b. Về mặt định lượng
2.3.2.1 Những hạn chế
Qua 5 năm hoạt động và phát triển, công tác quản trị vốn ODA tại Sở giao dịch I đã thu rất nhiều thành công, tạo cơ hội phát triển toàn diện cho nền kinh tế vốn mang nặng tính nông nghiệp. Nhưng bên cạnh đó lại còn rất nhiều điểm hạn chế làm giảm tính hiệu quả của dự án hỗ trợ phát triển của Việt Nam.
*Hạn chế trong thu hút vốn ODA
Chính phủ và các cơ quan có liên quan đã ban hành tương đối đồng bộ hoàn chỉnh các văn bản quản lý ODA đặc biệt là vấn đề hài hoà thủ tục giữa các quy định của nhà tài trợ và quy định của Chính phủ Việt Nam. Đây là căn cứ pháp lý quan trọng để Ngân hàng Phát triển hướng dẫn Sở Giao dịch I quản lý dự án, thực hiện tốt vai trò của mình. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, các thủ tục của nhà tài trợ và các cơ quan Chính phủ về phê duyệt danh mục phân bổ vốn, quy định thẩm định, phê duyệt dự án thường mất nhiều thời gian dẫn đến cơ hội đầu tư bị bỏ lỡ. Hơn nữa, việc thu hút nguồn vốn của ODA gắn liền với các mối quan hệ liên ngân hàng, liên bộ và đối ngoại khá phức tạp.
*Hạn chế trong công tác kiểm tra giám sát
Sau công tác giải ngân, công tác kiểm tra giám sát các khoản cho vay lại nguồn vốn ODA có được sử dụng đúng mục đích so với báo cáo nghiên cứu khả thi và thực tế dự án là nghiệp vụ được Sở Giao dịch I chú trọng. Tuy nhiên công tác này còn bị buông lỏng, thiếu các chế tài để xử lý tạo cơ hội cho các hoạt động tham nhũng, kiếm lời bất chính.
Việc kiểm tra giám sát ở Sở Giao dịch I mới chỉ được tổ chức thực hiện định kỳ một quý 1 lần hoặc 6 tháng một lần, việc kiểm tra chưa được rộng rãi và mang
tính chất bắt buộc.
Công tác kiểm tra giám sát các dự án vay vốn ODA tại Sở Giao dịch I tồn tại một số vấn đề đó là thời gian dành cho công tác kiểm tra giám sát dự án còn ngắn, kinh phí dành cho hoạt động này đối với các dự án địa bàn triển ở xa còn khó khăn. Năng lực và trình độ của cán bộ tín dụng chưa đáp ứng so với yêu cầu nghiệp vụ kiểm tra. Cán bộ tín dụng chưa đủ trình độ và năng lực thẩm định, định giá tài sản cũng như nhìn ra các sai sót trong kỹ thuật thực hiện dự án. Bên cạnh đó, một bộ phận cán bộ còn coi công tác kiểm tra giám sát dự án mang tính chất bắt buộc và không quan tâm đúng mức.
Sự trao đổi, phối hợp giữa các bên có liên quan trong quá trình thực hiện dự án như chủ đầu tư, cơ quan nhà nước, Ngân hàng Phát triển chưa thực tốt, đặc biệt là việc nắm bắt thông tin dự án, xử lý các vấn đề phát sinh.
*Một số hạn chế khác
Nguồn vốn ODA có tính đặc thù riêng về độ phức tạp, tính chuyên biệt, quy trình xử lý dự án,… do vậy đòi hỏi nguồn nhân lực thực hiện phải có tính chuyên nghiệp cao. Tuy nhiên trên thực tế, đội ngũ quản lý vốn ODA tại Sở Giao dịch I chưa được đào tạo thường xuyên và chuyên nghiệp.
Hệ thống thông tin tin học phục vụ yêu cầu quản lý ODA còn nhiều bất cập dẫn đến việc tổng hợp, báo cáo thống kê, chiết xuất báo cáo phục vụ công tác điều hành còn chưa kịp thời, chưa đầy đủ.
Hơn nữa, so với các Ngân hàng Thương mại khác, Ngân hàng Phát triển không được làm nghiệp vụ thanh toán quốc tế cũng là một hạn chế làm giảm hiệu quả công tác quản lý nguồn vốn này.
Đối với việc quản lý các dự án ODA có mục tiêu, Ngân hàng Phát triển chưa xây dựng được cơ chế quản lý chung áp dụng cho tất cả các dự án nên trong quá trình triển khai còn gặp nhiều lúng túng, đặc biệt về cơ chế trích lập dự phòng rủi ro.