, tỉnh Tuyên Quang
3.3.6. Tình hình việc làm của người dân và phục hồi thu nhập sau khi thu hồi đất
Do yêu cầu phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, việc xây dựng các công trình nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ ... nhằm đáp ứng các nhu cầu phát triển của tỉnh Tuyên Quang là một thực tế khách quan.
Trước khi bị thu hồi đất, phần lớn người dân đều có cuộc sống ổn định vì họ có đất sản xuất, có tư liệu sản xuất mà đất sản xuất, tư liệu sản xuất đó được để thừa kế từ thế hệ này cho các thế hệ sau. Sau khi bị thu hồi đất, đặc biệt là những hộ nông dân bị thu hồi hết đất sản xuất, điều kiện sống và sản xuất của họ bị thay đổi hoàn toàn. Mặc dù nông dân được giải quyết bồi thường bằng tiền, song họ vẫn chưa định hướng ngay được những ngành nghề hợp lý để có thể ổn định được cuộc sống.
Lao động và việc làm là hai yếu tố quyết định đến thu nhập của người dân. Như đã nói ở trên, do không còn đủ quỹ đất dự trữ để bồi thường, nên khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án thì phương thức duy nhất được thực hiện là bồi thường bằng tiền và việc hỗ trợ cũng như vậy. Cùng với quá trình chuyển đổi đất đai sang phát triển công nghiệp việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi đã có những tác động rất rõ rệt đến vấn đề lao động, việc làm của người dân. Cụ thể tại 02 dự án đã tác động đến một số chỉ tiêu:
Kết quả điều tra về lao động, việc làm của 80 hộ dân bị thu hồi đất để thực hiện dự án Nhà máy thuỷ điện Chiêm Hoá cho thấy: Tổng số người trong độ tuổi lao động tham gia hoạt động kinh tế (nam từ 15 đến 60 tuổi, nữ từ 15 đến 55) trước thu hồi là 266 người, bình quân 3,3 người/hộ và sau thu hồi là 272 người, trong đó lao động trong độ tuổi trên 35 chiếm khá nhiều (37,93%) là nhóm người thường có trách nhiệm tạo thu nhập chính cho gia đình. Đây là nhóm người bị ảnh hưởng nhiều nhất về vấn đề việc làm, thu nhập thấp hoặc không có thu nhập. Ở độ tuổi của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
họ vấn đề học và chuyển đổi nghề mới không dễ dàng. Đây là một bài toán khó, một thách thức lớn đối với phát triển kinh tế của huyện Chiêm Hoá.
Tỷ lệ trước khi thu hồi và sau khi thu hồi 2 năm của dự án Nhà máy thuỷ điện Chiêm Hoá tăng không đáng kể, các tỷ lệ này lần lượt từ 2,7%; 3,90%; 5,02% cụ thể được trình bày qua Bảng 3.18.
Bảng 3.18. Tình hình lao động và việc làm của các hộ dân bị thu hồi đất thuộc 2 Dự án
Chỉ tiêu điều tra
Trƣớc khi thu hồi đất
Sau thu hồi đất 2 năm Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) I . Dự án 1 1. Số hộ điều tra 80 80 2. Số nhân khẩu 342 354
3. Số ngƣời trong độ tuổi lao động 266 100,00 272 100,00
+ Lao động nông nghiệp tại địa
phương 255 95,9 231 84,9
+ Lao động làm trong các doanh
nghiệp trong tỉnh 0 0 5 1,9 + Cán bộ nhà nước 1 0.3 7 2,6 + Buôn bán nhỏ, dịch vụ 10 3,8 29 10,6 + Làm nghề khác 0 0 0 0 II . Dự án 2 1. Số hộ điều tra 40 40 2. Số nhân khẩu 162 167
3. Số ngƣời trong độ tuổi lao động 126 100,00 136 100,00
+ Lao động nông nghiệp tại địa
phương 119 94,5 114 83,9
+ Lao động làm trong các doanh
nghiệp trong tỉnh 0 0 4 2,9 + Cán bộ nhà nước 2 1,6 5 3,7 + Buôn bán nhỏ, dịch vụ 5 3,9 13 9,5
+ Làm nghề khác 0 0 0 0
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Qua bảng 3.18 ta thấy có sử dịch chuyển trong cơ cấu lao động của 2 dự án, chủ yếu dịch chuyển từ lao động nông nghiệp phổ thông tại địa phương, sau khi nhận tiền bồi thường các hộ gia đình đã nhận thức lại, điều chỉnh nghề nghiệp trong gia đình chủ yếu sang buôn bán, dịch vụ và làm cán bộ công chức nhà nước.
Bảng 3.19. Tình trạng việc làm của số ngƣời trong độ tuổi lao động trƣớc và sau khi thu hồi đất tại 02 Dự án
Chỉ tiêu điều tra
Trƣớc khi thu hồi đất
Sau thu hồi đất 1 năm
Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%)
I. Dự án Nhà máy thuỷ điện
Chiêm Hoá 266 100,0 272 100,0
1. Đủ việc làm 250 93,9 238 87,5 2. Thiếu việc làm 10 3,8 24 8,8 3. Không có việc làm 6 2,3 10 3,7
II. Dự án đƣờng Chiêm Hoá -
Trung Hoà - Nhân Lý 126 100,0 136 100,0
1. Đủ việc làm 120 95,3 125 91,9 2. Thiếu việc làm 5 3,9 6 4,4 3. Không có việc làm 1 0,8 5 3,7
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ, 2014)
Tình trạng việc làm của những người trong độ tuổi lao động trước và sau khi thu hồi đất (Bảng 3.19) cho thấy số người đủ việc làm giảm đi khá nhiều. Trước khi thu hồi đất, số người đủ việc làm chiếm rất lớn đối với dự án Nhà máy thuỷ điện Chiêm Hoá (93,9%), Dự án Đường Chiêm Hoá - Trung Hoà - Nhân Lý (95,3%) số người thiếu việc làm Dự án 1 chỉ chiếm có 2,3%, Dự án 2 (0,8%). Sau khi thu hồi đất 2 năm các tỷ lệ này tăng, giảm rõ rệt Dự án 1 lần lượt là 87,5%; 8,8%; 3,7%, Dự án 2 là 91,9%; 4,4%; 3,7%.
* Đánh giá các hạn chế đối với xây dựng và thực hiện chương trình phục hồi thu nhập khi có thu hồi đất.
Hiện nay đền bù và hỗ trợ chủ yếu được chi trả bằng tiền mặt, nhưng việc hướng dẫn các hộ gia đình sử dụng khoản tiền đền bù, hỗ trợ sao cho có hiệu quả và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
bền vững chưa được các cơ quan thực hiện đền bù, hỗ trợ, tái định cư quan tâm đúng mức.
Các hỗ trợ cho các hộ gia đình sau khi tái định cư như hỗ trợ giống cây trồng, giống vật nuôi, các hỗ trợ khuyến nông, khuyến lâm, thú y, hỗ trợ để tạo lập nghề tại khu tái định cư ... thường không thực hiện.
Do không thu thập và phân tích số liệu kinh tế - xã hội của cộng đồng bị ảnh hưởng, hội đồng đền bù huyện không nắm được cụ thể mức độ ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến sinh kế và thu nhập của các hộ bị ảnh hưởng. Vì thế ngoài hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp được áp dụng cho các hộ có đất nông nghiệp bị ảnh hưởng, phương án đền bù, hỗ trợ, tái định cư do hội đồng đền bù huyện xây dựng không có các hỗ trợ phục hồi thu nhập nào khác.
Do không có báo cáo của cấp huyện về mức độ ảnh hưởng bởi việc thu hồi đất đến sinh kế và thu nhập của các hộ gia đình, Chủ tịch UBND tỉnh không có thông tin để quyết định các biện pháp hỗ trợ bổ sung để bảo đảm ổn định đời sống và sản xuất cho các hộ gia đình bị thu hồi đất theo như quy định tại các nghị định về đền bù, hỗ trợ, tái định cư của Chính phủ.
Do không có các báo cáo giám sát và đánh giá việc thực hiện đền bù, hỗ trợ, tái định cư nên các cơ quan thực hiện cũng như UBND tỉnh không có các thông tin về mức độ phục hồi thu nhập và phát triển sinh kế của các hộ gia đình bị ảnh hưởng nghiêm trọng, các hộ phải tái định cư và các hộ thuộc nhóm dễ bị tổn thương cũng như những khó khăn mà các hộ gia đình này gặp phải trong quá trình phục hồi thu nhập. Vì thế không có các hỗ trợ bổ sung nào được cung cấp cho các hộ gia đình này để họ có thể phục hồi thu nhập và phát triển sinh kế.
* Ý kiến định hƣớng phát triển của ngƣời dân và cán bộ, chính quyền địa phƣơng đến sinh kế của ngƣời dân.
Qua điều tra các hộ cho thấy:
Các hộ nằm trong vùng dự án bị thu hồi đất, nhất là các hộ bị thu hồi trên 30% đất nông nghiệp luôn có đề xuất với hỗ trợ ổn định đời sống. Nhà nước cần quan tâm cho đi đào tạo nghề trực tiếp mà phù hợp với địa phương đang cần.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Nên khôi phục và phát triền các nghề thủ công truyền thống, mở các lớp đào tạo ngắn hạn, khuyến nông miễn phí. Có chính sách cho vay vốn ưu đãi đối với các hộ bị thu hồi đất có nhu cầu để họ tự tạo việc làm phù hợp với hoàn cảnh từng hộ, tư vấn giới thiệu việc làm, có chính sách phát triển nghề truyền thống cụ thể qua kết quả điều tra số hộ tại 2 dự án.
Như vậy rõ ràng chính sách hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đã có tác động rất tích cực tới việc phát triển các công trình hạ tầng kỹ thuật - hạ tầng xã hội của địa phương nơi triển khai các dự án và góp phần nâng cao đời sống của nhân dân sở tại.
3.4. Đánh giá chung việc thực hiện các chính sách bồi thƣờng GPMB tại 2 dự án nghiên cứu trên địa bàn huyện Chiêm Hóa
3.4.1. Những thành công
Qua tìm hiểu và nghiên cứu đề tài, chúng tôi có một số nhận xét về công tác bồi thường GPMB ở địa bàn như sau:
Trong những năm gần đây chính sách bồi thường của Trung ương đã có nhiều điều chỉnh và thay đổi cho sát với thực tế tạo điều kiện cho tỉnh Tuyên Quang chủ động mở rộng theo chiều hướng có lợi cho người bị thu hồi đất nhưng vẫn bảo đảm tuân thủ đúng các quy định của pháp luật nên đã tạo được sự đồng thuận của đa số nhân dân.
Thực hiện việc công khai việc bồi thường GPMB: qua quá trình nghiên cứu nội dung thu hồi đất cuả 2 dự án điểm trên địa bàn huyện Chiêm Hóa chúng tôi nhận thấy.
Đây là 2 dự án lớn có tầm quan trọng trong quá trình CNH- HĐH và đô thị hoá của huyện Chiêm Hóa. Việc thực hiện các chính sách về bồi thường, hỗ trợ GPMB khi Nhà nước thu hồi đất về cơ bản đã thực hiện đúng theo Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ. Bên cạnh đó thể chế các chủ trương chính sách, ý kiến chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh cùng huyện Chiêm Hóa đã có nhiều văn bản hướng dẫn chỉ đạo mang tính quyết định trong quá trình xây dựng và phát triển các dự án trên địa bàn huyện. Các văn bản được ban hành trong thời gian này thể hiện sự đồng bộ, tập trung trong chỉ đạo và sát thực với thực tế tạo một bước phát triển mới trong công tác quản lý nhà nước về thu hồi và GPMB của tỉnh cũng như của huyện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Qua quá trình thực hiện các chính sách bồi thường, hỗ trợ GPMB của Hội đồng bồi thường cho thấy: quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất bị thu hồi được đảm bảo, quá trình thực hiện công tác bồi thường GPMB công khai minh bạch, công bằng dân chủ, thống nhất ý chí trong chỉ đạo của tỉnh cũng như của huyện, đã làm hạn chế việc khiếu nại, tố cáo của nhân dân đồng thời năng cao hiệu lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực quản lý đất đai.
3.4.2. Một số hạn chế
Bên cạnh đó trong quá trình thực hiện bồi thường, hỗ trợ GPMB Hội đồng bồi thường còn gặp một số khó khăn ,vướng mắc như:
- Về nhận thức tư tưởng và ý thức chấp hành pháp luật: nhận thức, tư tưởng và ý thức chấp hành chính sách pháp luật của người dân nói chung và người bị thu hồi đất chưa cao. Nhiều đối tượng khi đã được áp dụng đầy đủ các chính sách, đã được vận động thuyết phục nhưng vẫn cố tình chống đối, không chấp hành việc thu hồi đất cũng như phương án bồi thường thiệt hại. Mặt khác họ lại lôi kéo kích động nhân dân không chấp hành chính sách của Nhà nước, làm ảnh hưởng tới tiến độ bồi thường GPMB và thi công triển khai dự án.
Trình độ nhận thức của một số cán bộ trong các cơ quan nhà nước ở các cấp thực hiện công tác bồi thường GPMB còn nhiều điểm không thống nhất, gây nhiều khó khăn cho việc thực hiện bồi thường GPMB. Đặc biệt trong việc xác định các đối tượng và các điều kiện được bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
- Về đối tượng và điều kiện được bồi thường: do trình độ quản lý còn nhiều bất cập cùng với tinh thần thực hiện pháp luật của người dân chưa cao, chưa nghiêm dẫn đến gặp nhiều khó khăn trong việc xác định chính xác, công bằng các đối tượng được bồi thường và điều kiện được bồi thường thiệt hại.
- Về mức bồi thường thiệt hại:
* Đối với đất ở: mức giá quy định trong khung giá của tỉnh còn thấp và còn nhiều bất cập, chưa tương xứng với giá thực tế. Việc quản lý thị trường bất động sản còn lỏng lẻo nên người dân yêu cầu bồi thường thiệt hại với mức giá rất cao, đồng thời tập trung khiếu kiện để gây sức ép với Nhà nước trong quá trình thực hiện công tác bồi thường GPMB.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
* Đối với đất nông nghiệp: việc thu hồi đất hiện nay cho các dự án tập trung chủ yếu là đất nông nghiệp, phần lớn người dân sinh sống, sản xuất chủ yếu bằng nông nghiệp, không có ngành nghề hoặc thu nhập khác. Đa phần các địa phương không còn quỹ đất nông nghiệp để giao bù lại diện tích bị thu hồi.
* Đối với vật kiến trúc, hoa màu, vật nuôi: giá bồi thường thiệt hại đối với các tài sản trên đất là giá tương ứng mức thiệt hại thực tế, nghĩa là bị thu hồi đến đâu thì được bồi thường đến đó và được bồi thường hoàn toàn theo giá trị xây mới.
- Các chính sách hỗ trợ và tái định cư: Nhiều dự án đầu tư chưa quan tâm đến việc hỗ trợ và khôi phục cuộc sống cho người dân phải di chuyển nhà ở tới nơi ở mới, mà ở đó thu nhập của người dân bị gặp nhiều khó khăn.
Bên cạnh đó chính sách bồi thường thiệt hại của Nhà nước được áp dụng ở mỗi thời điểm khác nhau, không nhất quán, đặc biệt là giá bồi thường người được bồi thường sau thường được hưởng chế độ bồi thường cao hơn người trước, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến người dân cố tình trì hoãn, gây khó khăn trong công tác bồi thường GPMB.
3.4.3.1. Chỉnh sửa, bổ sung chính sách về công tác bồi thường, hỗ trợ và TĐC * Chính sách bồi thường, hỗ trợ về đất * Chính sách bồi thường, hỗ trợ về đất
Nội dung chính của phương án bồi thường, hỗ trợ là giá đất, mà giá đất bị chi phối bởi nhiều yếu tố: vị trí, hình thể, diện tích, tâm lí xã hội... và mỗi yếu tố này ảnh hưởng đến giá đất ở mức độ khác nhau. Sau khi đã xác định được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố, chúng ta sẽ xác định được giá bồi thường về đất. Có tính được như vậy thì giá đất phục vụ cho công tác bồi thường GPMB mới phản ánh được đầy đủ giá trị thực tiễn của từng lô đất, từng thửa đất.
* Bồi thường, hỗ trợ về tài sản trên đất bị thu hồi
Cần thường xuyên xác định lại đơn giá đền bù tài sản trên đất bị thu hồi sao cho sát với thị trường để tránh sự chênh lệch. Việc bồi thường, hỗ trợ về tài sản nên tính theo mức độ thiệt hại thực tế, được xem xét bằng giá trị xây dựng mới.
* Chính sách tái định cư
Thực hiện đẩy mạnh công tác xây dựng quỹ nhà, đất TĐC, xây dựng trước