3. Ý nghĩa của đề tài
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
TT. Trại Cau là một thị trấn ở phía Đông Nam huyện Đồng Hỷ, đƣợc thành lập ngày 19/10/2006 có tổng diện tích tự nhiên là 635,47 ha, bao gồm 16 tổ nhân dân; là ngã ba giao lƣu với huyện Phú Bình và tỉnh Bắc Giang.
- Phía Bắc giáp với xã Cây Thị và Nam Hòa. - Phía Nam giáp xã Tân Lợi.
- Phía Tây - Tây Bắc giáp xã Nam Hòa. - Phía Đông giáp xã Tân Lợi.
So với các xã trong huyện Đồng Hỷ, TT. Trại Cau có một vị trí đặc biệt quan trọng về nhiều mặt, là nơi đầu mối giao lƣu và trao đổi hàng hóa với các tiểu vùng 3 phía Đông Nam. Nơi đây có cơ sở hạ tầng, giao thông thuận tiện, đặc biệt có tỉnh lộ 269 chạy qua thị trấn đảm bảo cho việc lƣu thông đến các xã trong huyện, qua xã Hợp Tiến đến Xuân Lƣơng - Yên Thế của tỉnh Bắc Giang. [28]
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Mang đặc điểm chung của vùng trung du miền núi, địa hình của thị trấn nhìn chung chia cắt phức tạp, có xu hƣớng thấp dần từ phía Đông Bắc xuống Tây Nam, có độ cao trung bình 80m so với mặt nƣớc.
3.1.1.3. Khí tượng - Thuỷ văn
a./. Điều kiện khí tƣợng
Khu vực TT. Trại Cau mang đặc trƣng khí hậu của vùng trung du bán sơn địa, chịu ảnh hƣởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa rõ rệt. Mùa khô lạnh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, hƣớng gió chủ đạo là
hƣớng Bắc - Đông Bắc, mƣa ít. Mùa nóng kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9, có khí hậu nóng ẩm mƣa nhiều (chiếm 80% tổng lƣợng mƣa cả năm), hƣớng gió chủ đạo là hƣớng Nam - Đông Nam. Tháng 4 là tháng chuyển tiếp từ mùa lạnh sang mùa nóng và tháng 10 là tháng chuyển tiếp từ mùa nóng sang mùa lạnh.
* Nhiệt độ
- Nhiệt độ trung bình năm: 23,83oC
- Nhiệt độ cao nhất trung bình của tháng nóng nhất: 29,080C (tháng 6) - Nhiệt độ thấp nhất trung bình của tháng lạnh nhất: 18,850C (tháng 2)
* Lượng mưa:
Lƣợng mƣa trên toàn khu vực đƣợc phấn bố theo 2 mùa: Mùa mƣa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, lƣợng mƣa tăng dần từ đầu mùa tới giữa mùa đạt tới cực đại vào tháng 7, tháng 8 (tháng nhiều bão nhất trong vùng), mùa khô ít mƣa từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
- Lƣợng mƣa trung bình năm: 1.720,2 mm - Số ngày mƣa trong năm: 150 - 160 ngày - Lƣợng mƣa trung bình tháng lớn nhất: 391,3 mm (tháng 7) - Lƣợng mƣa trung bình tháng nhỏ nhất: 21,3 mm (tháng 12) - Cƣờng độ mƣa trung bình lớn nhất: 80 - 100 mm/h
* Tốc độ gió
Tại khu vực TT. Trại Cau, trong năm có 2 mùa chính, mùa đông gió có hƣớng Bắc - Đông Bắc, mùa hè gió có hƣớng Nam - Đông Nam.
- Tốc độ gió trung bình năm: 1,1 m/s - Tốc độ gió lớn nhất: 29 m/s.
* Độ ẩm
+ Độ ẩm tƣơng đối trung bình năm của không khí: 81,5%
+ Độ ẩm tƣơng đối trung bình tháng lớn nhất: 84,08% (tháng 3,7) + Độ ẩm tƣơng đối trung bình tháng thấp nhất: 77,5% (tháng 1, 11)
* Nắng và bức xạ
Bức xạ mặt trời và nắng là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng trực tiếp đến chế độ nhiệt trong vùng, qua đó ảnh hƣởng đến quá trình phát tán cũng nhƣ biến đổi các chất ô nhiễm.
- Số giờ nắng trung bình trong năm : 1.269 - 1.588 giờ/năm. - Số giờ nắng trung bình lớn nhất trong tháng: 187 giờ
- Số giờ nắng trung bình nhỏ nhất trong tháng: 46 giờ
- Bức xạ trung bình năm: 125,4 kcal/cm2/năm. b./. Điều kiện thủy văn
- Hệ thống nước mặt khu vực: Hệ thống nƣớc mặt khu vực huyện Đồng Hỷ khá đa dạng và phong phú. Cụ thể, tại khu vực TT. Trại Cau và các xã: Tân Lợi, Cây Thị, và xã Nam Hòa có rất nhiều ao hồ tự nhiên và nhân tạo nhƣ: Ivol, Suối Thác Lạc, suối Hoan, suối Ngàn Me… và nhiều suối nhỏ khác, hệ thống suối này có hƣớng dòng chảy từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Trong đó, lớn nhất là suối Thác Lạc bắt nguồn từ xã Cây Thị chảy qua TT. Trại Cau và xã Nam Hòa, suối có độ dốc và tốc độ dòng chảy lớn, chiều rộng của suối là 7 - 10 m, hầu nhƣ có nƣớc quanh năm. Trong khu vực còn 2 con sông nhỏ thuộc hệ thống sông Cầu là sông Máng và sông Đào, hai con sông này tiếp nhận nƣớc từ hệ thống các suối trên và đổ ra sông Cầu. Do địa hình khá dốc nên lƣu lƣợng nƣớc các sông, suối ở khu vực phụ thuộc nhiều vào lƣợng mƣa theo mùa, mùa cạn nƣớc thấp, mùa mƣa nƣớc dâng cao nhanh gây ngập cục bộ song cũng rút nhanh. Bên cạnh đó, trong khu vực còn có nhiều ao hồ do con ngƣời tạo ra nhằm chứa nƣớc sử dụng cho mục đích tƣới tiêu nông nghiệp.
- Nguồn nước ngầm khu vực: Mực nƣớc ngầm khu vực thay đổi theo mùa, về mùa mƣa mực nƣớc ngầm thƣờng dâng cao và mùa khô thƣờng hạ thấp. Mực nƣớc ngầm khu vực chịu ảnh hƣởng rất nhiều vào địa hình, địa chất khu vực và chế độ dòng chảy của hệ thống sông suối trong vùng đặc biệt là lƣu lƣợng của ba con sông lớn là sông Cầu, sông Máng và sông Đào. Ngoài
ra còn chịu ảnh hƣởng của việc khai thác quặng sắt của Mỏ sắt Trại Cau bằng phƣơng pháp lộ thiên hiện nay các moong khai thác đã xuống sâu đặc biệt là moong Thác Lạc đang khai thác ở mức dƣới ± 0 làm mực nƣớc ngầm ở các khu vực xung quanh rút xuống thấp hơn trƣớc đây. [19]