Giải pháp về đào tạo nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập, ổn định cuộc

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và hậu sinh kế khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang (Trang 83)

, tỉnh Tuyên Quang

3.4.3.2. Giải pháp về đào tạo nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập, ổn định cuộc

cho người có đất bị thu hồi

- Căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất được xét duyệt để điều tra, lập kế hoạch đào tạo, chuyển đổi ngành nghề cho số lao động tại các khu vực sẽ bị thu hồi đất, đưa công tác đào tạo nghề đi trước một bước so với tiến độ thu hồi đất. Kế hoạch này phải được trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và triển khai trước khi ra quyết định thu hồi đất, hoặc chậm nhất cũng phải trình đồng thời với việc trình phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư nhằm cho người dân khi bị thu hồi đất có thể nhanh chóng có nghề để tìm được việc làm mới, ổn định cuộc sống.

- Do đặc thù của địa phương. Nhu cầu sử dụng lao động không lớn nên việc đào tạo, dạy nghề cho lao động mất việc làm gắn với hướng xuất khẩu lao động hoặc lao động tại các khu công nghiệp trong nước. Trước hết, cần chú trọng phát triển ưu tiên lao động có bằng cấp, lao động phổ thông đôi với những hộ bị thu hồi đất vào lao động tại công ty, nhà máy thuỷ điện Chiêm Hoá nhằm giúp người dân ổn định cuộc sống hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Để đảm bảo việc làm, ổn định đời sống cho những hộ bị thu hồi cần chuyển đổi nghề phải phù hợp theo những hình thức linh hoạt, sát với yêu cầu của thị trường lao động và phải phân ra từng loại hình cần đào tạo với những giải pháp khác nhau:

+ Đối với lao động trẻ tuổi của các hộ bị thu hồi đất nông nghiệp là những người được đào tạo chuyển đổi nghề. Nhà nước cần có quy định cụ thể về trách nhiệm của các doanh nghiệp có sử dụng đất chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong việc tuyển dụng, sử dụng lao động của các hộ bị thu hồi đất nông nghiệp. Nên dùng một phần tiền đền bù để đào tạo nghề bắt buộc, có chính sách ưu tiên xuất khẩu lao động kỹ thuật đối với lao động trẻ qua đào đạo chuyển đổi nghề.

+ Đối với lao động trẻ của các hộ bị thu hồi đất nông nghiệp chưa có việc làm, chưa qua đào tạo: loại lao động này chiếm tỷ lệ cao trong lực lượng lao động trẻ, bao gồm đa số những người chỉ làm nông nghiệp, khả năng cạnh tranh và hội nhập thị trường lao động rất kém. Do đó cần phải hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề phù hợp, hỗ trợ họ tiếp cận hệ thống tín dụng của địa phương để phát triển kinh tế gia đình, kinh doanh cá thể, tiểu thương, phát triên đánh bắt, nuôi trông thuỷ sản trên khu vực lòng hồ thuỷ điện...

Vì vậy nên phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống, mở rộng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống cho dân để tạo việc làm trong lĩnh vực này; có chính sách cho vay vốn ưu đãi, miễn, giảm thuế với người lao động lớn tuổi, lao động trình độ học vấn thấp để họ tự tạo việc làm trong lĩnh vực dịch vụ đời sống, thương mại; có chính sách khuyến khích họ tham gia tích cực vào các lớp khuyến nông, ứng dụng công nghệ mới. Để làm được điều này địa phương cần kết hợp với Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội chiến binh mở các lớp đào tạo ngắn hạn, khuyến nông miễn phí.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và hậu sinh kế khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)