp với giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường và nhiều địa phương khác. Nguyên nhân chính do lực lượng cán bộ chuyên môn xây dựng giá đất vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về chuyên môn, nghiệp vụ và công tác xây dựng giá đất hiện nay chưa được thực hiện nghiêm túc và chưa sát với thực tế.
Bộ đơn giá về công trình, vật kiến trúc, cây trồng vật nuôi được xây dựng rất chi tiết, cụ thể tuy nhiên vấn đề giá cả biến động lớn trong thời gian ngắn mà việc áp dụng chính sách giá bồi thường được thực hiện trong nhiều năm mà không có sự điều chỉnh cũng là vấn đề khó khăn trong tổ chức thực hiện và chưa phù hợp với quy định.
3.3. Tác động của việc thực hiện chính sách bồi thƣờng giải phóng mặt bằng đến đời sống, việc làm và hậu sinh kế của ngƣời bị thu hồi đất
3.3.1. Kết quả điều tra hộ dân về mức độ thu hồi đất của các hộ gia đình tại 2 dự án dự án
Kết quả phỏng vấn 120 hộ dân bị thu hồi đất để thực hiện dự án Nhà máy thuỷ điện Chiêm Hoá và dự án Đường Chiêm Hoá - Trung Hoà - Nhân Lý được trình bầy qua bảng 3.11
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 3.11. Kết quả điều tra các hộ dân về mức độ thu hồi đất của hộ gia đình trong thực hiện 2 dự án
TT Chỉ tiêu ĐVT Dự án 1 Dự án 2
Số hộ Tỷ lệ Số hộ Tỷ lệ
1
Số hộ đƣợc điều tra, trong
đó: hộ 80 100 40 100
Bị thu hồi hết nông nghiệp hộ 3 3,7 0 0 Bị thu hồi trên 70% đất nông
nghiệp hộ 18 22,5 0 0
Bị thu hồi từ 30% - 70% đất
nông nghiệp hộ 29 36,3 0 0 Bị thu hồi dưới 30% đất nông
nghiệp hộ 30 37,5 100
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra các hộ, 2014)
80 hộ Nhà máy thuỷ điện Chiêm Hoá
hộ bị thu hồi chủ yếu là từ 30% đến trên 70% và số hộ bị mất gần hết hoặc toàn bộ đất canh tác tại dự án này chiếm từ 60% đến 70%. Như vậy sẽ ảnh hưởng và tác động rất lớn đến nghề nghiệp, sinh kế của người dân vì trên 90% các hộ dân sống dựa vào đất sản xuất nông nghiệp. Tại dự án đường Chiêm Hoá - Trung Hoà - Nhân Lý các hộ bị thu hồi ít đất nông nghiệp chưa đạt tỷ lệ tới 30% diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi, do vậy không tác động lớn tới sinh kế của người dân.
* Phương thức sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ của các hộ dân ở 2 dự án
Cả 2 dự án thể hiện hầu hết các hộ chú trọng đến việc gửi tiền tiết kiệm, mua lại đất để sản xuất, xây dựng, sửa chữa nhà cửa, mua sắm đồ đạc, mà chưa quan tâm đến một số vấn đề như học nghề, chuyển đổi nghề nghiệp, chuyển đổi sản xuất.
công trình Nhà máy thuỷ điện Chiêm Hoá vào gửi tiết kiệm năm đầu 80-90% số tiền được bồi thường do đa phần các hộ đều là những dân tộc thiểu số chưa chuẩn bị sẵn phương án chuyển đổi nghề nghiệp phù hợp, sau 5-7 tháng sau các hộ gia đình bắt đầu tập trung rút tiền để
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
thuyền máy để tận dụng lòng hồ ngập chuyển đổi nghề nghiệp sang đánh bắt thuỷ sản sẵn có của hồ thuỷ điện Chiêm Hoá. Theo báo cáo của UBND xã Hùng Mỹ, xã Yên Lập đến hết năm 2013 có 255 phương tiện thuyền máy, cole của nhân dân đầu tư để đánh bắt thuỷ sản trên lòng hồ...
Bảng 3.12. Phƣơng thức sử dụng tiền bồi thƣờng hỗ trợ của các hộ dân thuộc 2 dự án
STT Chỉ tiêu Dự án 1 Dự án 2 Tổng số (hộ) Tỷ lệ % Tổng số (hộ) Tỷ lệ % 1 - Mua đất, thuê lại đất để tiếp tục
sản xuất NN: 14 17,5 0 0,0 2 - Đầu tư sản xuất kinh doanh dịch
vụ phi NN; 21 26,2 8 20,0 3 - Gửi tiết kiệm: 30 37,5 0 0,0 4 - Xây dựng sửa chữa nhà cửa: 25 31,2 11 27,5 5 - Mua sắm tài sản, máy móc: 25 31,2 15 37,5 6 - Học nghề, cho con học nghề: 16 20,0 6 15,0
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ, 2014)
Tại dự án Đường Chiêm Hoá - Trung Hoà - Nhân Lý, bình quân tiền bồi thường của mỗi hộ thấp so với dự án Nhà máy thuỷ điện Chiêm Hoá nên phương thức sử dụng tiền bồi thường ít mục đích hơn. Số hộ đầu tư vào mua sắm tài sản gia đình, máy móc phục vụ sản xuất, kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp nhiều hơn (60%), việc sử dụng tiền bồi thường hỗ trợ của các hộ nhìn chung là hợp lý.
3.3.2 hậu
Qua số liệu bảng 3.13 cho thấy, đời sống, thu nhập của dân cư trong địa bàn điều tra tuy không cao nhưng ổn định. Nhìn chung thu nhập bình quân của người dân ở dự án xây dựng công trình sau thu hồi cao hơn trước thu hồi. Dự án Nhà máy thuỷ điện Chiêm Hoá có tỷ lệ tăng mức thu nhập cao 130%, thu nhập bình quân đầu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
người/năm từ 5.636.785 đồng lên 7.235.446 đồng/năm. Dự án Đường Chiêm Hoá - Trung Hoà - Nhân Lý có tỷ lệ tăng mức thu nhập không cao do các hộ ít bị ảnh hưởng đến thu nhập, tỷ lệ 119%, thu nhập bình quân đầu người/năm từ 6.076.131 đồng lên 7.213.333 đồng.
Bảng 3.13. Thu nhập bình quân của hộ dân trƣớc và sau khi dự án thu hồi đất
Đơn vị tính: đồng
Stt Thu nhập Trƣớc thu
hồi đất
Sau thu hồi đất 2 năm
Tỷ lệ % tăng so với trƣớc
thu hồi
I Dự án 1
1 Thu nhập bình quân của
hộ/năm 24.368.135 30.960.000 130 2 Thu nhập bình quân đầu
người/năm 5.636.785 7.235.446 130 3 Thu nhập bình quân đầu
người/tháng 469.740 602.954 130
II Dự án 2
1 Thu nhập bình quân của
hộ/năm 24.900.000 29.555.000 119 2 Thu nhập bình quân đầu
người/năm 6.076.131 7.213.333 119 3 Thu nhập bình quân đầu
người/tháng 506.344 601.111 119
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ, 2014)
Qua kết quả điều tra tại bảng 3.14 cho thấy: mặc dù diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị thu hồi lớn đối với dự án Nhà máy thuỷ điện Chiêm Hoá, song có tới 65,0% số hộ có thu nhập cao hơn trước khi thu hồi; 23,8% số hộ cho rằng có thu nhập không