Phương pháp lấy mẫu

Một phần của tài liệu xác định thành phần và tỷ lệ một số loại vi khuẩn trong bệnh viêm tử cung ở lợn nái ngoại sinh sản tại thành phố thái nguyên và biện pháp phòng trị (Trang 52 - 98)

* Lấy mẫu và bảo quản mẫu bệnh phẩm

Theo Nguyễn Phúc Quý và cs (1991) [27], với lợn bị bệnh đang sống và chết vì nghi mắc bệnh: lấy dịch dỉ viêm bằng tăm bông và một số dụng cụ khác, sau đó đưa mẫu vào ống nghiệm chứa dung dịch PBS, đậy nút, ghi nhãn, đánh số thứ tự, địa điểm lấy mẫu… Mẫu được bảo quản trong đá lạnh ở nhiệt độ 2 - 8°C và được mang về phòng thí nghiệm để tiến hành xét nghiệm sau 1 - 2 giờ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.5.3. Phương pháp nuôi cấy, phân lập vi khuẩn

Để xác định sự biến đổi vi khuẩn học của vi khuẩn trong dịch viêm tử cung của lợn chúng tôi tiến hành lấy mẫu dịch tử cung, âm đạo (Lợn sau đẻ 12 -24 giờ và lợn mắc bệnh). Mẫu bệnh phẩm được kiểm tra theo các phương pháp nghiên cứu vi khuẩn học của các tác giả: Phạm Kim Anh (1991) [1]; Nguyễn Phúc Quý và cs (1991) [27] và Nguyễn Như Thanh (1974) [29].

Mẫu bệnh sau khi lấy về được phân lập và nuôi cấy trên các môi trường phù hợp như: Thạch máu, thạch huyết thanh, MacConkey, Gelatin… các vi khuẩn được nuôi cấy trong thời gian 24 giờ, 36 giờ, 48 giờ ở 37o

C. Tùy thuộc vào loại môi trường và vi khuẩn khác nhau.

Sau khi chọn các khuẩn lạc điển hình đem xác định, kiểm tra hình thái vi khuẩn, các tính chất sinh hóa, lên men các loại đường.

2.5.4. Phương pháp làm kháng sinh đồ và xác định tính mẫn cảm với một số loại kháng sinh của các loại vi khuẩn

Phương pháp xác định khả năng mẫn cảm với các loại kháng sinh của các loại vi khuẩn được nhiều tác giả nghiên cứu như: Phạm Kim Anh (1991) [1]; Nguyễn Phúc Quý và cs (1991) [27]… Trong nghiên cứu này chúng tôi áp dụng phương pháp kháng sinh đồ trên đĩa thạch theo Kirby - Bauer, FAO (1994), dùng giấy tẩm kháng sinh của hãng Oxoid (Anh) sản xuất và một số giấy khác được sản xuất trong nước theo tiêu chuẩn của Oxoid (Anh)., Code 1332 E. Kết quả đánh giá theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

* Phương pháp tiến hành

Bước 1: Chuẩn bị môi trường thạch đĩa Muellier Hinton hoặc Nutrient agar.

Bước 2: Các chủng vi khuẩn nuôi cấy trong các môi trường thích hợp được dàn đều lên môi trường thạch đĩa Muellier Hinton hoặc Nutrient agar.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bước 3: Giấy tẩm kháng sinh của hãng Oxoid được đặt khoảng cách đều nhau trong đĩa.

Bước 4: Bồi dưỡng ở 370C trong 18 - 24 giờ, đo đường kính vòng vô khuẩn để đánh giá mức độ mẫn cảm hay kháng kháng sinh của vi khuẩn .

Bảng tiêu chuẩn đánh giá sự mẫn cảm với kháng sinh như sau:

Bảng 2.1. Tiêu chuẩn đánh giá kháng sinh đồ theo Kirby - Bauer

Loại kháng sinh Vòng vô khuẩn (đƣờng kính mm) Đề kháng (R) Trung gian (I) Mẫn cảm (S) Streptomycin 11 12 - 14 15 Neomycin 10 11 - 13 14 Doxycyclin 12 13 - 17 18 Gentamicin 12 13 - 17 18 Penicillin 10 11 - 13 14 Norfloxacin 12 13 - 17 18 Ampicillin 11 12 - 14 15 Oxytetracyclin 11 13 - 14 15 Tetracyclin 14 15 - 18 19 2.5.5. Phương pháp xử lý số liệu

Các kết quả thu được trong các thí nghiệm thu được được xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện (2002) [40] và phần mềm Microsof Exel

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.6. Bố trí thí nghiệm

2.6.1. Thí nghiệm xác định tính mẫn cảm kháng sinh của các vi khuẩn phân lập được

Hình 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định tính mẫn cảm kháng sinh

Mẫu dịch

Pha loãng

Môi trường thạch thường: Quan sát hình thái, màu sắc, kích thước, đếm tổng số các loại khuẩn lạc

Thử nghiệm điều trị Nuôi cấy trên nước thịt Nuôi cấy trên

nước thịt

Nuôi cấy trên nước thịt Tính chất sinh học

Giữ trên thạch máu

Môi trường dùng cho VK Gram + Đếm số khuẩn lạc Môi trường dùng cho VK Gram -

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.6.2. Thí nghiệm ứng dụng điều trị bệnh viêm tử cung lợn nái theo các phác đồ điều trị

Thí nghiệm được tiến hành theo phương pháp chia lô ngẫu nhiên theo lứa tuổi sinh sản của lợn nái và các thể viêm khác nhau.

Mỗi mỗi lô thí nghiệm gồm 90 nái bị mắc bệnh viêm tử cung.

2.6.3. Thí nghiệm theo dõi ảnh hưởng của bệnh viêm tử cung đến năng suất sinh sản của lợn nái

Thí nghiệm được tiến hành theo phương pháp chia lô ngẫu nhiên: Nhóm 1 gồm 90 nái sinh sản bị bệnh viêm tử cung và nhóm 2 gồm 90 nái sinh sản không mắc bệnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Tình hình bệnh viêm tử cung của lợn nái ngoại đƣợc nuôi ở một số trang trại tại thành phố Thái Nguyên trong 3 năm từ năm 2008 đến năm 2010

3.1.1. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung của lợn nái ngoại tại một số trại chăn nuôi lợn tập trung của thành phố Thái Nguyên trong 3 năm từ năm 2008 đến năm 2010

Bằng phương pháp điều tra trực tiếp và thông qua số liệu của Trạm thú y thành phố Thái Nguyên và của các cơ sở chăn nuôi chúng tôi thu được kết quả tỷ lệ nhiễm bệnh viêm tử cung của lợn nuôi tại 2 trại chăn nuôi lợn tại thành phố Thái Nguyên là Trại giống lợn Tân Thái và trang trại Chi - Hùng qua 3 năm từ 2008 đến 2010. Kết quả điều tra được thể hiện tại bảng 3.1.

Bảng 3.1. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại được nuôi tại thành phố Thái Nguyên trong 3 năm từ năm 2008 đến năm 2010

Năm Số điều tra (Con) Số lợn mắc (Con) Số lợn chết (Con) n (%) n (%) 2008 868 463 53,34 12 1,38 2009 1124 587 52,22 15 1,34 2010 820 373 45,48 9 1,10 Tổng số 2812 1423 50,60 36 1,28

Chỉ tiêu này phản ánh tình hình nhiễm bệnh viêm tử cung của đàn lợn nái ngoại của các trại qua 3 năm và đánh giá hiệu quả các công tác phòng và điều trị bệnh qua các năm. Dựa vào những kết quả đánh giá để chúng tôi có thể đưa ra những khuyến cáo cho người chăn nuôi về các biện pháp phòng và điều trị bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái sinh sản.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Để thể hiện rõ hơn tỷ lệ nhiễm bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại của các trang trại qua các năm 2008 - 2010, kết quả còn được thể hiện trên hình 3.1. 40 45 50 55 60 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Hình 3.1. Biểu đồ tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại được nuôi tại thành phố Thái Nguyên trong 3 năm từ năm 2008 đến năm 2010

Qua kết quả bảng 3.1 và hình 3.1 cho thấy: Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung qua các năm: 2008 tỷ lệ mắc 53,34%, tỷ lệ lợn bệnh chết 1,38%, 2009 tỷ lệ mắc 52,22% và tỷ lệ chết 1,34% và nửa đầu năm 2010 tỷ lệ lợn mắc bệnh là 45,48% trong đó chết 1,10%. Tỷ lệ mắc bệnh tính chung cho các năm điều tra là 50,60% và tỷ lệ chết của lợn bệnh qua 3 năm là 1,28%.

Kết quả điều tra cho thấy, tỷ lệ lợn nái mắc bệnh có xu hướng giảm dần qua các năm. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn còn khá cao từ 45,48% (2010) đến 53,34% (2008). Điều đó chứng tỏ, bệnh viêm tử cung là một trong những bệnh sản khoa thường xuyên xảy ra với lợn sinh sản và bệnh khó được phòng và điều trị dứt điểm tại các cơ sở chăn nuôi.

Không chỉ tại riêng thành phố Thái Nguyên tỷ lệ lợn mắc bệnh viêm tử cung ở mức cao như vậy mà theo tác giả Nguyễn Văn Thanh (2007) [33], lợn nái

53,34

52,22

45,48 Tỷ lệ %

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ngoại sinh sản nuôi tại vùng đồng bằng Sông Hồng có tỷ lệ mắc bệnh cao lên tới 50,81% cá biệt tại thị xã Thái Bình tỷ lệ lợn mắc bệnh lên tới 61,07%. Từ đó, chúng ta thấy việc kiểm soát bệnh viêm tử cung không chỉ là vấn đề riêng của một địa phương, khu vực nào mà nó là vấn đề đang gặp phải của hầu hết các cơ sở chăn nuôi.

Vì vậy, để phần nào làm giảm tỷ lệ mắc các bệnh sản khoa nói chung và bệnh viêm tử cung nói riêng các cơ sở chăn nuôi cần thực hiện công tác phòng bệnh một cách tích cực và triệt để.

- Với công tác nhân giống: Lợn đực giống là nhân tố quan trọng trong việc làm tăng nguy cơ xảy ra các bệnh nhiễm trùng ở lợn nái, là nguyên nhân làm lây lan dịch bệnh giữa các cá thể lợn nái sinh sản trong đàn. Khi thực hiện thụ tinh cho lợn nái chúng ta cần chú ý: Kiểm tra vệ sinh dụng cụ thụ tinh nhân tạo, vệ sinh cơ quan sinh dục của lợn nái trước khi tiến hành phối giống; không sử dụng lợn đực bị mắc các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục để thụ tinh trực tiếp hoặc khai thác tinh nhân tạo, không cho đực giống phối trực tiếp với nái bị mắc các bệnh viêm đường sinh dục… Do đó, trong các trang trại chăn nuôi lợn nái sinh sản chúng ta cũng cần chú ý đến việc phòng và điều trị các bệnh sản khoa xảy ra trên lợn đực giống.

- Với công tác đỡ đẻ: tăng cường công tác vệ sinh, khử trùng tiêu độc chuồng trại thường xuyên, vệ sinh chuồng đẻ trước khi đưa lợn nái sắp sinh lên, vệ sinh bộ phận sinh dục và bầu vú của lợn nái sắp sinh bằng các dung dịch thuốc sát trùng: KMnO4, xanh methylen, Biocid - 30… khi đỡ đẻ nên dùng găng tay bảo hộ đã được sát trùng sạch sẽ và được bôi trơn bằng vazơlin, khi lợn đẻ xong nên dùng các dung dịch sát trùng thông thường để rửa sạch cơ quan sinh dục của lợn, chăm sóc tốt nhằm tăng cường sức đề kháng cho lợn nái…

- Phòng các bệnh truyền nhiễm cho lợn nái thông qua công tác vệ sinh phòng dịch và công tác tiêm phòng vacxin theo lịch trình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.1.2. Tình hình bệnh viêm tử cungcủa lợn theo tuổi sinh sản

Để có thể biết lợn thường mắc bệnh viêm tử cung, âm đạo với tỷ lệ cao ở lứa đẻ nào từ đó có chế độ chăm sóc, quản lý và sử dụng hợp lý. Chúng tôi đã tiến hành theo dõi trực tiếp trên đàn lợn ở 3 nhóm tuổi sinh sản: Lợn nái hậu bị, lợn nái sinh sản lứa 2 - 4 và lợn nái sinh sản từ lứa thứ 5 trở lên. Kết quả điều tra tình hình lợn nái mắc bệnh viêm tử cung theo tuổi sinh sản được chúng tôi trình bày tại bảng 3.2 và hình 3.2.

Bảng 3.2. Tình hình bệnh viêm tử cung của lợn nái theo tuổi sinh sản

Lứa tuổi SS Số điều tra (Con) Số lợn mắc (Con) Số lợn chết (Con) n (%) n (%) Hậu bị 180 64 35,56 0 0 2 - 4 lứa 420 178 42,38 4 0,95 ≥ 5 lứa 220 131 59,55 5 2,08 Tổng số 820 373 45,48 9 1,10 0 10 20 30 40 50 60 70 Hậu bị 2 - 4 lứa ≥ 5 lứa

Hình 3.2. Biểu đồ tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung của lợn nái theo tuổi sinh sản

35,56

42,38

59,55 Tỷ lệ %

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Kết quả bảng 3.2 và hình 3.2 cho thấy: Lợn hậu bị mắc bệnh 35,56%, tỷ lệ chết 0%; lợn sinh sản lứa 2 - 4 mắc bệnh với tỷ lệ 42,38 và lợn chết vì bệnh chiếm 0,95%; lợn đẻ ≥ 5 lứa có tỷ lệ mắc bệnh 59,55%, tỷ lệ lợn chết 2,08%.

Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi nhận thấy: Tuổi sinh sản và số lứa đẻ có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung, tỷ lệ lợn nái mắc bệnh bệnh viêm tử cung tăng dần theo số lứa đẻ: Lợn cái hậu bị có tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất với 35,56% số lợn nái được điều tra mắc bệnh (bảng 3.2), lợn đẻ từ lứa thứ 5 trở đi bị mắc bệnh với tỷ lệ cao nhất với 59,55% số nái được điều tra bị mắc bệnh (bảng 3.2). Nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với một nghiên cứu của các tác giả F. Madec và C. Neva (1995) [21] khi cho rằng tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở lợn nái sinh sản tăng lên theo số lứa đẻ. Cùng với quan điểm trên tác giả Nguyễn Văn Thanh (2007) [33], điều tra tại vùng Đồng bằng Sông Hồng tác giả cho biết: lợn đẻ lứa 3 - 4 có tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung là 11,82%, và lợn nái đẻ lứa 8 - 9 có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là 27,43%.

Sở dĩ có kết quả trên do: Lợn hậu bị mắc bệnh với tỷ lệ thấp nhất do ở giai đoạn này cơ tử cung co dãn tốt tránh không cho các loại vi khuẩn gây bệnh xâm nhập, lợn sinh sản từ lứa thứ 5 trở lên có tỷ lệ mắc bệnh cao do lợn sinh sản nhiều lứa dẫn tới sức đề kháng giảm, cơ tử cung co bóp yếu, cổ tử cung không được đóng kín khi lợn sinh sản và là nguyên nhân để mầm bệnh dễ xâm nhập và phát triển. Do những lứa đẻ trước lợn bị bệnh mà không được điều trị khỏi hoàn toàn, bệnh chuyển sang thể mãn tính, tiềm ẩn và tái phát ở những lứa đẻ tiếp sau. Vì vậy, trong điều trị các bệnh cho lợn nái chúng ta nên điều trị dứt điểm tránh cho bệnh chuyển thành thể mãn tính. Ngoài ra, trong chăn nuôi lợn nái sinh sản chúng ta cũng nên chú ý đến việc theo dõi và kiểm tra năng suất sinh sản của lợn nái đẻ để có hướng loại thải những nái quá già, số lứa đẻ đã nhiều làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và gây thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi trong công tác phòng và điều trị bệnh…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.1.3. Tình hình bệnh viêm tử cungcủa lợn theo mùa vụ

Bệnh viêm tử cung ở lợn nái ngoại có nguyên nhân chính là các chủng vi khuẩn khác nhau gây lên và điều kiện thời tiết khí hậu có ảnh hưởng tới sự tồn tại, phát sinh, phát triển của các loại vi khuấn gây bệnh. Nếu gặp điều kiện thuận lợi như: độ ẩm không khí cao, nhiệt độ môi trường phù hợp thì vi khuẩn sẽ phát sinh, phát triển nhanh và gây bệnh cho gia súc đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng.

Trong thời gian thực hiện nghiên cứu chúng tôi tiến hành theo dõi tình hình mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại của các trang trại qua 2 giai đoạn chuyển mùa khác nhau của khí hậu Việt Nam: mùa Đông - Xuân mùa Hè - Thu. Kết quả điều tra được chúng tôi trình bày tại bảng 3.3 và hình 3.3.

Bảng 3.3. Tình hình bệnh viêm tử cung của lợn theo mùa

Mùa Số điều tra (Con) Số lợn mắc (Con) Số lợn chết (Con) n (%) n (%) Hè - Thu 280 92 32,86 2 0,71 Đông - Xuân 540 281 52,03 7 1,30 Tổng số 820 373 45,48 9 1,10

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 0 10 20 30 40 50 60 Đông - Xuân Hè - Thu 52,03 32,86

Hình 3.3. Biểu đồ tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung theo mùa vụ

Qua bảng 3.3. và hình 3.3 cho thấy: vụ Hè - Thu, tỷ lệ lợn mắc bệnh thấp với 32,86% số nái điều tra mắc bệnh, tỷ lệ lợn bệnh chết 0,71%; vụ Đông - Xuân, tỷ lệ lợn mắc bệnh là 52,03% trong đó tỷ lệ lợn chết chiếm 1,30%.

Trong vụ Hè - Thu do thời tiết khô, dễ dàng cho việc vệ sinh chuồng trại. Mặt khác ở giai đoạn này các trang trại thường dùng các loại đèn để sưởi

Một phần của tài liệu xác định thành phần và tỷ lệ một số loại vi khuẩn trong bệnh viêm tử cung ở lợn nái ngoại sinh sản tại thành phố thái nguyên và biện pháp phòng trị (Trang 52 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)