Tổchức thựchiện quản trị vốn ODA tại các ngân hàng

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản trị vốn nước ngoài tại sở giao dịch i - ngân hàng phát triển việt nam (Trang 51 - 60)

Vốn ODA gồm hai phần: phần chủ yếu là vốn vay ưu đãi và một phần viện trợ không hoàn lại, thực chất là nguốn vốn thuộc Ngân sách Nhà nước. Phần vốn ODA được sử dụng dưới hình thức cho vay lại thông qua hệ thống các tổ chức tín dụng như Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam,….

* Cơ chế quản lý:

Bộ Tài chính thực hiện thẩm định phương án sử dụng vốn vay và trả nợ của các tổ chức tín dụng tham gia chương trình trước khi ký thỏa thuận cho vay lại.

Các ngân hàng được uỷ quyền cho vay lại thực hiện cho vay đến người sử dụng vốn cuối cùng, có thể tự phải chịu trách nhiệm thẩm định dự án và chọn đối tượng cho vay tiếp phù hợp với chương trình tín dụng đã thoả thuận với nhà tài trợ hoặc Người cho vay, đồng thời chịu mọi rủi ro trong quá trình cho vay lại đối với những đối tượng này.

* Thu hồi nợ cho vay lại:

Người vay lại thực hiện trả nợ đúng hạn, đầy đủ theo nghĩa vụ trả nợ ghi trong thoả thuận cho vay lại cho Cơ quan cho vay lại.

Cơ quan cho vay lại thực hiện trả nợ đúng hạn, đầy đủ theo nghĩa vụ trả nợ ghi trong Hợp đồng ủy quyền cho vay lại vào Quỹ tích luỹ trả nợ nước ngoài do Bộ Tài chính quản lý theo hướng dẫn cụ thể của Bộ Tài chính. Trường hợp Bộ Tài chính ủy quyền cho Cơ quan cho vay lại trả nợ trực tiếp cho nước ngoài, Ngân hàng được uỷ quyền cho vay lại vốn ODA chỉ chuyển cho Bộ Tài chính phần còn lại sau khi đã thực hiện trả cho nước ngoài.

Trong trường hợp có thay đổi về chính sách hoặc điều chỉnh điều kiện cho vay lại, Cơ quan cho vay lại hoặc Bộ Tài chính không hoàn trả lại các khoản nợ cho vay lại đã được thu hồi trước đó.

Ngoài ra, để quản lý nguồn ODA cho vay lại hiệu quả, Chính phủ cũng đã phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về cho vay lại từ nguồn vay, viện trợ nước ngoài của Chính phủ đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ tài chính, Ngân hàng Nhà nước…

1.3.3 Kiểm tra giám sát tình hình quản lý và sử dụng vốn nước ngoài tại các ngân hàng Việt Nam

Mặc dù Việt Nam được các nhà tài trợ đánh giá việc quản lý sử dụng vốn ODA khá tốt. Vốn ODA chiếm khoảng 5% GDP trong đó đa số là các khoản vay có lãi suất thấp, thời hạn vay dài. Tuy nhiên nó vẫn có thể trở thành những gánh nặng nợ cho tương lai nếu việc đầu tư các dự án không mang lại hiệu quả. Sau việc giải ngân thì công tác kiểm tra giám sát các khoản cho vay lại nguồn vốn ODA có được sử dụng đúng mục đích hay không luôn được các ngân hàng, cấp có thẩm quyền và nhà tài trợ quan tâm.

Công tác giám sát và theo dõi dự án được triển khai quản lý chặt chẽ từ các cấp phòng trở lên trong mỗi ngân hàng. Ngoài ra, công tác này còn được thực hiện bởi chính các nhà tài trợ hoặc phối hợp thực hiện giữa các nhà tài trợ với các cơ quan liên quan của phía Việt Nam.

Công tác giải ngân vốn nước ngoài cho người thụ hưởng là nhiệm vụ quan trọng trong quản trị vốn nước ngoài. Giải ngân vốn kịp tiến độ, đúng mục đích là nhiệm vụ của cán bộ tín dụng cần thực hiện.

Người sử dụng vốn vay theo định kỳ lập báo cáo tiến độ triển khai thực hiện dự án theo tháng, quý, năm và báo cáo kết thúc dự án cho ngân hàng. Báo cáo này bao gồm các thông tin về các công việc đã được triển khai thực hiện hoặc hoàn thành, các khoản viện trợ đã được giải ngân.

Bên cạnh việc giải ngân đúng tiến độ và mục đích sử dụng, các ngân hàng thường xuyên theo dõi kiểm tra dự án, tình hình hoạt động của dự án, tình hình hoạt động kinh doanh của các Chủ đầu tư dự án, kiểm tra tình hình thực tế địa điểm triển khai dự án theo định kỳ hoặc đột xuất nhằm nắm bắt kịp thời thông tin về dự án và thông tin về Chủ đầu tư.

1.4 Kinh nghiệm quản trị vốn nước ngoài ở một số ngân hàng trên thế giới và bài học cho Sở Giao dịch I – Ngân hàng Phát triển Việt Nam

1.4.1 Kinh nghiệm quản trị vốn nước ngoài ở một số ngân hàng trên thế giới

Với tính chất ưu đãi của nguồn vốn vay ODA là thời hạn vay dài, thời gian ân hạn cao, điều kiện vay ưu đãi, do đó vốn ODA trở thành nguồn vốn đóng vai trò quan trọng trong chiến lược huy động và sử dụng vốn nước ngoài của các nước đang phát triển. Kinh nghiệm quản lý thành công của một số nước trong việc sử dụng có hiệu quả vốn ODA như Philipine, Indonesia, Trung Quốc, Malaysia,…

Trung Quốc

Việc quản lý vốn nước ngoài ở Trung Quốc được thực hiện theo cách: quản lý tập trung, thực hiện phi tập trung .

Năm 1980 đến cuối 2005, tổng số vốn ODA WB cam kết với Trung Quốc là 39 tỷ USD. Vốn ODA đóng một vai trò rất tích cực trong việc thúc đầy cải cách và

phát triển ở Trung Quốc với 263 dự án được thực hiện ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường, và ở khắp các địa phương.

Trung Quốc đặc biệt đề cao vai trò của việc quản lý và giám sát. Hai cơ quan Trung ương quản lý ODA là Bộ Tài chính và Ủy ban cải cách và phát triển quốc gia. Bộ Tài chính Trung Quốc làm nhiệm vụ phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng chiến lược, quy hoạch thu hút, sử dụng ODA, đồng thời là cơ quan giám sát việc sử dụng vốn. Bộ Tài chính yêu cầu các Sở Tài chính địa phương thực hiện kiểm tra thường xuyên hoạt động của các dự án, phối hợp với WB đánh giá từng dự án.

Các Bộ ngành chủ quản và địa phương có vai trò quan trọng trong thực hiện và phối hợp với Bộ Tài chính giám sát việc sử dụng vốn. Việc trả vốn ODA ở Trung Quốc theo cách “ai hưởng lợi, người đó trả nợ”. Quy định này buộc người sử dụng phải tìm giải pháp sản sinh lợi nhuận và lo bảo vệ nguồn vốn.

Ba Lan

Việc quản trị vốn ODA được thực hiện theo phương châm: Vốn vay không hoàn lại vẫn phải giám sát chặt

Ba Lan quan niệm để sử dụng vốn ODA đạt hiệu quả, trước hết phải tập trung đầu tư vào nguồn nhân lực và năng lực thể chế. Chính phủ Ba Lan cho rằng, việc thực hiện dự án ODA mà giao cho các bộ phận hành chính không phải là thích hợp. Cơ sở luật pháp rõ ràng và chính xác trong toàn bộ quá trình là điều kiện để kiểm soát và thực hiện thành công các dự án ODA. Ba Lan đề cao hoạt động phối hợp với đối tác viện trợ.

Ở Ba Lan, các nguồn hỗ trợ được coi là “quỹ tài chính công”, việc mua sắm tài sản công phải tuân theo Luật mua sắm công và theo những quy tắc kế toán chặt chẽ. Quá trình giải ngân khá phức tạp nhằm kiểm soát đồng tiền được sử dụng đúng mục đích. Trong đó, nhà tài trợ có thể yêu cầu nước nhận viện trợ thiết lập hoặc sửa

đổi hệ thống thể chế và hệ thống luật pháp. Cơ quan chịu trách nhiệm gồm có các Bộ, một số cơ quan Chính phủ, trong đó Bộ Phát triển đóng vai trò chỉ đạo.

Ba Lan đặc biệt chú trọng công tác kiểm soát và kiểm toán. Công tác kiểm toán tập trung vào kiểm toán các hệ thống quản lý. Trong đó chịu trách nhiệm gồm có kiểm toán nội bộ trong mỗi cơ quan, các công ty kiểm toán nước ngoài được thuê, và các dịch vụ kiểm toán của Ủy ban châu Âu. Khi công tác kiểm toán phát hiện có những sai sót, sẽ thông báo các điểm không hợp lệ cho tất cả các cơ quan.

Công tác kiểm soát tập trung vào kiểm tra tình hình hợp pháp và tính hợp thức của các giao dịch, kiểm tra hàng năm và chứng nhận các khoản chi tiêu, kiểm tra cuối kỳ, kiểm tra bất thường. Chính phủ Ba Lan cho rằng, kiểm tra và kiểm toán thường xuyên không phải để cản trở mà là để thúc đẩy quá trình dự án. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Malaysia: Phối hợp chặt chẽ với nhà tài trợ cùng kiểm tra đánh giá

Ở Malaysia, vốn ODA được quản lý tập trung vào một đầu mối là Văn phòng Kinh tế Kế hoạch. Vốn ODA được đất nước này dành cho thực hiện các dự án xóa đói giảm nghèo, nâng cao năng lực cho người dân.

Văn phòng Kinh tế Kế hoạch Malaysia là cơ quan lập kế hoạch ở cấp Trung ương, chịu trách nhiệm phê duyệt chương trình dự án, và quyết định phân bổ ngân sách phục vụ mục tiêu phát triển quốc gia.

Malaysia đánh giá cao hỗ trợ kỹ thuật từ các nhà tài trợ. Mục đích lớn nhất của Malaysia là nhận hỗ trợ kỹ thuật để tăng cường năng lực con người thông qua các lớp đào tạo.

Malaysia công nhận rằng họ chưa có phương pháp giám sát chuẩn mực. Song chính vì vậy mà Chính phủ rất chú trọng vào công tác theo dõi đánh giá. Kế hoạch theo dõi và đánh giá được xây dựng từ lập kế hoạch dự án và trong lúc triển khai.

Cũng tương tự như Ba Lan, Malaysia đặc biệt chú trọng đơn vị tài trợ trong hoạt động kiểm tra, giám sát. Phương pháp đánh giá của đất nước này là khuyến khích phối hợp đánh giá giữa nhà tài trợ và nước nhận viện trợ, bằng cách hài hòa hệ thống đánh giá của hai phía. Nội dung đánh giá tập trung vào hiệu quả của dự án so với chính sách và chiến lược, nâng cao công tác thực hiện và chú trọng vào kết quả. Hoạt động theo dõi đánh giá được tiến hành thường xuyên. Cũng quan niệm như Ba Lan, Malaysia cho rằng công tác theo dõi đánh giá không hề làm cản trở dự án, trái lại sẽ giúp nâng cao tính minh bạch, và đặc biệt là giảm lãng phí.

Indonesia

Mô hình quản lý vốn ODA được lựa chọn là mô hình quản lý định chế tài chính được lựa chọn trước.

Sơ đồ 1.1: Mô hình bán buôn tại Indonesia

Theo mô hình bán buôn này, Nhà tài trợ lựa chọn một số định chế tài chính bản lẻ, mỗi định chế được cấp hạn mức tín dụng để cho vay tiếp tới khách hàng của họ.

Mô hình quản lý đã bộc lộ hạn chế như:

- Công tác chuẩn bị tốn kém vì nó đòi hỏi nhà tài trợ phải thẩm định một số định chế tham gia, sau đó phải giám sát các định chế này hoạt động.

Nhà tài trợ Nhà tài trợ

Bộ Tài chính Bộ Tài chính Cơ quan thực hiện dự án

Cơ quan thực hiện dự án

Tổ chức tài chính được chọn Tổ chức tài chính được chọn Tổ chức tài chính được chọn Tổ chức tài chính được chọn

Người vay cuối cùng Người vay cuối cùng Người vay cuối cùng

- Chỉ cho phép một số định chế tài chính có khả năng tham gia và dự án. Ngoài các định chế tài chính đã được lựa chọn, các định chế tài chính khác không được tham gia vào các giai đoạn sau của dự án. Điều này hạn chế tác động của dự án trong việc cạch tranh, đa dạng hoá các đối tượng được hưởng lợi từ dự án.

- Danh mục tài trợ không đa dạng do mỗi ngân hàng có những đặc điểm khác nhau.

- Không tăng tính cạnh tranh do các ngân hàng được lựa chọn mặc nhiên tham gia từ đầu dự án đến khi kết thúc.

Philipine

Mô hình mang lại thành công cho việc tiếp nhận và giải ngân vốn ODA ở Philipine là mô hình hoạt động ngân hàng bán buôn, được áp dụng từ năm 1990 ở nước này.

Theo mô hình này một định chế tài chính được chọn làm ngân hàng bán buôn, ngân hàng này nhận một khoản tín dụng lơn để cho vay tới các định chế bán lẻ khác, sau đó đến lượt mình, các định chế tài chính bán lẻ cho vay tới người vay cuối cùng theo những điều khoản và điều kiện cho trước.

Sơ đồ 1.2: Mô hình hoạt động ngân hàng quản lý ODA tại Philipine

Nhà tài trợ Nhà tài trợ Bộ tài chính Bộ tài chính Ngân hàng bán buôn Ngân hàng bán buôn Tổ chức tài chính

Tổ chức tài chính Tổ chức tài chínhTổ chức tài chính Tổ chức tài chínhTổ chức tài chính

Người hưởng lợi cuối cùng Người hưởng lợi cuối cùng

Mô hình này, định chế tài chính được chọn làm ngân hàng bán buôn, ngân hàng này nhận được khoản tín dụng lớn để cho vay tới các định chế bán lẻ khác, sau đó đến lượt mình, các định chế tài chính bán lẻ cho vay tới người tiêu dùng cuối cùng theo những điều khoản và điều kiện cho trước. Ngân hàng bán buôn mua đứt và bán đoạn khoản tín dụng và chịu rủi ro ở cấp bán lẻ.

Mô hình hoạt động của ngân hàng bán buôn tại Philipine đã phát huy hiệu quả như: - Cho phép nhiều ngân hàng bán lẻ cùng tham gia vào quy trình chuyển vốn, làm tăng tính cạnh tranh giữa các định chế tài chính khi tham gia dự án.

- Đa dạng hoá danh mục đầu tư do mỗi định chế bán lẻ đều có tiềm năng và lợi thế riêng với những nhóm khách hàng cụ thể. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Việc lựa chọn một ngân hàng bán buôn sẽ rút ngắn thời gian chuẩn bị dự án tín dụng.

- Cho phép nhiều ngân hàng bán lẻ tham gia ở các giai đoạn thích hợp của dự án. - Tác động xét về mặt kinh tế xã hội đối với ngân hàng bán buôn khá lớn, phạm vi triển khai dự án trải dài trên mọi miền đất nước vì đối tượng chuyển giao vốn đa dạng.

Mỗi nước mỗi cách và dù theo cách nào đi nữa, mục tiêu lớn nhất đặt ra và đạt được đó là bảo vệ tối đa nguồn vốn, và phục vụ tốt nhất cho xã hội dân sinh.

1.4.2 Một số bài học kinh nghiệm cho Sở Giao dịch I – Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Nguồn vốn nước ngoài đã thực sự góp phần to lớn vào sự nghiệp phát triển kinh tế, công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, xoá đói giảm nghèo và hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam. Nghiên cứu kinh nghiệm nâng cao quản trị vốn nước ngoài ở các nước, chúng ta có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cho Sở Giao dịch I – Ngân hàng Phát triển Việt Nam:

Vốn nước ngoài cần được giám sát quản lý chặt chẽ từ ngân hàng quản lý cho vay, Ban quản lý dự án và các đơn vị quản lý và sử dụng.

Cần có sự phối hợp quản lý giữa các Bộ ban ngành chủ quản, các cơ quan chức năng, Ngân hàng và Ban quản lý dự án nhằm tăng cường giám sát đảm bảo việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, đạt hiệu quả của nhà tài trợ và mục tiêu của dự án.

Việc lựa chọn các định chế tài chính vững mạnh rất quan trọng trong quá trình triển khai dự án ODA.

Đội ngũ cán bộ thực hiện dự án có trình độ là một yếu tố không kém phần quan trọng góp phần thực hiện thành công dự án. Bên cạnh trình độ chuyên môn nghiệp vụ về quản lý dự án, cán bộ Ngân hàng cần đào tạo kỹ năng về kiểm tra giám sát dự án, bảo đảm dự án vay vốn nước ngoài cần được giải ngân sử dụng đúng mục đích, đạt hiệu quả như báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN NƯỚC NGOÀI TẠI SỞ GIAO DỊCH I NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

2.4 Khái quát chung về Sở Giao dịch I - Ngân hàng Phát triển Việt Nam

1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Phát triển Việt Nam nói chung và Sở Giao dịch I – Ngân hàng Phát triển Việt Nam nói riêng

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản trị vốn nước ngoài tại sở giao dịch i - ngân hàng phát triển việt nam (Trang 51 - 60)