Một số tác động khác của họat động khai thác khoáng sản đến mô

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác mỏ đến môi trường đất, nước tại thị trấn Trại Cau, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên (Trang 61 - 91)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.3.4. Một số tác động khác của họat động khai thác khoáng sản đến mô

môi trường

3.3.4.1. Ô nhiễm tiếng ồn

Trong các giai đoạn triển khai dự án khai thác mỏ đều phát sinh tiếng ồn. Đặc biệt, trong giai đoạn hoạt động vận hành của các mỏ mức độ tiếng ồn sẽ tăng do quá trình khai thác quặng. Các nguồn phát sinh và đặc điểm của các nguồn gây tiếng ồn đƣợc thể hiện qua bảng 3.11:

Bảng 3.11. Các nguồn phát sinh và đặc điểm của nguồn gây tiếng ồn TT Nguồn phát sinh Đặc điểm Mức độ ảnh hƣởng (%) To Bình thƣờng Nhỏ 1 Khoan nổ mìn Liên tục 13,33 10,00 13,33 2 Nổ mìn định kỳ trong moong lộ thiên Tức thời 16,67 6,67 10,00 3

Tiếng ồn của động cơ và các thiết bị, tiếng còi trong công việc khoan, đào

Liên tục 3,33 30,00 13,33

4 Tiếng ồn từ phƣơng tiện vận

chuyển quặng, đất đá thải. Liên tục 33,33 56,67 10,00

(Nguồn: Số liệu điều tra - 2012)

Qua bảng 3.11 cho thấy: Mức độ ảnh hƣởng của các nguồn phát sinh tiếng ồn trong quá trình hoạt động của mỏ là khác nhau. Trong đó tiếng ồn từ các phƣơng tiện vận chuyển quặng và đất đá thải gây ảnh hƣởng nhiều nhất, nguồn phát sinh ồn này phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng của các phƣơng tiện vận chuyển và tần suất vận chuyển. Tiếp đến là tiếng ồn phát sinh từ các động cơ, thiết bị khoan đào và nổ mìn, tiếng ồn từ các hoạt này có thể lên tới 100 Dba và riêng nổ mìn tiếng ồn có thể truyền tới vài kilômet.

3.3.4.2. Ô nhiễm môi trường không khí

* Nguồn phát sinh chất ô nhiễm:

- Bụi và khí thải phát sinh do hoạt động san ủi, bốc xúc đất đá thải, quặng nguyên, …

- Khí độc hại phát sinh do hoạt động khoan, nổ mìn (CO2, N2, …); do phƣơng tiện vận chuyển đất đá đổ thải, san lấp hoàn thổ, vận chuyển nguyên liệu sản phẩm (nhƣ CO, CO2, SO2, NOx, ..).

- Bụi do hoạt động vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm rơi vãi trên đƣờng tạo nên và quan trọng hơn cả là bụi đƣờng kéo theo các phƣơng tiện vận tải trên các tuyến đƣờng.

Đặc điểm chung của các nguồn thải này đều là dạng nguồn liên tục. * Các tác động của các chất ô nhiễm tới môi trƣờng không khí nhƣ sau: - Bụi đất đá: Là những bụi trơ, không chứa những hợp chất có tính độc, do đó không dẫn đến những phản ứng phụ trong cơ thể. Những hạt bụi có kích thƣớc lớn ít có khả năng đi vào các phế nang phổi, nhƣng là nguyên nhân gây các bệnh nghề nghiệp cho công nhân trực tiếp làm việc tại mỏ nhƣ bệnh viêm mắt, viêm xoang, viêm phế quản mãn tính. Còn những hạt bụi có kích thƣớc nhỏ (bán kính < 10µm) dễ dàng bị khuếch tán đi xa, có thể tác động đến dân cƣ sống lân cận vành đai mỏ. Bụi còn tác động đến thực vật và các công trình công cộng: Bụi bám vào các lá cây làm giảm khả năng quang hợp của thực vật dẫn đến giảm năng suất; bụi lắng đọng trên nhà cửa, cầu cống đƣờng xá,… gây mất mĩ quan khu vực, giảm tầm nhìn xa, …

- Các khí độc hại phát sinh nhƣ CO, CO2, SO2, NOx phần lớn ảnh hƣởng đến sức khỏe công nhân mỏ. Ở tầng đối lƣu các loại khí này có khả năng kết hợp với hơi nƣớc tạo mƣa axit. Khi rơi xuống đất làm tăng khả năng hòa tan các KLN trong đất, làm chai đất, phá hủy hệ rễ cây, hạn chế khả năng đâm chồi, giảm năng suất cây trồng. Đối với con ngƣời các khí này có khả năng gây kích ứng niêm mạc phổi ở nồng đô thấp. Ở nồng độ cao và lâu dài, chúng có thể gây suy nhƣợc cơ thể, tác động không tốt đến hệ tim mạch,…..

Tác động của hoạt động khai thác khoáng sản đến môi trƣờng đƣợc thống kê và trình bày ở bảng 3.12:

Bảng 3.12. Đánh giá ảnh hƣởng của khai thác khoáng sản tới môi trƣờng thông qua thăm dò ý kiến ngƣời dân tại khu vực nghiên cứu

TT Nguyên nhân Mức độ ảnh hƣởng (%) Nhu cầu giảm nhẹ Nhiều Trung bình Ít Không

1 Nguy cơ ô nhiễm nƣớc mặt trong

quá trình khai thác 53,33 33,33 10,00 3,33 Có

2 Biến đổi dòng chảy mặt trong quá

trình khai thác 40,00 33,33 16,67 10,00 Có

3 Nguy cơ ô nhiễm nƣớc ngầm

trong quá trình khai thác 0,00 0,00 10,00 90,00 Không

4 Bụi do vận chuyển và khai thác 50,00 40,00 10,00 0,00 Có

5 Khí thải trong quá trình khai thác 6,67 66,67 26,67 0,00 Có

6 Thay đổi mục đích sử dụng đất 23,33 60,00 16,67 0,00 Có

7 Biến đổi địa hình do khai thác 70,00 26,67 3,33 0,00 Có

8 Phá hủy thảm thực vật 80,00 16,67 3,33 0,00 Có

9 Tổn thất tài nguyên do khai thác 36,67 53,33 13,33 0,00 Có

10 Tác động tới tôn giáo, văn hóa,

lịch sử 3,33 30,00 53,33 13,33 Không

11 An toàn lao động cho công nhân

trong quá trình khai thác 6,67 93,33 0,00 0,00 Không

(Nguồn: Số liệu điều tra - 2012) 3.3.4.3. Tác động đến môi trường sống của người dân khu vực xung quanh dự án

Khai thác quặng sắt làm ảnh hƣởng tới cấu trúc địa tầng, địa chất từ đó có ảnh hƣởng tới hệ thống nƣớc ngầm khu vực, gây ra hiện tƣợng sụt lún đất, hạ thấp mực nƣớc ngầm, mất nƣớc ảnh hƣởng đến đời sống của ngƣời dân khu vực xung quanh dự án.

a./. Ảnh hƣởng trữ lƣợng và chất lƣợng nƣớc ngầm

Mực nƣớc ngầm khu vực xung quanh mỏ sẽ bị giảm khi tiến hành khai thác xuống sâu hoặc tháo khô mỏ. Phạm vi khu vực xung quanh bị rút nƣớc ngầm phụ thuộc vào điều kiện địa chất, thủy văn khu vực mỏ, ngoài ra còn phụ thuộc vào diện tích và độ sâu của moong khai thác.

Hạ thấp mực nƣớc ngầm: Hoạt động khai thác quặng xuống sâu kết hợp với việc tháo khô moong khai thác gây hạ thấp mực nƣớc ngầm khu vực, làm biến đổi môi trƣờng địa hóa.

b./. Sụt lún bề mặt địa hình khu vực dự án

Trong quá trình khai thác mỏ, hoạt động bơm tháo khô mỏ đã gây ra hiện tƣợng sụt lún, mất nƣớc khu vực TT. Trại Cau, xã Cây Thị, xã Nam Hòa ảnh hƣởng rất lớn đến tài sản của nhân dân. Hiện tƣợng mất nƣớc, sụt lún đất có nguyên nhân tiềm ẩn liên quan đến sự phân bố của các hang karst ngầm trong các tầng đá vôi ở khu vực Trại Cau. Nguyên nhân trực tiếp gây phát triển mạnh sụt lún đất, nứt đất trong thời gian vừa qua liên quan chủ yếu đến sự hạ thấp mạch nƣớc dƣới đất. Hoạt động khai thác quặng sắt xuống tầng sâu kết hợp hoạt động bơm tháo khô mỏ tại moong khai thác đã tạo ra phễu làm hạ mực nƣớc xung quanh moong khiến nƣớc dƣới đất hoạt động mạnh, gây mất cân bằng tĩnh trong các tầng đất phủ, đẩy nhanh sự sụt lún đất, nứt đất gây mất nƣớc khu vực xung quanh.

Hiện tƣợng sụt lún và mất nƣớc sinh hoạt ở khu vực Trại Cau đã xảy ra từ năm 2006 và đến đầu năm nay tiếp tục xảy ra trên diện rộng. Tính đến tháng 11 năm 2011, thiệt hại sụt lún và mất nƣớc do khai thác quặng sắt của Mỏ sắt Trại Cau gây ra lên đến 21.159.630.715 đồng. Cụ thể nhƣ sau:

Bảng 3.13. Bảng tổng hợp bồi thƣờng thiệt hại sụt lún đất, mất nƣớc do khai thác mỏ Thác Lạc TT Địa điểm Số hộ Số tiền (đồng) Bồi thƣờng 100% Bồi thƣờng công trình phụ Hỗ trợ sửa chữa Hỗ trợ đất ở Hỗ trợ phục hồi đất canh tác I. TT. Trại Cau 39 4 82 34 17 17 774 154 657 1 Tổ 1 TT. Trại Cau 18 3 23 16 17 8 598 355 714 2 Tổ 2 TT. Trại Cau 10 - 22 9 - 4 459 667 037 3 Tổ 3 TT. Trại Cau 10 1 25 8 - 4 172 710 988 4 Tổ 5 TT. Trại Cau 1 - 12 1 - 543 420 918 II. Xã Cây Thị - 3 14 - 27 1 053 548 337 III. Xã Nam Hòa 3 - 15 - 9 929 188 431

Tổng cộng: 42 7 111 34 53 19 756 891 425

Kinh phí thực hiện (2%): 395 137 828

Kinh phí dự phòng (5%): 1 007 601 463

Tổng cộng 21 159 630 715

(Nguồn: UBND huyện Đồng Hỷ - 2011) [24]

Tại TT. Trại Cau, có 121 hộ bị thiệt hại, trong đó 39 hộ thuộc diện phải di dời (bồi thƣờng 100%), 82 hộ thuộc diện bồi thƣờng hỗ trợ.

3.3.4.4. Tác động đến môi trường sinh thái

Hoạt động khai thác khoáng sản là một trong những nguyên nhân làm giảm độ che phủ do rừng cây bị chặt hạ, lớp phủ thực vật bị suy giảm. Hoạt động khai thác khoáng sản cũng làm cho thực vật, động vật bị giảm số lƣợng hoặc tuyệt chủng do các điều kiện sinh sống ở rừng cây, đồng cỏ và sông nƣớc xấu đi. Một số loài thực vật bị giảm số lƣợng, động vật phải di cƣ sang nơi khác.

Khai thác khoáng sản đã làm thu hẹp đáng kể diện tích đất nông, lâm nghiệp và ảnh hƣởng đến sản xuất nhƣ: Chiếm dụng đất nông, lâm nghiệp để làm khai trƣờng…

Khi các phƣơng tiện khai thác hoạt động hệ sinh thái trong khu vực cũng bị ảnh hƣởng đáng kể đăc biệt là hệ sinh thái dƣới nƣớc.

Các chất thải từ quá trình khai thác, làm tăng hàm lƣợng chất rắn lơ lửng trong nƣớc, nó sẽ hạn chế quá trình quang hợp của các loại thực vật thủy sinh, sự phát triển của các vi sinh vật, làm nghèo đi thức ăn cho các hệ động vật và các loài có khả năng di dời sẽ di chuyển sang vùng khác có điều kiện sinh trƣởng tốt hơn.

3.3.5. Tác động do việc khai thác khoáng sản đến môi trường kinh tế - xã hội tại TT. Trại Cau

3.3.5.1. Tác động do việc khai thác sử dụng khoáng sản đến trật tự trị an

Khi các mỏ khai khoáng mở ra, một số ngƣời dân đƣợc tạo công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập, cải thiện đƣợc cuộc sống gia đình, … thì có những đối tƣợng lại dựa vào tình hình địa phƣơng mà gây rối, cũng nhƣ khai thác trái phép khoáng sản. Nhƣ tại xóm Kim Cƣơng, xã Cây Thị - vùng khoáng sản thuộc quyền quản lý của Mỏ sắt Trại Cau, cả xóm có 60 hộ dân nhƣng có tới 2/3 số hộ tham gia khai thác trái phép. Ngày cao điểm ra quân truy quét “quặng tặc” ở khu vực này, các lực lƣợng chức năng thu giữ tới gần 100 bao quặng, mà bao nhẹ nhất cũng nặng chừng 50kg. Hầu hết số quặng khai thác trái phép đƣợc các đầu nậu thu gom rồi đƣa sang phía tỉnh Bắc Giang tiêu thụ. Mặc dù, Chính quyền địa phƣơng đã nhiều lần kiểm tra, xử phạt hành chính với mức phạt từ 2 - 20 triệu đồng đối với những đối tƣợng khai thác, vận chuyển quặng lậu nhƣng tình hình khai thác trái phép quặng vẫn diễn ra rất phức tạp. [22]

Nạn “quặng tắc” đã trở thành một vấn đề nổi cộm trong thời gian vừa qua. Nó đã gây mất trật tự trị an tại khu vực các mỏ khai thác khoáng sản, làm đau đầu các nhà quản lý.

3.3.5.2. Tác động do việc khai thác sử dụng khoáng sản đến lan truyền dịch bệnh

a./. Sức khỏe cộng đồng

Các nguồn gây ô nhiễm có hoặc không liên quan đến chất thải đều có khả năng gây tác động xấu tới sức khỏe cộng đồng.

- Bụi và khí độc hại có khả năng gây các bệnh về đƣờng hô hấp nhƣ bụi phổi, viêm phổi, viêm phế quản, ….

- Các chất ô nhiễm và vi sinh vật gây bệnh trong nguồn nƣớc có thể gây các bệnh về mắt hoặc đƣờng ruột, ….

- Tiếng ồn do khoan nổ mìn và hoạt động của các phƣơng tiện vận tải gây khó chịu và ảnh hƣởng đến sức khỏe con ngƣời gây các bệnh mãn tính nhƣ giảm thính lực, đau đầu, mất ngủ, ….

b./. Sức khỏe công nhân mỏ

Trong hoạt động khai thác khoáng sản, điều kiện môi trƣờng làm việc có ảnh hƣởng lớn đến tình trạng sức khỏe của CBCNV lao động trực tiếp hay gián tiếp tại mỏ.

* Về tình trạng đƣờng hô hấp của công nhân mỏ

Tình trạng đƣờng hô hấp của công nhân mỏ khai thác khoáng sản đƣợc trình bày trong bảng sau:

Bảng 3.14. Tình trạng đƣờng hô hấp của ngƣời dân và công nhân khai thác mỏ tại khu vực nghiên cứu

TT Triệu trứng Ngƣời (30) Phần trăm(%)

1 Ho thƣờng xuyên 16 53,33

2 Khạc đờm thƣờng xuyên 12 40,00

3 Tổn thƣơng hô hấp dƣới 6 20,00

4 Viêm phế quản mãn tính 2 6,67

5 Tổn thƣơng hô hấp trên 21 70,00

Qua kết quả điều tra thực tế đƣợc tổng hợp ở bảng 3.14 cho thấy tỉ lệ ngƣời dân và công nhân có triệu chứng và bệnh đƣờng hô hấp cao, đặc biệt là tổn thƣơng hô hấp trên (bệnh liên quan đến mũi) và ho. Điều đó gợi ý cho thấy môi trƣờng sống của ngƣời dân quanh khu mỏ và môi trƣờng lao động của ngƣời công nhân mỏ còn nhiều yếu tố gây viêm nhiễm, nhất là đƣờng hô hấp trên nhƣ bụi, hơi khí độc sinh ra trong quá trình khai thác và sản xuất.

* Về tác động của môi trƣờng lao động lên da, mắt, đáp ứng thần kinh của ngƣời dân và công nhân mỏ

Các triệu chứng da, mắt, đáp ứng thần kinh của ngƣời dân và công nhân mỏ khu vực nghiên cứu đƣợc trình bày ở bảng sau:

Bảng 3.15. Bệnh về da, niêm mạc, đáp ứng thần kinh của ngƣời dân, công nhân mỏ khu vực nghiên cứu

TT Dấu hiệu Ngƣời (30) Phần trăm (%)

1 Mắt Đau mắt 10 33,33 Mắt bị kích thích 4 13,33 Ngứa mắt 6 20,00 Khác 0 0,00 2 Da Khô môi 1 3,33 Khô da 4 13,33 Sẩn 2 6,67 Khác 1 3,33 3 Đáp ứng thần kinh Nhức đầu 13 43,33 Hoa mắt, chóng mặt 15 50,00 Mất ngủ 8 26,67 Đau lƣng 7 23,33 Đau ngực 5 16,67

Qua bảng 3.15 cho thấy: Các bệnh về da, mắt, đáp ứng thần kinh của ngƣời dân và công nhân mỏ chiếm tỷ lệ cao nhƣ hoa mắt chóng mặt, nhức đầu, đau mắt, mất ngủ, đau lƣng. Điều đó khẳng định môi trƣờng sống và làm việc ảnh hƣởng mạnh mẽ đến sức khỏe ngƣời dân và công nhân mỏ.

3.3.5.3. Tác động do việc khai thác sử dụng khoáng sản đến môi trường kinh tế

Bên cạnh những mặt tiêu cực do hoạt động khai thác khoáng sản mang lại cho xã hội thì nó cũng mang lại những lợi ích thiết thực cho xã hội, đƣợc thể hiên qua bảng 3.16:

Bảng 3.16. Đánh giá hiệu quả của hoạt động khai thác khoáng sản tới môi trƣờng kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu

TT Nguyên nhân Mức độ ảnh hƣởng (%)

Nhiều Trung bình Ít

1 Tạo việc làm trong quá trình

khai thác và chế biến 70 26,67 3,33

2 Tăng nguồn thu nhập ngân

sách 20 80 0

3

Tạo điều kiện phát triển các ngành công nghiệp khác liên quan (luyện gang, …..)

16,67 53,33 30

(Nguồn: Số liệu điều tra - 2012)

3.4. Giải pháp quản lý, giảm thiểu, khắc phục ô nhiễm môi trƣờng tại địa bàn nghiên cứu bàn nghiên cứu

3.4.1. Các giải pháp cơ chế chính sách trong việc quản lý và BVMT

- Thúc đẩy các chƣơng trình giảm thiểu các tác động tới môi trƣờng do khai thác khoáng sản tới các doanh nghiệp.

- Để tránh hiện tƣợng chồng chéo hoặc bỏ trống giữa các bộ, ngành tại tỉnh trong quản lý và kiểm soát các tác động tới môi trƣờng do khai thác khoáng sản cần sắp xếp tổ chức lại bộ máy chính quyền một cách hợp lý. Sở

Tài nguyên và Môi trƣờng giữ vai trò chỉ đạo hƣớng dẫn chuyên môn nghiệp vụ và giám sát việc thực hiện chính sách môi trƣờng ở tỉnh.

- Nghiêm cấm, xử phạt đối với những mỏ có tác động lớn đến môi trƣờng do khai thác khoáng sản.

- Kiên quyết xử lý các vi phạm Luật BVMT, quy chế, quy tắc vệ sinh an toàn tại các mỏ. Tạo điều kiện thuận lợi cũng nhƣ khuyến khích các mỏ vừa tổ chức khai thác vừa tổ chức tốt công tác BVMT.

- Thực hiện kiểm tra chất lƣợng, vệ sinh môi trƣờng định kỳ. Có quy định xử phạt hợp lý đối với các đơn vị hoặc cá nhân trong quá trình khai thác mỏ cố tình vi phạm các quy định, gây ô nhiễm môi trƣờng xung quanh. Nếu tác động lớn đến môi trƣờng thì buộc phải ngừng hoạt động.

- Chính sách về tài chính: Yêu cầu các mỏ khai thác khoáng sản phải ký

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác mỏ đến môi trường đất, nước tại thị trấn Trại Cau, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên (Trang 61 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)