3. Ý nghĩa của đề tài
3.2.4. Quy trình công nghệ khai thác
3.2.4.1. Công tác mở vỉa
Tùy thuộc vào địa hình và sự phân bố khoáng sàng của từng khu mỏ mà nhà đầu tƣ lựa chọn các phƣơng án mở vỉa khác nhau. Cụ thể:
- Tại khu vực công trƣờng núi Đ: Do khoáng sàng núi Đ nằm trên sƣờn núi, có hƣớng cắm trùng với hƣớng dốc tự nhiên của sƣờn núi cho nên việc mở vỉa khoáng sàng đƣợc xác định theo phƣơng pháp mở vỉa bám vách vỉa. [12]
- Tại khu vực mỏ Đông Chỏm Vung và Thác Lạc: Do địa hình khu mỏ là tƣơng đối bằng phẳng và các thân quặng trải đều trên bề mặt địa hình với lớp phủ mỏng. Do vậy, chỉ cần san gạt mở tuyến đƣờng vận chuyển nội bộ trong khai trƣờng ngay trên bề mặt địa hình là có thể tiến hành khai thác bốc xúc và vận chuyển quặng về xƣởng tuyển.. [4]
3.2.4.2. Trình tự khai thác
Theo phƣơng pháp mở vỉa đã chọn, trên các tầng khai thác dùng nổ mìn để phá vỡ quặng và đất đá phục vụ cho máy gạt. Máy gạt quặng và đất đá phục vụ cho máy xúc xúc lên phƣơng tiện vận tải ô tô. Quặng đƣợc chuyển về bãi chứa trung gian và đƣợc đƣa về xƣởng tuyển bằng phƣơng tiện vận tải. Đất đá đƣợc đƣa ra bãi thải bằng ô tô.
Công tác khai thác sẽ đƣợc tiến hành ở khu Tây trƣớc, đến khi kết thúc khu Tây sẽ chuyển sang khu Đông, khi đó tận dụng moong khai thác khu Tây làm bãi thải trong.
Đất đá vây quanh thân quặng đƣợc phá vỡ bằng nổ mìn hoặc dùng búa thủy lực.
3.2.4.3. Hệ thống khai thác
Căn cứ vào điều kiện tự nhiên thực tế của vỉa quặng, ta chọn hệ thống khai thác dọc một hoặc hai bờ công tác.
3.2.4.4. Sơ đồ công nghệ khai thác
Hình 3.1. Sơ đồ công nghệ khai thác
Bóc đất phủ Khai thác quặng
Bốc xúc lên xe Vận chuyển bằng ô tô về bãi chứa quặng tạm
Vận chuyển về xƣởng tuyển Hồ bùn thải Kho thành phẩm Đất thải đắp đê bao, đắp các con trạch ngăn nƣớc trong mỏ, san lấp mặt bằng bãi thải trong ở khu vực kết thúc khai thác.