3. Ý nghĩa của đề tài
3.5. Phục hồi, cải tạo môi trƣờng do khai thác khoáng sản
3.5.1. Mục tiêu phục hồi, cải tạo môi trường
-Tạo cảnh quan khai trƣờng phù hợp với cảnh quan chung của khu vực và đảm bảo phát triển bền vững.
- Giảm xói mòn, rửa trôi, hạn chế sự biến động lớn về địa hình, sinh thái. - Phát triển kinh tế và tăng cƣờng hiệu quả trong công tác khai thác khoáng sản.
- Tạo cơ sở khoa học trong việc lập luận cho công tác đầu tƣ chi phí BVMT ở các mỏ và đề xuất cơ chế áp dụng, quản lý khai thác khoáng sản.
3.5.2. Nguyên tắc phục hồi môi trường
Khi phục hồi môi trƣờng ở các mỏ tuân theo một số nguyên tắc chung sau: - Ngƣời gây suy thoái môi trƣờng phải có trách nhiệm phục hồi môi trƣờng. - Phƣơng án phục hồi, cải tạo môi trƣờng phải đƣợc đề cập ngay khi nghiên cứu thiết kế khai thác mỏ.
- Quá trình phục hồi, cải tạo phải đảm bảo phát triển bền vững, không làm ảnh hƣởng đến quá trình sản xuất và đảm bảo môi trƣờng cảnh quan của khu vực, cải tạo môi trƣờng phải tiến hành đồng bộ cùng quá trình khai thác, không ảnh hƣởng đến việc khai thác tiếp theo và phù hợp với đặc thù công nghệ, điều kiện, hoàn cảnh kinh tế của từng mỏ, phù hợp với đặc thù sinh thái và cảnh quan khu vực.
3.5.3. Các nội dung phục hồi, cải tạo môi trường
3.5.3.1. Đối với các công trường đang khai thác
- Đối với các khai trƣờng đang khai thác theo hình thức cuốn chiếu thì khai thác đến đâu cần tiến hành phục hồi, cải tạo môi trƣờng đến đó.
- Phục hồi, cải tạo các moong khai thác và các bãi thải.
Đối với các moong khai thác sâu tạo thành các hố, hầm cần đƣợc tiến hành san lấp ngay sau khi khai thác xong và hoàn lại coste cao phù hợp với coste cao mặt bằng chung của địa hình mỏ.
Các giải pháp cần áp dụng đối với các khai trƣờng này là: - Chống xói mòn trên bề mặt khai trƣờng.
- Hình thành thảm thực vật trên khai trƣờng và bãi thải. - Chống xói mòn, sạt lở đất tại bãi thải.
3.5.3.2. Đối với các khai trường đã ngừng khai thác
Mục tiêu lâu dài và cơ bản trong quá trình phục hồi là cải tạo môi trƣờng khu vực phục vụ cho mục đích sử dụng lâu dài sau khai thác, có thể một trong ba bƣớc sau:
- Phục hồi hệ sinh thái giống (tƣơng tự) hệ sinh thái ban đầu. - Tạo hệ sinh thái gần giống với hệ sinh thái ban đầu.
- Cải tạo khu vực để phục vụ cho mục đích có lợi cho ngƣời dân. Các giai đoạn của quá trình phục hồi nhƣ sau:
3.5.3.3. Công tác chuẩn bị
- Xử lý các loại chất thải công nghiệp và sinh hoạt còn tồn lƣu tại khu vực khai trƣờng sau quá trình khai thác.
- Thống nhất về các công trình bàn giao để địa phƣơng quản lý và sử dụng. Tháo dỡ di chuyển các thiết bị và công trình không cần thiết ra khỏi khu vực cần cải tạo môi trƣờng.
- Xây dựng phƣơng án san lấp (hoặc rào chắn) các hầm, hố, hào, rãnh đề phòng tai nạn cho ngƣời và súc vật.
3.5.3.4. Công tác khôi phục cải tạo địa hình cảnh quan
a./. Hình thành địa hình
Hình thành địa hình là sự tái lập địa hình đã bị thay đổi do khai thác, ổn định cấu trúc địa tầng, chủ yếu bao gồm các hoạt động vận chuyển, san lấp đổ ủi đất đá. Giải pháp hợp lý và tiết kiệm nhất là hoàn thổ đồng thời với hoạt động khai thác.
Địa hình mới sẽ đƣợc xây dựng gần giống với địa hình tự nhiên của khu vực, nhƣng thấp hơn địa hình nguyên thủy do có lớp quặng đã bị bóc đi. Nhiều khi không thể phục hồi giống hệt địa hình nguyên thủy, nhất là khu vực có nhiều đồi núi với độ dốc lớn, quá trình xói mòn mạnh và sự ổn định do độ dốc cao cản trở việc hình thành thảm thực vật trên bề mặt. Các yếu tố quan trọng trong quá trình hình thành địa hình là: Độ dốc và hình dáng sƣờn dốc. b./. Phục hồi lớp đất mặt
Đây là công đọan quan trọng nhất đối với sự phát triển của thảm thực vật. Thƣờng thì lớp đất bề mặt đƣợc bóc đi để khai thác, đƣợc lƣu trữ chờ để trả lại khai trƣờng sau khi phục hồi lại địa hình, nếu phục hồi song song với khai thác thì đất bề mặt ở khai trƣờng mới sẽ đƣợc đem lấp vào khai trƣờng cũ sau khi đã phục hồi địa hình. Nguyên tắc chung đối với quản lý lớp đất mặt hai lần là: Lớp bóc đầu khoảng 5cm, và sau đó bóc khoảng 35cm tiếp theo. Hai lớp bóc này để lƣu giữ ở hai nơi riêng biệt và đƣợc trả lại mặt địa hình theo đúng thứ tự. Hình thành lớp đất mặt không phải là tạo lại hệ sinh thái nguyên sinh, thí dụ chỉ để xây dựng khu du lịch hay làm hồ ao thì bƣớc này sẽ không cần thiết.
Sau khi san lấp và hình thành địa hình, cần cung cấp một môi trƣờng thuận tiện cho sự nảy mầm cũng nhƣ cung cấp cây giống. Lớp đất mặt mới đƣợc bóc lên từ các khai trƣờng hoặc bãi thải đang hình thành là vật liệu lý tƣởng vì nó sẽ chứa đầy đủ các hạt cây, mầm cây và các bộ phận sinh sản khác của các loài đặc chủng ở ngay tại khu vực đó.
c./. Cải tạo chống xói mòn rửa trôi
Sau khi hình thành địa hình và trả lại lớp đất mặt thƣờng dễ bị xói mòn và rửa trôi hoặc bị nén xuống do hoạt động của các xe cơ giới trong quá trình khai thác, san ủi, rải lớp đất mặt. Các biện pháp thƣờng đƣợc sử dụng để chống xói mòn bao gồm:
- Chống xói mòn do nƣớc: Đào mƣơng, đắp bờ, cày sâu hoặc tạo địa hình hợp lý.
- Giảm lƣợng nƣớc chảy vào khu vực phục hồi: Sử dụng các mƣơng thoát nƣớc hoặc các bờ ngăn nƣớc có thể làm giảm lƣợng nƣớc chảy vào khu vực phục hồi một cách có hiệu quả. Các kênh mƣơng thiết kế sao cho giảm thiểu sự rửa trôi trong lòng các kênh mƣơng và có độ dốc phù hợp. Mặt cắt ngang của các mƣơng này nên là hình thang hoặc hình pazabol lõm, tránh các mặt cắt hình vuông hoặc tam giác. Hai bên bờ kênh thoát nƣớc nên trồng cỏ, cây dạng bụi hoặc sử dụng các vật liệu lót lòng kênh nhƣ bê tông, nhựa, tấm cao su, …. để ngăn chặn xói mòn gây rửa trôi lớp đất lòng mƣơng. Dƣới đây là hình ảnh minh họa về mặt cắt rãnh thoát nƣớc hình 3.4:
Mặt cắt hình vuông (chữ nhật) Không nên
Mặt cắt hình thang (parabol) Nên
Hình 3.4. Mặt cắt rãnh thoát nƣớc
- Tăng cƣờng độ thấm: Đất bị nén bởi hoạt động của xe cơ giới, cách giảm lƣợng nƣớc chảy bề mặt là cày sâu dọc theo đƣờng đồng mức.
- Quản lý nƣớc chảy ra khỏi khu vực: Nƣớc chảy ra khỏi khu vực phục hồi đƣợc tập trung tạo thành dòng chảy thải ra ngoài môi trƣờng khu vực khai
trƣờng, cần phải có biện pháp tránh gây ô nhiễm bởi độ đục cao và gây xói mòn tại điểm thải hoặc nơi tiếp nhận nguồn nƣớc. Biện pháp thƣờng dùng là xây dựng ao lắng, thƣờng xuyên lạo vét.
- Chống xói mòn do gió:
Xói mòn do gió thƣờng xảy ra trong khu vực có đất hoàn thổ, làm mất đi cấu trúc bề mặt, gây ô nhiễm bụi ở những nơi cuối hƣớng gió, điều này đặc biệt quan trọng đối với những nơi gần khu dân cƣ hay đƣờng xá. Về lâu dài thì thảm thực vật sẽ là tác nhân chống xói mòn do gió tốt nhất, trong khi chờ sự phục hồi của thảm thực vật nên áp dụng các biện pháp sau:
+ Che phủ bằng các vật liệu thực vật. + Làm ẩm bằng nƣớc tƣới.
+ Trồng cây chắn gió. d./. Hình thành thảm thực vật
Sự hình thành và phát triển của thảm thực vật phụ thuộc vào một số yếu tố nhƣ chất dinh dƣỡng, có độ xốp, độ ẩm hay các yếu tố tự nhiên khác để cây cỏ có thể mọc, tồn tại và phát triển đƣợc. Thƣờng thì sau khi khai thác và hoàn thổ, môi trƣờng đất mới có thể bị nén, bị giảm màu mỡ hoặc có thể bị ô nhiễm bởi các vật liệu lấy lên từ lòng đất. Để khắc phục, có thể sử dụng các biện pháp làm tơi đất, bón phân. Nếu áp dụng phƣơng pháp sử dụng hai lớp đất mặt thì hệ sinh thái tự nhiên sẽ đƣợc phục hồi nhanh chóng.
e./. Phục hồi bãi thải đất đá
Hoạt động khai thác nhất là đối với khai thác lộ thiên thƣờng có lƣợng đất đá thải rất lớn. Việc đổ thải đất đá và phục hồi sinh thái đối với bãi thải cũng cần phải đƣợc tính đến trong kế hoạch phục hồi. Để BVMT nên trả lại lƣợng đất đá cho khai trƣờng nơi đất đá đƣợc đào lên, tuy nhiên điều này rất khó thực hiện và thông thƣờng đối với những hoạt động khai thác mỏ, đất đá thải phải đƣợc đổ vào nơi quy định.
3.5.3.5. Cải tạo diện tích mặt nước và hệ thống thủy văn tại khu vực
- Khơi thông các dòng chảy địa phƣơng phù hợp với địa hình khai thác mỏ.
- Thống nhất và quy hoạch diện tích tích tụ nƣớc mới nhƣ các moong khai thác, đê bãi thải để có thể sử dụng các diện tích này vào các mục đích khác nhau nhƣ làm ao thả cá, hồ chứa nƣớc,... mà không cần phải san gạt, trả lại mặt bằng địa hình ban đầu.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thu đƣợc, tôi đi đến một số kết luận sau: 1. Hiện trạng khai thác mỏ đang gây ra nhiều tác động tới môi trƣờng khu vực:
- Ô nhiễm môi trƣờng đất:
+ Hoạt động khai thác khoáng sản đã ảnh hƣởng lớn đến tính chất lý hóa của đất đặc biệt là độ pH đất. pH đất ở các khu vực này có tính từ chua nhẹ đến hơi kiềm, pH thay đổi từ pH = 4,9 đến 7,1.
+ 8 trong 9 mẫu đất lấy tại các khu vực nghiên cứu bị ô nhiễm KLN. Mức độ ô nhiễm khác nhau theo từng khu vực. Trong số các khu vực nghiên cứu, bị ô nhiễm nặng nhất là ruộng lúa phía Đông khu vực Thác Lạc I (MD1), khu vực này bị ô nhiễm 5 KLN (Pb, Cd, As, Zn và Cu), tiếp đến là khu vực Đông Chỏm Vung (MD2) bị ô nhiễm 3 KLN (Pb, As và Cu) nhƣng mức độ nhẹ hơn. Khu vực còn lại là công trƣờng núi Đ chỉ bị ô nhiễm As và Zn.
+ Khai thác mỏ làm phá hủy và biến dạng địa hình bề mặt, nứt đất và sạt lở đất xảy ra trên diện rộng.
- Ô nhiễm môi trƣờng nƣớc mặt: Cả 3 khu vực đều có mẫu nƣớc bị ô nhiễm, nghiêm trọng nhất là công trƣờng núi Đ (NM1) bị ô nhiễm 2 KLN (Pb và Cu); tiếp đến là khu vực Thác Lạc I bị ô nhiễm COD và Cu; khu vực còn lại là mỏ Đông Chỏm Vung có 1 mẫu nghiên cứu (NM1) bị ô nhiễm Cu.
- Ô nhiễm môi trƣờng nƣớc ngầm:
+ Trong 3 khu vực nghiên cứu, chỉ có khu vực Thác Lạc I chất lƣợng nƣớc ngầm bị ảnh hƣởng nhiều nhất. Cả 3 mẫu nƣớc nghiên cứu tại khu vực này đều mang tính axít và mẫu NN1 bị ô nhiễm 2 KLN (Cu và Zn).
+ Khai thác mỏ làm hạ thấp mực nƣớc ngầm và mất nƣớc.
- Ô nhiễm không khí bởi bụi và khí độc phát sinh từ các khâu nổ mìn, bốc xúc và vận chuyển quặng, khí thải động cơ.
- Tác động đến môi trƣờng kinh tế - xã hội khu vực cả theo hƣớng tích cực và tiêu cực.
2. Các giải pháp quản lý, khắc phục ô nhiễm môi trƣờng trong khai thác mỏ đang đƣợc quan tâm triển khai hiện nay:
- Các giải pháp cơ chế chính sách trong việc quản lý và BVMT.
- Xây dựng sơ đồ quy hoạch tổng thể mặt bằng việc khai thác, chế biến khoáng sản.
- Xây dựng bộ máy quản lý thống nhất. - Quản lý rủi ro, quản lý chất thải. - Giải quyết các vấn đề xã hội.
- Khắc phục ô nhiễm môi trƣờng trong khai thác mỏ.
3. Trên cơ sở đó Luận văn đã đƣa ra những yêu cầu phục hồi, quy hoạch và cải tạo môi trƣờng mỏ bao gồm:
- Mục tiêu phục hồi, cải tạo môi trƣờng. - Nguyên tắc phục hồi môi trƣờng.
- Các nội dung phục hồi, cải tạo môi trƣờng.
2. Kiến nghị
* Đối với chủ dư án:
Đối với mỗi dự án khai thác khoáng sản, chủ dự án cần có sự gắn kết chặt chẽ từ khâu thiết kế quy hoạch khai thác sử dụng đến khâu BVMT.
- Cần đầu tƣ đổi mới và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong khai thác, tuyển và chế biến, hạn chế tối đa việc tổn thất tài nguyên.
- Cần thƣờng xuyên tổ chức giám sát, quan trắc môi trƣờng tại các khai trƣờng.
* Đối với cơ quan nhà nước
Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh cần phối hợp với các ban ngành của tỉnh đầu tƣ cơ sở hạ tầng, xử lý các nguồn gây ô nhiễm môi trƣờng do khai thác mỏ.
- Cần có quy định chi tiết khen thƣởng và xử phạt đối với các đơn vị trong việc BVMT. Kiên quyết loại trừ hình thức khai thác thổ phỉ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu tiếng Việt
1. Bộ Tài nguyên Môi trƣờng (2008), QCVN 03:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất, Hà Nội.
2. Bộ Tài nguyên Môi trƣờng (2008), QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về chất lượng nước mặt, Hà Nội.
3. Bộ Tài nguyên Môi trƣờng (2008), QCVN 09:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm, Hà Nội.
4. Công ty Cổ phần Luyện kim đen Thái Nguyên (2009), Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án khai thác tận thu và chế biến quặng sắt khu Đông mỏ Chỏm Vung - huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên, Thái Nguyên. 5. Hoàng Minh Đạo (07/05/2009), Thực trạng khai thác và quản lý các nguồn
tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, .
6. Phùng Anh Đào (2010), Báo cáo chuyên đề “Tác động do việc khai thác
khoáng sản đến nguy cơ sập đất, nứt đất, trượt lở cục bộ”.
7. Nguyễn Hằng (2011), Sản lượng thép thế giới sẽ đạt kỷ lục 1,568 tỷ tấn trong năm nay, http://cafef.vn/20110712034524920CA54/san-luong-thep- the-gioi-se-dat-ky-luc-1568-ty-tan-trong-nam-nay.chn, 12/07/2011).
8. Huỳnh Thu Hòa và Võ Văn Bé (2008), Tài nguyên khoáng sản và năng lượng, http://vietsciences1.free.fr/vietscience/giaokhoa/biology/moitruongvacon nguoi/tainghuyenkhoangsannangluong.htm#I.1
9. Lê Nhƣ Hùng (1998), Bài giảng “Môi trường khai thác mỏ”, Hà Nội.
10. Hoàng Văn Khanh (2007), “Hiện trạng khai thác khoáng sản ở Việt Nam”, http://tapchicongnghiep.vn/News/channel/1/News/90/4724/Chitiet.html. 11. Nguyễn Quang Minh (2006), Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải
pháp quản lý môi trường hoạt động khai thác tại mỏ Apatit Lào Cao,
Luận văn Thạc sĩ khoa học môi trƣờng, Trƣờng Đại học Khoa học tự nhiên, Hà Nội.
12. Mỏ sắt Trại Cau (2012), Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án khai thác lộ thiên công trường núi Đ Mỏ sắt Trại Cau, Thái Nguyên.
13. Nam Nguyên (2010), Bùn đỏ Cao Bằng, thực chứng cho Bauxite Tây nguyên,http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/iron-ore-red-mud-sludge -in-cao-bang-north-vietnam-nnguyen-11082010210315.html, 1/8/2012. 14. Lê Quân (2012), Vụ sạt lở bãi thải mỏ than Phấn Mễ: Nỗi sợ hãi kéo dài
nhiều năm, http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120417/vu-sat-lo-bai- thai-mo-than-phan-me-noi-so-hai-keo-dai-nhieu-nam.aspx, 17/04/2012.
15. Trần Anh Quân (2009), Báo cáo chuyên đề “Tác động do việc khai thác
sử dụng khoáng sản đến hệ sinh thái và đề xuất biện pháp xử lý”, Hà Nội.