Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác mỏ đến môi trường đất, nước tại thị trấn Trại Cau, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên (Trang 35 - 91)

3. Ý nghĩa của đề tài

2.4.Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu: Đối tƣợng thu thập gồm: điều kiện tự nhiên (vị trí địa lý, diện tích tự nhiên và phân vùng địa giới hành chính, địa hình, khí hậu, thủy chế, tài nguyên nƣớc, tài nguyên rừng, thỗ nhƣỡng, địa chất - khoáng sản), đặc điểm kinh tế (tăng trƣởng kinh tế, cơ cấu kinh tế), về vấn đề xã hội, dân số, giáo dục - đào tạo … các số liệu, các tƣ liệu chủ yếu đƣợc thu thập tại các cơ quan sau: Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Thái Nguyên, phòng Quản lý môi trƣờng thành phố Thái Nguyên, Báo cáo DTM của các doanh nghiệp khai thác mỏ, phòng Tài nguyên và Môi trƣờng huyện Đồng Hỷ, UBND TT. Trại Cau, …

2.4.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa

Đây là phƣơng pháp đƣợc áp dụng nghiên cứu chủ yếu để thực hiện đề tài, triển khai hầu hết địa bàn có mỏ khai thác tại TT. Trại Cau. Thông qua việc điều tra, khảo sát, kết quả quan trắc, chụp ảnh, phỏng vấn cán bộ công nhân đang làm việc tại các mỏ, ngƣời dân sống trên địa bàn thị trấn, tiến hành xác định hiện trạng khai thác, tác động môi trƣờng, diện tích khai trƣờng, chất lƣợng môi trƣờng, các giải pháp môi trƣờng hƣớng tới sự phát triển bền vững.

2.4.3. Phương pháp lấy mẫu đất, nước đánh giá mức độ ô nhiễm

2.4.3.1. Mẫu đất

- Mẫu đất tại các khu vực nghiên cứu đƣợc lấy ở tầng mặt có độ sâu từ 0 - 20cm. Các mẫu đất sau khi lấy đƣợc đựng vào các túi riêng, có ghi kí hiệu ngoài bao bì. Để đánh giá đƣợc một cách khái quát chất lƣợng đất trên địa bàn TT. Trại Cau tiến hành lấy mẫu đất phân tích tại 3 khu vực, tại mỗi khu vực lấy 3 mẫu.

- Các địa điểm lấy mẫu đất:

+ Khu vực I: Khu vực núi Đ mỏ sắt Trại Cau, huyện Đồng Hỷ  MD1: Tại khu vực trung tâm dự án.

 MD2: Ruộng lúa khu vực phía Nam dự án.

 MD3: Ven suối Thác Lạc, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải của dự án 100m.

+ Khu vực II: Khu vực mỏ Đông Chỏm Vung, huyện Đồng Hỷ  MD1: Tại khu vực mỏ.

 MD2: Ruộng ven khu tiếp nhận nƣớc thải của mỏ cách mỏ 50m về phía Đông.

 MD3: Tại khu vực dân cƣ phía Tây mỏ.

+ Khu vực III: Khu vực mỏ Thác Lạc I, TT. Trại Cau, huyện Đồng Hỷ  MD1: Ruông lúa phía Đông dự án.

 MD2: Khu vực trung tâm dự án.  MD3: Khu vực rìa dự án.

2.4.3.2. Mẫu nước

* Mẫu nƣớc đƣợc lấy vào ca định lƣợng, lấy mẫu tổ hợp theo không gian tức là mẫu đƣợc lấy ở 3 vị trí khác nhau sau đó tổ hợp lại. Mẫu đƣợc chứa trong bình polyetylen. Lấy mẫu nƣớc tại 3 khu vực và tại mỗi khu vực lấy mẫu 3 mẫu.

* Các địa điểm lấy mẫu nƣớc: - Mẫu nƣớc mặt:

+ Khu vực I: Khu vực núi Đ mỏ sắt Trại Cau, huyện Đồng Hỷ

 NM1: Trên suối Thác Lạc, trƣớc điểm tiếp nhận nƣớc thải của dự án 100m về phía thƣợng lƣu.

 NM2: Trên suối Thác Lạc, đoạn chảy qua khu vực dự án.

 NM3: Trên suối Thác Lạc, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải của dự án 50m về phía hạ lƣu.

+ Khu vực II: Khu vực mỏ Đông Chỏm Vung, huyện Đồng Hỷ

 NM1: Trên mƣơng dẫn ra suối Ngàn Me, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải của dự án 100m.

 NM2: Hồ nƣớc khu đất phía Tây dự án.

 NM3: Trên suối Ngàn Me, đoạn chảy qua đập tràn, cắt ngang khu vực dự án, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải của dự án 200m về phía hạ lƣu.

+ Khu vực III: Khu vực mỏ Thác Lạc I, TT. Trại Cau, huyện Đồng Hỷ  NM1: Trên suối Thác Lạc, trƣớc điểm tiếp nhận nƣớc thải của dự

án 100m về phía thƣợng lƣu.

 NM2: Trên suối Thác Lạc, đoạn chảy qua khu vực dự án.

 NM3: Trên suối Thác Lạc, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải của dự (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

án 100m về phía hạ lƣu. - Mẫu nƣớc ngầm:

+ Khu vực I: Khu vực núi Đ mỏ sắt Trại Cau, huyện Đồng Hỷ

 NN1: Tại nhà ông Lại Văn Chức, cách mỏ 300m về phía Nam.

 NN2: Tại nhà ông Hoàng Văn Thuận, cách mỏ 50m về phía Tây nam.

 NN3: Tại nhà ông Hoàng Văn Tƣ, cách mỏ 150m về phía Tây.

+ Khu vực II: Khu vực mỏ Đông Chỏm Vung, huyện Đồng Hỷ

 NN1: Tại giếng khơi của mỏ Đông Chỏm Vung.

 NN2: Tại giếng khơi gia đình ông Trần Văn Sáu.

 NN3: Tại giếng khơi gia đình bà Dƣơng Thị Hoa.

+ Khu vực III: Khu vực mỏ Thác Lạc I, TT. Trại Cau, huyện Đồng Hỷ

 NN1: Nƣớc giếng khu dân cƣ mỏ.

 NN2: Nƣớc giếng khu dân cƣ mỏ.

 NN3: Nƣớc giếng khu dân cƣ mỏ.

2.4.4. Phương pháp phỏng vấn hộ dân xung quanh các mỏ

- Tổng số hộ: 30

- Lựa chọn các hộ trong khu vực chịu ảnh hƣởng của hoạt động khai thác mỏ.

2.4.5. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm

2.4.5.1. Phương pháp xử lý mẫu

- Mẫu đất: Sau khi lấy về loại bỏ rễ cây, tạp chất, hong khô trong không khí ở nhiệt độ phòng sau đó đem nghiền qua rây 1mm.

- Mẫu nƣớc: Sau khi lấy mẫu đƣợc axit hóa bằng HNO3 đặc (5ml axit/mẫu) và bảo quản ở 4o

C trong vòng 1 - 3 ngày.

2.4.5.2. Phương pháp phân tích

Mẫu đƣợc phân tích tại Viện Khoa học sự sống - Đại học Thái Nguyên. - Xác định kim loại nặng: Cách công phá mẫu:

+ Mẫu đất xác định Cd, Pb, Cu và Zn: Phá mẫu bằng hỗn hợp HNO3 + HClO4

Cân 1,000 gam đất cho vào bình Kjeldahl thêm 7ml HNO3 để qua đêm, sau đó đốt mẫu ở nhiệt độ 130 o

C - 150oC đến khi có khí màu nâu (NO2) bay ra rồi để nguội và cho tiếp vào đó 2ml HClO4 và tiếp tục đốt trong 180 phút, sau đó lên thể tích 100ml bằng nƣớc cất, lọc để thu dịch lọc và xác định trên máy đo.

+ Mẫu đất xác định As: Phá mẫu bằng hỗn hợp HCl + HNO3 + HClO4

Cách trích mẫu ban đầu giống nhƣ với Pb và Cd. Phần dịch lọc thu đƣợc, hút chính xác 10ml dung dịch cho thêm 10ml dung dịch HCl 30%. Sau đó đo trên máy.

- Phép đo:

+ Phân tích As, Pb, Cd, Cu và Zn: Đo trên máy Cực phổ VA797 Computrace của hãng METROHM, Thụy Sỹ, điện cực xuyến vàng xoay. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ pH: Theo TCVN 5979:2007 (mẫu đất); TCVN 6492:2011 (mẫu nƣớc). + BOD: Theo TCVN 6001-1:2008.

2.4.6. Phương pháp xử lý số liệu

- Các kết quả thu đƣợc thống kê thành bảng trên phần mềm Microsoft Excel, tổng hợp số liệu, so sánh và đánh giá.

- Các kết quả phân tích đƣợc so sánh với Quy chuẩn Việt Nam:

+ Đất: QCVN 03:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép hàm lƣợng kim loại nặng trong đất.

+ Nƣớc mặt: QCVN 08:2008/BTNM - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về

chất lƣợng nƣớc mặt.

+ Nƣớc ngầm: Theo QCVN 09:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng nƣớc ngầm.

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đặc điểm chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội TT. Trại Cau

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

TT. Trại Cau là một thị trấn ở phía Đông Nam huyện Đồng Hỷ, đƣợc thành lập ngày 19/10/2006 có tổng diện tích tự nhiên là 635,47 ha, bao gồm 16 tổ nhân dân; là ngã ba giao lƣu với huyện Phú Bình và tỉnh Bắc Giang.

- Phía Bắc giáp với xã Cây Thị và Nam Hòa. - Phía Nam giáp xã Tân Lợi.

- Phía Tây - Tây Bắc giáp xã Nam Hòa. - Phía Đông giáp xã Tân Lợi.

So với các xã trong huyện Đồng Hỷ, TT. Trại Cau có một vị trí đặc biệt quan trọng về nhiều mặt, là nơi đầu mối giao lƣu và trao đổi hàng hóa với các tiểu vùng 3 phía Đông Nam. Nơi đây có cơ sở hạ tầng, giao thông thuận tiện, đặc biệt có tỉnh lộ 269 chạy qua thị trấn đảm bảo cho việc lƣu thông đến các xã trong huyện, qua xã Hợp Tiến đến Xuân Lƣơng - Yên Thế của tỉnh Bắc Giang. [28]

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Mang đặc điểm chung của vùng trung du miền núi, địa hình của thị trấn nhìn chung chia cắt phức tạp, có xu hƣớng thấp dần từ phía Đông Bắc xuống Tây Nam, có độ cao trung bình 80m so với mặt nƣớc.

3.1.1.3. Khí tượng - Thuỷ văn

a./. Điều kiện khí tƣợng

Khu vực TT. Trại Cau mang đặc trƣng khí hậu của vùng trung du bán sơn địa, chịu ảnh hƣởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa rõ rệt. Mùa khô lạnh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, hƣớng gió chủ đạo là

hƣớng Bắc - Đông Bắc, mƣa ít. Mùa nóng kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9, có khí hậu nóng ẩm mƣa nhiều (chiếm 80% tổng lƣợng mƣa cả năm), hƣớng gió chủ đạo là hƣớng Nam - Đông Nam. Tháng 4 là tháng chuyển tiếp từ mùa lạnh sang mùa nóng và tháng 10 là tháng chuyển tiếp từ mùa nóng sang mùa lạnh.

* Nhiệt độ

- Nhiệt độ trung bình năm: 23,83oC

- Nhiệt độ cao nhất trung bình của tháng nóng nhất: 29,080C (tháng 6) - Nhiệt độ thấp nhất trung bình của tháng lạnh nhất: 18,850C (tháng 2)

* Lượng mưa:

Lƣợng mƣa trên toàn khu vực đƣợc phấn bố theo 2 mùa: Mùa mƣa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, lƣợng mƣa tăng dần từ đầu mùa tới giữa mùa đạt tới cực đại vào tháng 7, tháng 8 (tháng nhiều bão nhất trong vùng), mùa khô ít mƣa từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

- Lƣợng mƣa trung bình năm: 1.720,2 mm - Số ngày mƣa trong năm: 150 - 160 ngày - Lƣợng mƣa trung bình tháng lớn nhất: 391,3 mm (tháng 7) - Lƣợng mƣa trung bình tháng nhỏ nhất: 21,3 mm (tháng 12) - Cƣờng độ mƣa trung bình lớn nhất: 80 - 100 mm/h

* Tốc độ gió (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tại khu vực TT. Trại Cau, trong năm có 2 mùa chính, mùa đông gió có hƣớng Bắc - Đông Bắc, mùa hè gió có hƣớng Nam - Đông Nam.

- Tốc độ gió trung bình năm: 1,1 m/s - Tốc độ gió lớn nhất: 29 m/s.

* Độ ẩm

+ Độ ẩm tƣơng đối trung bình năm của không khí: 81,5%

+ Độ ẩm tƣơng đối trung bình tháng lớn nhất: 84,08% (tháng 3,7) + Độ ẩm tƣơng đối trung bình tháng thấp nhất: 77,5% (tháng 1, 11)

* Nắng và bức xạ

Bức xạ mặt trời và nắng là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng trực tiếp đến chế độ nhiệt trong vùng, qua đó ảnh hƣởng đến quá trình phát tán cũng nhƣ biến đổi các chất ô nhiễm.

- Số giờ nắng trung bình trong năm : 1.269 - 1.588 giờ/năm. - Số giờ nắng trung bình lớn nhất trong tháng: 187 giờ

- Số giờ nắng trung bình nhỏ nhất trong tháng: 46 giờ

- Bức xạ trung bình năm: 125,4 kcal/cm2/năm. b./. Điều kiện thủy văn

- Hệ thống nước mặt khu vực: Hệ thống nƣớc mặt khu vực huyện Đồng Hỷ khá đa dạng và phong phú. Cụ thể, tại khu vực TT. Trại Cau và các xã: Tân Lợi, Cây Thị, và xã Nam Hòa có rất nhiều ao hồ tự nhiên và nhân tạo nhƣ: Ivol, Suối Thác Lạc, suối Hoan, suối Ngàn Me… và nhiều suối nhỏ khác, hệ thống suối này có hƣớng dòng chảy từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Trong đó, lớn nhất là suối Thác Lạc bắt nguồn từ xã Cây Thị chảy qua TT. Trại Cau và xã Nam Hòa, suối có độ dốc và tốc độ dòng chảy lớn, chiều rộng của suối là 7 - 10 m, hầu nhƣ có nƣớc quanh năm. Trong khu vực còn 2 con sông nhỏ thuộc hệ thống sông Cầu là sông Máng và sông Đào, hai con sông này tiếp nhận nƣớc từ hệ thống các suối trên và đổ ra sông Cầu. Do địa hình khá dốc nên lƣu lƣợng nƣớc các sông, suối ở khu vực phụ thuộc nhiều vào lƣợng mƣa theo mùa, mùa cạn nƣớc thấp, mùa mƣa nƣớc dâng cao nhanh gây ngập cục bộ song cũng rút nhanh. Bên cạnh đó, trong khu vực còn có nhiều ao hồ do con ngƣời tạo ra nhằm chứa nƣớc sử dụng cho mục đích tƣới tiêu nông nghiệp.

- Nguồn nước ngầm khu vực: Mực nƣớc ngầm khu vực thay đổi theo mùa, về mùa mƣa mực nƣớc ngầm thƣờng dâng cao và mùa khô thƣờng hạ thấp. Mực nƣớc ngầm khu vực chịu ảnh hƣởng rất nhiều vào địa hình, địa chất khu vực và chế độ dòng chảy của hệ thống sông suối trong vùng đặc biệt là lƣu lƣợng của ba con sông lớn là sông Cầu, sông Máng và sông Đào. Ngoài

ra còn chịu ảnh hƣởng của việc khai thác quặng sắt của Mỏ sắt Trại Cau bằng phƣơng pháp lộ thiên hiện nay các moong khai thác đã xuống sâu đặc biệt là moong Thác Lạc đang khai thác ở mức dƣới ± 0 làm mực nƣớc ngầm ở các khu vực xung quanh rút xuống thấp hơn trƣớc đây. [19]

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Điều kiện kinh tế

* Nông - lâm nghiệp - Ngành trồng trọt:

Năm 2011 tổng sản lƣợng lƣơng thực đạt 557,9 tấn, bình quân lƣơng thực/ ngƣời là 136,07 kg.

Lúa là cây trồng chính, diện tích gieo trồng cả năm có sự dao động do chƣa chủ động đƣợc nƣớc tƣới tiêu kịp thời vụ. Năng suất lúa hàng năm đạt 47,3 tạ/ha.

Diện tích các loại cây hoa màu và cây công nghiệp nhƣ đỗ, lạc thƣờng ổn định và hàng năm đều có sự tăng trƣởng tuy còn ở mức thấp.

Cây chè đƣợc trồng phân tán trong đất vƣờn tạp và các đồi gò có độ dốc thấp, tổng diện tích khoảng 16 ha.

* Ngành chăn nuôi:

Năm 2011, tổng số đàn trâu bò là 177 con, đàn lợn 6000 con, đàn gia cầm 100.000 con, các loại cá cũng đƣợc thả trên diện tích mặt nƣớc cung cấp đủ cho thị trƣờng. Đây là nguồn thu nhập rất lớn về kinh tế của các hộ gia đình cũng nhƣ việc tận dụng phân bón để trồng trọt. Tuy nhiên, chƣa đƣợc nhân dân quan tâm và đầu tƣ mạnh nên hiệu quả còn chƣa cao. [28]

* Ngành thƣơng mại dịch vụ:

Vì là trung tâm văn hóa chính trị, là đầu mối giao lƣu kinh tế của vùng nên các ngành nghề thƣơng mại dịch vụ của thị trấn phát triển khá mạnh. Trên địa bàn thị trấn có chợ Trại Cau và rất nhiều dịch vụ từ kinh doanh lớn nhƣ dịch vụ xe khách, vận tải, … đến các ngành nghề nhỏ hơn nhƣ may mặc, … Ngành

thƣơng mại dịch vụ là ngành đóng góp rất lớn vào sự phát triển kinh tế cũng nhƣ việc thu ngân sách hàng năm của thị trấn nói riêng và của huyện nói chung.

* Ngành công nghiệp:

Trên địa bàn thị trấn có Mỏ sắt Trại Cau với diện tích 101,39 ha với trữ lƣợng của mỏ vào khoảng vài triệu tấn và số lƣợng công nhân mỏ là hơn 500 ngƣời. Có Công ty Cổ phần Luyện kim đen Thái Nguyên và hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp. Chính vì vậy, ngành công nghiệp là một trong những ngành mũi nhọn tại địa phƣơng, tạo công ăn việc làm cho ngƣời lao động và mang lại thu nhập cao cho ngƣời dân thị trấn.

3.1.2.2. Điều kiện xã hội

* Dân số: Đến hết tháng 12 năm 2010 toàn thị trấn có 4.100 khẩu và 1.100 hộ trong đó có 710 hộ phi nông nghiệp. Dân cƣ TT. Trại Cau chủ yếu là ngƣời Kinh và CBCNV của Mỏ sắt Trại Cau và một số ít là ngƣời Sán Dìu, Tày, Nùng và Dao…

Lao động và việc làm: Toàn thị trấn có 1.594 lao động chính, chiếm 38,88% tổng số nhân khẩu. Đây là nguồn lao động chính để thúc đẩy nhanh quá trình sản xuất và phát triển kinh tế. Cơ cấu lao động hiện nay của thị trấn là công nghiệp chiếm 55,04%, nông nghiệp chiếm 36,81% và tiểu thủ công nghiệp chiếm 8,15%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Cơ sở hạ tầng:

Trên địa bàn khu vực thị trấn chủ yếu là đƣờng đất và đƣờng cấp phối,

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác mỏ đến môi trường đất, nước tại thị trấn Trại Cau, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên (Trang 35 - 91)