Kết quả khảo nghiệm mối quan hệ giữa tỷ lệ lợn nái mắc bệnh

Một phần của tài liệu xác định thành phần và tỷ lệ một số loại vi khuẩn trong bệnh viêm tử cung ở lợn nái ngoại sinh sản tại thành phố thái nguyên và biện pháp phòng trị (Trang 85 - 87)

tử cung và tỷ lệ lợn con phân trắng

Bệnh lợn con phân trắng xảy ra do rất nhiều nguyên nhân: Do điều kiện vệ sinh, chăm sóc nuôi dưỡng không tốt, điều kiện nhiệt độ, ẩm độ môi trường và chuồng nuôi không thích hợp, thức ăn kém chất lượng làm giảm sức đề kháng của lợn con, làm mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột của chúng và gây tiêu chảy…

Qua theo dõi quy trình vệ sinh của các trang trại chăn nuôi, thì quy trình phòng bệnh lợn con phân trắng được thực hiện khá tốt: Sàn, nền chuồng luôn được giữ khô ráo, sạch sẽ, phòng bệnh bằng thuốc: Baytril, Baycox, men tiêu hóa, tiêm bổ sung sắt… tuy nhiên, tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng vẫn ở mức độ cao vì vậy theo nhiều chuyên gia các nguyên nhân còn lại gây bệnh có thể do yếu tố thức ăn. Trong thời gian theo mẹ, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chủ yếu và quan trọng nhất đối với chúng. Khả năng sinh trưởng, phát triển, tăng trọng cũng như các chỉ tiêu khác được quyết định nhiều nhất là từ nguồn sữa mẹ.

Khi lợn mẹ mắc bệnh viêm tử cung, lượng sữa có thể giảm hoặc mất hẳn. Đặc biệt do sự biến đổi về chất lượng sữa làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của lợn con trong thời gian bú mẹ và đây là một trong những nguyên nhân chính làm cho lợn con bị bệnh phân trắng.

Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành khảo nghiệm mối quan hệ giữa bệnh viêm tử cung ở lợn mẹ và bệnh lợn con phân trắng. Chúng tôi tiến hành theo dõi trên 2 nhóm lợn nái sinh sản mỗi nhóm gồm 90 nái: Nhóm 1 gồm 90 nái bị mắc bệnh viêm tử cung, nhóm 2 gồm 90 nái khỏe. Đàn lợn con và lợn mẹ đều có chế độ chăm sóc như nhau. Kết quả theo dõi được trình bày tại bảng 3.15 và hình 3.12.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.15. Kết quả khảo sát mối quan hệ giữa bệnh viêm tử cung ở lợn mẹ và bệnh lợn con phân trắng Nhóm Số nái theo dõi (con) Số lợn con đẻ ra (con) Số lợn con mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) 1 90 891 639 71,72 2 90 906 288 31,78 Tỷ lệ % 0 10 20 30 40 50 60 70 80

Lợn con của nái khỏe

Lợn con của nái bị bệnh

31,78

71,72

Hình 3.12. Biểu đồ tỷ lệ lợn con của lợn nái khỏe và nái mắc bệnh viêm tử cung bị bệnh lợn con phân trắng

Kết quả của bảng 3.14 và hình 3.13 cho thấy: lợn con của lợn nái bị bệnh viêm tử cung có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn gấp đôi so với lợn con ở những lợn nái không bị bệnh: 71,72% so với 31,78%. Khi lợn mẹ bị viêm tử cung, sản dịch tiết ra trên nền chuồng, dính vào thân thể, núm vú của lợn mẹ, khi lợn con tiếp xúc và nuốt phải sẽ làm tăng số lượng vi khuẩn gây bệnh trong đường tiêu hóa của lợn con. Đặc biệt, 2 loại vi khuẩn đường ruột Echerichia

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

coli Salmonella là 2 loại vi khuẩn chủ yếu gây bệnh lợn con phân trắng.

Kết quả trên khẳng định: một trong những nguyên nhân làm bội nhiễm vi khuẩn trong đường tiêu hóa của lợn con và làm cho tỷ lệ lợn con phân trắng tăng cao là do lợn mẹ bị mắc bệnh viêm tử cung.

Một phần của tài liệu xác định thành phần và tỷ lệ một số loại vi khuẩn trong bệnh viêm tử cung ở lợn nái ngoại sinh sản tại thành phố thái nguyên và biện pháp phòng trị (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)